16 thg 7, 2025

‘Trốn nóng’ ở thác Liêng Nung

Thác Liêng Nung nằm trên địa bàn phường Đông Gia Nghĩa, tỉnh Lâm Đồng (mới), gây ấn tượng bởi vẻ đẹp còn hoang sơ, hùng vĩ. Cụm thác gồm ba dòng thác lớn nhỏ, trong đó thác chính cao khoảng 30 m, đổ xuống dòng suối Đắk Nia, tạo nên khung cảnh ngoạn mục giữa rừng núi.

Nhìn từ xa, thác như “dải lụa trắng” mềm mại vắt qua vách đá dựng đứng. Lại gần, du khách sẽ cảm nhận rõ làn hơi nước mát lạnh và tiếng thác đổ vang vọng giữa không gian. Ảnh: Khang Océan

Về thăm di tích lịch sử Giồng Dứa

Căn cứ Giồng Dứa, xã Mỹ Hạnh, tỉnh Tây Ninh là di tích lịch sử quan trọng, “điểm son” của tình đoàn kết quân - dân và ghi dấu các hoạt động lãnh đạo kháng chiến của Khu ủy Sài Gòn - Gia Định trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

Trở lại vùng đất này, nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em, nguyên Phó Chủ tịch Thường trực Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam - Lê Thị Thu bùi ngùi khi gặp lại những đồng đội năm xưa, trong đó có những nữ cựu tù kháng chiến từng một thời gắn bó cùng nhau.

Bà Thu sinh ra trong gia đình có truyền thống cách mạng. 12 tuổi, bà làm giao liên cho má - cũng là chiến sĩ cách mạng. Bà từng làm thư ký cho đồng chí Lê Thị Riêng, sau đó tham gia các phong trào đấu tranh cách mạng và bị địch bắt ở tù 3 năm,…

Các đại biểu thực hiện nghi thức mặc niệm tại Khu di tích lịch sử Giồng Dứa

Ngắm diện mạo đôi bờ sông Trí

Dự án nâng cấp tuyến kè và đường hai bên bờ sông Trí hoàn thành đã mang lại diện mạo đô thị cho phường trung tâm phía Nam Hà Tĩnh.


Dự án nâng cấp tuyến kè và đường hai bên bờ sông Trí với tổng mức đầu tư 227 tỷ đồng (từ nguồn vốn của Dự án Phát triển tổng hợp các đô thị động lực - Tiểu dự án đô thị Kỳ Anh, vốn vay Ngân hàng Thế giới - WB) có tổng chiều dài hai bên bờ hơn 3 km, nối từ cầu sông Trí tới khu vực chợ Cầu (thuộc phường Sông Trí). 

Rau đặc sản ở miền Bắc trồng 1 lần hái cả năm, ăn bổ lại ngon

Không chỉ là nguyên liệu chế biến nhiều món ăn phổ biến, rau ngũ gia bì hương còn được ví như “nhân sâm rừng” nhờ mang lại một số lợi ích cho sức khỏe.

Ngũ gia bì hương vốn là cây bụi mọc trong rừng, được người dân vùng cao đưa về trồng ở quanh bờ ao, bờ mương hay làm hàng rào để ngăn gia súc (ngựa, trâu) phá hoại rau màu, cây ăn quả.

Loại cây này xuất hiện phổ biến ở một số tỉnh thành miền Bắc như Tuyên Quang (trước là Hà Giang), Lào Cai, Phú Thọ, Sơn La…

Vài năm gần đây, khi rau ngũ gia bì hương được sử dụng làm thực phẩm phổ biến hơn, bà con trồng loại cây này để thu hái ngọn và lá non làm rau, phân phối tới các nhà hàng, quán ăn hoặc mang ra chợ bán.

Cây ngũ gia bì hương dễ trồng, dễ chăm. Ảnh: Mạc San

15 thg 7, 2025

Câu chuyện về nhà in 'di động' ở đồng bưng

Giữa những ngày khó khăn của cách mạng miền Nam, một nhà máy in được thành lập ở vùng Đồng Tháp Mười với trùng trùng khó khăn. Các cán bộ, công nhân nhà in đã đánh đổi máu xương để xây dựng nhà in từ “hai bàn tay trắng”. Đó chính là Nhà in Phan Văn Mảng của tỉnh Long An (tiền thân tỉnh Tây Ninh ngày nay), nơi ra đời chiếc máy in đầu tiên do cán bộ ta tự tạo.

Máy in Giải phóng đang được trưng bày tại Bảo tàng tỉnh

Ngôi chùa thiêng 'trời xây' trong hang núi lửa triệu năm ở đảo Lý Sơn hút khách

Cùng với hang Câu, đỉnh Thới Lới, cổng Tò Vò, đảo Bé, chùa Hang là một địa điểm du khách không thể bỏ qua khi tới du lịch Lý Sơn (Quảng Ngãi).


Chùa Hang, tên chữ là "Thiên Khổng Thạch Tự" (nghĩa là chùa đá trời xây) nằm dưới vách núi Thới Lới cao 169 m so với mực nước biển. Thới Lới là ngọn núi lửa từng phun trào cách đây hàng triệu năm.

Đặc sản Quảng Trị thơm ngon làm từ loài cây hoang dại ở đồi cát, gai chi chít

Từ loài cây mọc phổ biến ở vùng ven biển, đặc biệt là tại các đồi cát, người dân Quảng Bình (nay là tỉnh Quảng Trị) đã kết hợp với cá đuối để tạo nên món đặc sản canh chua ngon miệng, độc đáo.

Giai đoạn từ tháng 6 tới tháng 8 hằng năm là thời điểm rất đông du khách tìm tới Quảng Bình (nay là tỉnh Quảng Trị) để du lịch hè.

Không chỉ sở hữu nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng như Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, hệ thống hang động bí ẩn, biển Nhật Lệ, bãi đá nhảy... tỉnh này còn có nhiều đặc sản độc đáo, hấp dẫn, trong đó có canh cá đuối xương rồng.

Địa danh hành chính và câu chuyện văn hóa


Mỗi tên đất, tên làng trên dải đất Việt Nam không chỉ là một danh từ định vị trên bản đồ, mà là một thực thể sống, mang trong mình trầm tích của thời gian, ký ức của bao thế hệ và hồn cốt của cả một vùng văn hóa. Với Hà Tĩnh, mảnh đất “địa linh nhân kiệt”, một thời là phên dậu của đất nước, câu chuyện về địa danh hành chính lại càng trở nên đặc biệt, bởi nó song hành cùng lịch sử đầy biến động. 

14 thg 7, 2025

Độc đáo vườn chim giữa lòng đô thị trung tâm Hà Tĩnh

Hình thành chưa đầy 1 năm, song vườn chim tại khu vực sông Đông (phường Thành Sen, Hà Tĩnh) đã trở thành nơi trú ngụ cho những đàn chim trời, mở ra kỳ vọng về quần thể sinh thái sống động trong thời gian tới.

Đầu năm 2024, cấp ủy, chính quyền TP Hà Tĩnh cũ bắt đầu lên ý tưởng và triển khai các bước xây dựng một vườn chim nhân tạo nhằm bảo tồn chim trời và phát triển du lịch sinh thái, du lịch trải nghiệm.

Thăm lại làng cổ Lang Châu

Nhờ vào vị trí giao lộ thủy bộ và điều kiện thổ nhưỡng thuận lợi, người Việt từ phương Bắc dừng chân lập làng khá sớm. Lang Châu là một ngôi làng như thế!

Quang cảnh xứ Ông Nông - nơi tọa lạc các thiết chế tín ngưỡng quan trọng của làng Lang Châu xưa và nay. Ảnh: H.G

Sáng tinh khôi nơi đồi chè miền biên giới

Sáng sớm, khi sương mờ còn phủ nhẹ, đồi chè ở xã Sơn Kim 2 và Sơn Tây (Hà Tĩnh) hiện lên bình yên trong vẻ đẹp huyền ảo, tinh khôi, say đắm lòng người...

Từ trên cao nhìn xuống, đồi chè ở xã Sơn Kim 2 và Sơn Tây như tấm thảm xanh mướt trải dài bất tận, uốn lượn giữa những dãy núi trùng điệp, ẩn hiện trong làn sương sớm mờ ảo.

Có một "phố cổ" giữa lòng xã nhỏ nhất Hà Tĩnh

Giữa một vùng quê ven sông La - nơi được biết đến là xã nhỏ nhất của tỉnh Hà Tĩnh lại tồn tại một góc phố mang dáng dấp cổ kính, phảng phất hồn xưa như một “phố cổ Hà Nội” thu nhỏ.


Thôn Bến Hến (xã Đức Minh, Hà Tĩnh) có hơn 199 hộ dân sinh sống (850 nhân khẩu), nằm nép mình bên dòng sông La hiền hòa. Nhưng điều đặc biệt không nằm ở con số hay vị trí địa lý mà ở sự biến chuyển thần kỳ của một vùng quê nghèo – nơi từ những ngôi nhà tranh vách đất nay đã dần thay thế bằng những ngôi nhà mái ngói đỏ, cửa gỗ, tường vàng sầm uất như gợi nhớ đến hình ảnh đặc trưng của phố cổ Hà Nội.

13 thg 7, 2025

Làng chài ở Gia Lai có biển xanh cát trắng, cầm 50 ngàn 4 người ăn sáng no nê

Không nổi tiếng như làng chài Nhơn Lý, Bãi Xép, Hải Minh hay Nhơn Hải (Gia Lai) nhưng đây là nơi du khách có thể tìm kiếm sự bình yên, cảm nhận nhịp sống chậm rãi, hòa mình vào biển xanh, cát trắng và gặp gỡ người dân thân thiện.

Làng chài Trung Lương nằm ở một vùng ven biển thuộc xã Cát Tiến, tỉnh Gia Lai (trước là thị trấn Cát Tiến, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định), cách trung tâm thành phố Quy Nhơn cũ khoảng 30 km.

Gia đình anh Nguyễn Hồng Nhật (35 tuổi, kiến trúc sư, Hà Nội) vừa ghé thăm làng chài Trung Lương 2 ngày 1 đêm trong hành trình xuyên Việt. Đây là lần thứ 3, gia đình này tới Trung Lương.

Thiên nhiên trên Hòn Trứng - Côn Đảo

Hòn Trứng là sân chim biển có mật độ sinh sản nhiều nhất Việt Nam, với 4,88 trứng trên mỗi m².


Hòn Trứng là hòn đảo nằm xa nhất về phía Đông Bắc trong quần thể Vườn quốc gia Côn Đảo, cách trung tâm huyện đảo khoảng 20 km. Đảo có diện tích gần 2 ha, địa hình chủ yếu là cỏ bụi và các khối đá với hình thù kỳ dị xếp chồng lên nhau tạo nên cảnh quan độc đáo.

Cuối tháng 6, nhiếp ảnh gia Ngô Trần Hải An - người có nhiều năm săn ảnh động vật hoang dã, đã có dịp đặt chân đến Hòn Trứng khi được sự cho phép của Ban quản lý Vườn quốc gia Côn Đảo.

"Đây là cơ hội hiếm có trong đời, vì hòn đảo gần như được bảo vệ tuyệt đối", anh An nói.

Ngắm ngôi nhà cổ dựng từ gỗ quý, không tốn một cây đinh ở TPHCM

Ẩn sau cung đường tấp nập xe cộ là ngôi nhà cổ được xây dựng từ thời nhà Nguyễn. Bên trong, căn nhà lưu giữ nhiều vật dụng được gia chủ xem như báu vật do người xưa để lại.

Ngôi nhà cổ ẩn mình trong khuôn viên nhiều hoa cảnh của ông Chung. Ảnh: Hà Nguyễn

Bí ẩn nhà cổ đầy cỏ dại ở Sài Gòn, chủ xây xong 3 năm mới làm được cửa chính

Lọt thỏm trong khuôn viên 4 bề nhiều cỏ dại, căn nhà hơn trăm tuổi của gia tộc giàu có bậc nhất làng “tăng người giàu” tại Sài Gòn xưa từng được nhận định là một trong những nhà cổ đẹp nhất TP Thủ Đức.

Trăm năm nhà cổ

Dưới chân con dốc ngắn thuộc phường Tăng Nhơn Phú A (TP Thủ Đức, TPHCM), ngôi nhà cổ trăm tuổi nổi bật giữa khu đất vuông vức, rộng khoảng 4.000 m². Đây là ngôi nhà được cụ Nguyễn Văn Giác (1875-1970) xây dựng.

Hiện ngôi nhà được ông Nguyễn Minh Luận (67 tuổi, cháu nội cụ Giác) quản lý. Ông Luận cho biết: “Ngôi nhà này được xây dựng từ thời ông nội của tôi.

Ngôi nhà cổ lọt thỏm giữa bốn bề cây cỏ. Ảnh: Hà Nguyễn

12 thg 7, 2025

Vẻ đẹp nhà cổ 125 năm tuổi của tri huyện giàu có Sài Gòn xưa

Ngôi nhà cổ của vị quan tri huyện nổi tiếng giàu có một thời không chỉ là công trình kiến trúc độc đáo mà còn là nơi ghi dấu truyền thống đấu tranh cách mạng tại địa phương.

Ngôi nhà cổ của quan Tri huyện Phạm Văn Huynh được nhiều người, đoàn làm phim đến tham quan, ghi hình. Ảnh: Hà Nguyễn

Nơi lưu giữ 8 bảo vật quốc gia thời Champa

Bảo tàng Bình Định lưu giữ các bảo vật quốc gia, phần lớn điêu khắc trên đá thể hiện các vị thần, linh thú trong văn hóa Champa, có niên đại đến nghìn năm.


Bảo tàng Bình Định (đường Nguyễn Huệ, TP Quy Nhơn cũ) đang lưu giữ 8 bảo vật quốc gia, đều là những tác phẩm nghệ thuật điêu khắc đá thời kỳ Champa. Đây là một trong những bảo tàng lưu giữ nhiều bảo vật quốc gia ở khu vực miền Trung.

Vùng đất Bình Định trong gần 5 thế kỷ (11-15) là kinh đô của vương quốc Champa. Thời kỳ này, vương triều Vijaya đã để lại những di sản văn hóa vật thể gồm hệ thống đền tháp Chăm, thành quách, khu lò gốm cổ cùng nhiều hiện vật điêu khắc giá trị đến ngày nay.

Trên đất Kẻ Đầm

Nằm ở phía Tây Nam huyện Nông Cống, vùng đất Thăng Thọ còn được biết đến với tên gọi cổ là Kẻ Đầm. Từ đất cằn hoang rậm, những thế hệ người dân cần lao đã biến nơi đây trở thành làng quê trù phú.

Di tích lịch sử từ đường họ Bùi Hữu ở làng Thọ Thượng.

Cho đến ngày nay, Kẻ Đầm được biết đến là tên gọi cổ xưa nhất của vùng đất Thăng Thọ. Vào thời Lý - Trần, nơi đây vẫn là chốn hoang rậm, chưa có làng mạc. Đến thời Lê một nhóm người khi đến đất Nông Cống, qua Kẻ Đầm đã dừng lại lập làng, gây dựng cơ nghiệp và đặt tên cho làng là Sa Vỹ (nay là thôn Thọ Thượng). Tuy nhiên sau đó, vì những biến cố xảy đến khiến người dân phiêu tán.

Những vỉa tầng lịch sử - văn hóa Hoa Lộc

Cái tên Hoa Lộc nhắc nhớ về vùng đất thấm đẫm giá trị lịch sử - văn hóa, khảo cổ. Tưởng chừng như thẳm sâu trong từng thớ đất, trong sức sống của hệ thống di tích phong phú, đa dạng tại nơi này đều lắng đọng dư âm lịch sử, tinh hoa văn hóa ngàn năm.

Dự án Khu di tích lịch sử Trận địa Đông Ngàn.

Nằm cách bờ biển từ 2 - 4 km, cách di chỉ văn hóa Đa Bút (Vĩnh Lộc) khoảng 40km, di chỉ văn hóa Hoa Lộc là tên gọi di chỉ khảo cổ học nằm trên địa bàn xã Hoa Lộc. Di chỉ này phân bố trên một doi cát ven biển, hình thành sau đợt biển tiến cuối cùng, có niên đại cách ngày nay khoảng trên dưới 4 nghìn năm.

11 thg 7, 2025

Khúc tráng ca từ vương triều nhà Mạc

Khu tưởng niệm vương triều Mạc ở xã Kiến Hưng (TP Hải Phòng) là di tích nhắc nhớ công lao một triều đại từng ít được nhắc đến trong nhiều thế kỷ.

Khuôn viên khu tưởng niệm vương triều nhà Mạc

Dấu tích Vương triều nhà Mạc – Kinh đô đầu tiên trên đất Hải Phòng

Trong lịch sử phong kiến Việt Nam, nhà Mạc là một trong những triều đại nắm triều chính ngắn chỉ với 66 năm (1527 – 1592) nhưng đã để lại cho đời sau nhiều dấu ấn, bí ẩn và hàng loạt chứng tích lịch sử trên dải đất duyên hải Bắc Bộ. Nổi bật hơn cả là vùng đất Dương Kinh (Hải Phòng) được xem là kinh đô đầu tiên của người dân vùng biển do nhà Mạc dựng lên.

Sử sách lưu truyền

Sử sách ghi lại: Vương triều Mạc do Thái tổ Mạc Đăng Dung (1483-1541) sáng lập ra. Ông là người làng Cổ Trai, huyện Nghi Dương, phủ Kinh Môn, trấn Hải Dương (nay là làng Cổ Trai, xã Ngũ Đoan, huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng). Ông thuộc dòng dõi, con cháu của những danh nho đời Trần như Mạc Hiển Tích, Mạc Đĩnh Chi.

Tuy sinh ra trong gia cảnh nghèo khó, nhưng ông lại có tài năng võ nghệ nên đã trúng tuyển cuộc thi tuyển dũng sĩ và dành hơn 20 năm cuộc đời phục vụ dưới 4 triều vua Lê. Trong khoảng thời gian đó, ông đã lập được nhiều chiến công và nắm quyền chỉ huy binh mã cả nước.

Bên trong ngôi chính điện.

“Đội Tám” Lê Xuân Tuyển

Sinh ra trong một gia đình khá giả ở thôn Đông Thành (nay thuộc xã Hoằng Tiến, huyện Hoằng Hóa), lớn lên trong thời loạn lạc, nhưng với tấm lòng sắt son yêu nước và tài nghệ của một võ quan thủy binh, Lê Xuân Tuyển (1831-1909) đã trở thành một tấm gương sáng trong phong trào Cần Vương cuối thế kỷ XIX.

Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh nhà thờ cụ Đội Tám (Lê Xuân Tuyển) ở xã Hoằng Tiến. Ảnh: CHI ANH

Cột mốc đầu tiên đối với chàng trai Lê Xuân Tuyển đó là được theo học cụ Hồ Quang Chiếu quê ở thôn Thục Bành (nay thuộc xã Hoằng Yến, Hoằng Hóa) - một bậc túc nho, giàu nhiệt huyết. Thấy chàng trai thông minh và có chí khí, cụ Hồ Quang Chiếu đã gả con gái. Năm 21 tuổi, Lê Xuân Tuyển được tuyển vào đội lính thủy của triều đình Huế.

Bún bò Huế được công nhận di sản quốc gia

Tri thức dân gian của món bún bò Huế được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Theo ông Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch TP Huế, bún bò Huế được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (Bộ VHTTDL) công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia trong văn bản ký ngày 27/6.

Ông Hải đánh giá việc công nhận di sản văn hóa quốc gia là động lực để bảo tồn, phát huy giá trị di sản. Hiện địa phương đã có phương án bảo vệ, phát huy giá trị di sản mới được công nhận hướng đến mục tiêu trở thành Thành phố sáng tạo UNESCO trong lĩnh vực ẩm thực.

Bún bò là món ăn nổi tiếng trong và ngoài nước mà còn là kết tinh của tri thức dân gian được gìn giữ và truyền lại qua nhiều thế hệ. Món ăn gắn với đời sống tín ngưỡng, sinh hoạt cộng đồng và các làng nghề truyền thống như làng bún Vân Cù, Ô Sa, phản ánh sâu sắc phong cách sống, tâm hồn và văn hóa ẩm thực của người Huế.

Bún bò Huế. Ảnh: Tuấn Anh

10 thg 7, 2025

Khám phá nhà cổ hơn 200 năm tuổi hút khách quốc tế ở Khánh Hoà

Ngôi nhà cổ (xã Vĩnh Thạnh, TP. Nha Trang, Khánh Hòa) nằm bên cạnh dòng sông Cái hữu tình và cách trung tâm TP. Nha Trang khoảng 7 km. Ngôi nhà này có tuổi đời trên 200 năm.

Ông Nguyễn Xuân Hải (81 tuổi) chủ nhân nhà cổ này cho biết, ông là đời thứ 4 sinh sống trong ngôi nhà này. Căn nhà cổ do ông cố xây dựng theo kiểu nhà rường miền trung, với 3 gian, 2 chái, 36 cột bằng các loại cây gỗ (căm xe, sao, bằng lăng) và phía trên được lợp ngói âm dương.

Cổng vào nhà cổ xung quanh được trồng những cây cau

Làng di tích

Trước khi sáp nhập, Hoằng Lộc là vùng đất cổ, nơi giao lưu, hội tụ của nhiều sắc thái văn hóa độc đáo. Làng có 10 di tích đã được xếp hạng với phong phú, đa dạng các loại hình như di tích lịch sử - văn hóa, kiến trúc, di tích tâm linh... cùng nhiều nhà cổ, giếng cổ được lưu giữ. Trong nhịp sống hôm nay, những giá trị lịch sử, văn hóa, tâm linh ấy là điểm tựa vững vàng, động lực thôi thúc cho đất và người nơi đây tự tin vững bước.

Di tích lịch sử văn hóa quốc gia Nhà thờ Nguyễn Quỳnh trên quê hương Hoằng Lộc.

Chùa Trần - “địa chỉ đỏ” của phong trào cách mạng

Ngày 10/10/1930, chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên của huyện Hà Trung (cũ) được thành lập tại chùa Trần, xã Hà Ngọc (nay là xã Hà Trung) đã trở thành mốc son trong lịch sử, đánh dấu bước ngoặt và sự thay đổi về chất to lớn trong phong trào cách mạng ở Hà Trung.

Chùa Trần là “địa chỉ đỏ” giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ hôm nay và mai sau.

Theo các cụ cao niên trong làng kể lại, vào năm Thành Thái thứ 13 (tức năm Tân Sửu 1902), ngôi chùa có tên chữ là Phúc Linh tự. Sở dĩ chùa Phúc Linh tự có tên gọi là chùa Trần vì chùa được xây dựng thời Trần, ở làng Trần Thôn. Chùa Trần được trùng tu nhiều lần từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX với kiến trúc nghệ thuật quy mô bề thế và giá trị về nhiều phương diện.

Phú Liễm - làng có công với nước

Làng Phú Liễm thuộc xã Thọ Phú là địa danh gắn liền với phong trào cách mạng và là nơi thành lập chi bộ Đảng đầu tiên của huyện Triệu Sơn (cũ). Chi bộ ra đời, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong phong trào cách mạng của địa phương. Với những thành tích đã đạt được, năm 1964, làng Phú Liễm được Đảng, Nhà nước công nhận là làng có công với nước và trở thành “địa chỉ đỏ” giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ.

Làng Phú Liễm được Đảng, Nhà nước công nhận là làng có công với nước. Ảnh: Khắc Công

9 thg 7, 2025

Bạch Đằng Giang - nơi khí thiêng sông núi hội tụ

Khu di tích Bạch Đằng Giang tọa lạc tại phường Bạch Đằng, TP Hải Phòng. Từ thế kỷ 10 đến thế kỷ 13, nơi này đã diễn ra 3 trận thủy chiến ghi vào sử sách gắn với tên tuổi của các vị anh hùng dân tộc là Đức vương Ngô Quyền, vua Lê Đại Hành và Hưng đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn.

Quảng trường Chiến Thắng đặt tượng 3 vị anh hùng dân tộc Ngô Quyền, Lê Đại Hành và Trần Hưng Đạo tại Khu di tích Bạch Đằng Giang

Chính vì vậy, Khu di tích Bạch Đằng Giang đã trở thành di tích lịch sử quốc gia, nơi người dân trong và ngoài nước đến tham quan, tìm hiểu về lịch sử hào hùng của dân tộc.

Ðặc sản bánh bầu

Từ những nguyên liệu sẵn có trong vườn nhà, người miền Tây thường sáng tạo, chế biến nhiều món ngon. Trong đó, bánh bầu là món ăn dân dã rất được yêu thích, là đặc sản của Sóc Trăng.

Bánh bầu. Ảnh: KIỀU MAI

Linh Sơn: Điểm du lịch trải nghiệm hấp dẫn

Cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, hữu tình; đồng bào các dân tộc còn gìn giữ và phát huy nhiều giá trị văn hóa truyền thống; con người thân thiện, mến khách... là điều kiện quan trọng để xã Linh Sơn thu hút khách du lịch đến tham quan, trải nghiệm.

Du khách dâng hương tại chùa Mèo.

Đến với vùng đất Linh Sơn, du khách không quên ghé thăm ngôi chùa Mèo gắn liền với cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Anh hùng Lê Lợi lãnh đạo chống lại sự cai trị của nhà Minh. Chùa Mèo có tên gọi khác là Đỉnh Miêu Thiền tự, nằm trên quả đồi, bên tả ngôi chùa là dãy núi Pù Bằng, bên hữu là dãy núi Pù Rinh, trước mặt là dòng sông Âm.

Hoa vàng anh "nhuộm vàng" Bản Mây

Những ngày này, hoa vàng anh đang bung nở rợp trời trên Bản Mây, ở tổ dân phố số 9, thị trấn Yến Lạc (Na Rì). Giữa bạt ngàn màu xanh cây cỏ, nổi bật lên thảm hoa vàng anh rực rỡ, bừng sáng như ngọn lửa rừng.

Hoa vàng anh tiếng Tày gọi là bjoóc mạ. Mỗi năm, hoa vàng anh chỉ nở một lần, từ tháng 3 kéo dài đến tháng 5.

8 thg 7, 2025

Hang động chứa vũ khí trong chiến tranh ở di sản thế giới Phong Nha

Nằm trong Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, hang Chỉ huy với những khối thạch nhũ độc đáo từng là căn cứ hậu cần chiến lược, tiếp nhận, vận chuyển vũ khí, hàng hóa chi viện cho miền Nam.


Khu du lịch sinh thái "Đường Trường Sơn huyền thoại - Hang chỉ huy" tại km12, đường 20 Quyết Thắng, xã Phong Nha nằm trong vùng phân khu Phục hồi sinh thái, Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, mới được đưa vào khai thác.

Vẻ đẹp nguyên sơ của thác Khuổi Lò

Ẩn mình giữa núi rừng nguyên sơ của xã Đôn Phong (Bạch Thông), thác nước Khuổi Lò thuộc thôn Bản Chiêng là một thắng cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, mang vẻ đẹp nguyên sơ, thanh bình hiếm có. Những ngày hè oi bức rất nhiều người đã đến đây tắm mát và trải nghiệm, xem đây như một điểm đến lý tưởng.

Phía thượng nguồn của thác Khuổi Lò.

Bắc Kạn - Viên ngọc xanh giữa đại ngàn Việt Bắc


“Bắc Kạn có suối đãi vàng, Có hồ Ba Bể, có nàng áo xanh”- hồ Ba Bể là tạo vật quý giá mà thiên nhiên ban tặng cho Bắc Kạn.

Vẻ đẹp của ngôi chùa hơn 350 năm tuổi ở Gia Lai

Chùa Thập Tháp Di Đà - tổ đình hơn 350 năm tuổi tại Gia Lai, không chỉ là trung tâm Phật giáo cổ kính mà còn lưu giữ dấu ấn văn hóa - kiến trúc đặc sắc của vùng đất Đồ Bàn xưa.

Chùa Thập Tháp Di Đà tọa lạc tại phường An Nhơn Bắc, tỉnh Bình Định (hiện nay là Gia Lai). Đây là một trong những tổ đình cổ kính và tiêu biểu bậc nhất của Thiền phái Lâm Tế ở miền Trung.

Chùa do Thiền sư Nguyên Thiều - người khai lập dòng Lâm Tế tại Đàng Trong sáng lập năm 1668.

Đặc biệt, vật liệu xây dựng chùa được lấy từ gạch đá của 10 tháp Chăm đổ nát quanh vùng, vì thế chùa có tên “Thập Tháp”. Năm 1691, chúa Nguyễn Phúc Chu ban sắc phong và biển ngạch mang tên “Thập Tháp Di Đà Tự”.

7 thg 7, 2025

Hàn Sơn kỳ ngộ duyên thiên sắc

Những ngày này, về với đền Hàn (còn gọi là đền Phong Mục, đền Hàn Sơn), làng Phong Mục, xã Triệu Lộc, lòng người chộn rộn niềm vui hội. Câu ca xưa: “Dù ai buôn bán trăm bề/ Mười hai tháng sáu nhớ về Hàn Sơn” như một lời mời gọi thân tình của đất và người nơi đây gửi tới du khách muôn phương...

Nét đẹp đền Mẫu trên đất làng Phong Mục (xã Triệu Lộc).

Đền Hàn nằm ở làng Phong Mục, một vùng đất “hội sơn tụ thủy”, cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, thanh bình. Một bên là núi rừng thâm u, tĩnh lặng, một bên là dòng sông Lèn bao đời chảy trôi, chứng kiến biết bao sự đổi thay của thời cuộc.

Làng khoa bảng Quỳnh Đôi làm du lịch

Theo câu ca nổi danh một thời “Bắc Hà có Hành Thiện - Hoan Diễn có Quỳnh Đôi”, chúng tôi về với làng khoa bảng trên đất Nghệ. Từ một vùng đất học sản sinh những ông trạng, ông nghè, làng khoa bảng Quỳnh Đôi hôm nay đang hướng đến tour du lịch “Làng Cá Gỗ - Sau ánh hào quang”.

Quang cảnh làng Quỳnh Đôi nhìn từ trên cao

Theo sử làng, Quỳnh Đôi được hình thành từ năm thứ II Xương Phù (1378). Thuở ấy, cụ Hồ Kha giao cho con trai trưởng là Hồ Hồng cùng với các ông Nguyễn Thạc và Hoàng Khánh cùng nhau đến đây khai cơ, lập làng. Lúc đầu làng có tên là “Thổ Đôi Trang”, đến năm 1528, cụ Hồ Nhân Hy (đời Mạc) đổi tên thành làng Quỳnh Đôi nay là xã Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.

Quỳnh Đôi, từ thuở lập làng cho đến nay, xứng danh với làng khoa bảng, cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Thử nhẩm tính, từ năm 1378 đến 1918 khi bãi bỏ khoa thi bằng chữ Hán, làng có 734 người đỗ tú tài và cử nhân, 4 Phó bảng, 7 Tiến sĩ, 2 Hoàng Giáp và 1 Thám hoa. Còn từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay, theo thống kê chưa đầy đủ, toàn xã Quỳnh Đôi có trên 52 thạc sĩ, 55 tiến sĩ, 16 phó giáo sư, 5 giáo sư, 3 viện sĩ khoa học quốc tế.

Hầm Hô - Viên ngọc xanh giữa lòng đất võ!

Giữa lòng huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định - nơi sinh ra người Anh hùng áo vải cờ đào Nguyễn Huệ có một vùng đất được thiên nhiên ưu ái ban tặng vẻ đẹp hiếm có: Hầm Hô. Đây không chỉ là một thắng cảnh nổi bật trên bản đồ du lịch Bình Định mà còn là nơi kết tụ của lịch sử, truyền thuyết và hào khí dân tộc. Từ vẻ đẹp của sông nước đá núi đến những câu chuyện tình yêu, nghĩa khí lẫm liệt của thời Tây Sơn hiển hách, Hầm Hô hiện lên như một sử thi vừa tráng lệ vừa nên thơ.

Bến đò trong Khu du lịch Hầm Hô

Thổ cẩm kể chuyện bản làng

Nghề thêu thổ cẩm của người Dao Thanh Y ở Quảng Ninh không chỉ là di sản văn hóa truyền thống mà còn đang mở ra hướng đi mới cho phát triển du lịch cộng đồng. Từ những bản làng như Bằng Cả (TP Hạ Long) đến Khe Sú (TP Uông Bí), nghề thêu đang từng bước hồi sinh, trở thành sản phẩm văn hóa, du lịch mang dấu ấn riêng của vùng cao.

Nghề thêu thổ cẩm không chỉ là di sản văn hóa truyền thống mà còn đang mở ra hướng đi mới cho phát triển du lịch cộng đồng

6 thg 7, 2025

Nét độc đáo của thiền viện ẩn mình dưới chân núi ở TPHCM

Thiền viện Trúc Lâm Chân Nguyên nằm dưới chân núi Minh Đạm là nơi nương náu của đàn khỉ hơn 200 con, hàng ngày thu hút rất đông người dân và du khách đến tham quan, vãn cảnh.

Thiền viện Trúc Lâm Chân Nguyên còn được người dân địa phương gọi là chùa Khỉ, ban đầu chỉ là một am nhỏ tọa lạc dưới chân núi Minh Đạm, thị trấn Phước Hải, huyện Long Đất, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cũ, nay là xã Phước Hải, TPHCM.

Năm 1987, Đại đức Thích Thông Luận đã về sửa chữa ngôi chùa này và tu hành nơi đây.

Toàn cảnh Thiền viện Trúc Lâm Chân Nguyên nhìn từ trên cao. Ảnh: Quang Hưng

Đặc sắc nghệ thuật chế tác khèn Mông ở vùng cao Lào Cai

Với đồng bào Mông ở vùng cao Lào Cai, cây khèn là nhạc cụ truyền thống quan trọng và độc đáo không thể thiếu trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng. Nghệ thuật chế tác khèn đã trở thành nghề truyền thống quan trọng được người Mông nơi rẻo cao gìn giữ và quảng bá sản phẩm tới du khách trong, ngoài nước.

Một công đoạn rất quan trọng, quyết định âm thanh của khèn là lá đồng. Chính vì vậy, nghệ nhân phải thẩm âm trước khi gắn lên ống trúc.

Thác Đầu Đẳng - thác nước hoang sơ nhất ở châu Á dành cho du khách

Thác Đầu Đẳng và Thác Bạc trong Vườn quốc gia Ba Bể (tỉnh Thái Nguyên mới) là 2 trong số 10 thác nước được nền tảng du lịch số hàng đầu thế giới Agoda giới thiệu cho du khách thích phiêu lưu.

Theo tiêu chí của Agoda, Thác Đầu Đẳng và Thác Bạc giữ vị trí thứ 9 trong danh sách những thác nước có đầu nguồn từ dòng suối nhỏ trên núi cao, trong những khu rừng nhiệt đới hẻo lánh, nơi luôn được đánh giá là những "viên ngọc" ẩn dật, hứa hẹn những trải nghiệm khó quên cho những du khách yêu khám phá thiên nhiên và thích cảm giác mạnh.

Thác Đầu Đẳng nằm ở vị trí khi dòng nước sông Năng đổ nước vào Hồ Ba Bể. Thác được chia thành 3 đoạn: Đoạn đầu tiên nước đổ từ trên cao xuống với lực mạnh và khá khúc khuỷu; Đoạn thác thứ 2 nước rẽ thành 2 dòng khác nhau; Đoạn thứ 3 nước chảy êm đềm, mang vẻ đẹp mộng mơ, cuốn hút du khách.

Kho bom lớn nhất Đông Dương gần 80 năm trước, nay là điểm xanh mát giữa TPHCM

Lưu dấu kho bom đạn lớn nhất Đông Dương một thời, công viên nhỏ rợp bóng cây, thơm ngát hương hoa sứ khiến khách tham quan bất ngờ, thích thú.

Dấu tích kho bom đạn lớn nhất Đông Dương

Nằm trên đường Nguyễn Thị Nhỏ (quận Tân Bình, TPHCM) công viên Tân Phước có diện tích khiêm tốn nhưng rợp bóng cây. Giữa công viên là tượng đài chiến sỹ đặc công oai nghiêm, cao vút.

Công viên được xây dựng trên khu đất vốn là dấu tích của một công trình quân sự đặc biệt. Đó là kho bom Phú Thọ Hòa. Một thời, kho bom đạn này được nhận định là lớn nhất Đông Dương.

Một góc công viên Tân Phước. Ảnh: Hà Nguyễn

5 thg 7, 2025

Đôc đáo show diễn thực cảnh trong hang Ngọc Rồng

Quảng Ninh từ lâu đã được biết đến như một điểm đến du lịch hàng đầu của Việt Nam với vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ của vịnh Hạ Long và những di sản thế giới được UNESCO công nhận. Trong bối cảnh ngành du lịch không ngừng đổi mới và sáng tạo để thu hút du khách, show diễn thực cảnh trong hang Ngọc Rồng tại quần thể di tích Vũng Đục đã nổi lên như một điểm nhấn du lịch độc đáo, mang đến trải nghiệm hoàn toàn mới mẻ cho du khách.

Hang Ngọc Rồng nằm trong quần thể di tích Vũng Đục, tỉnh Quảng Ninh, là một trong những hang động tự nhiên đẹp hùng vĩ. Ảnh: Công Đạt/ Báo ảnh Việt Nam

Mùa mây khói trên đỉnh Mã Pí Lèng

Khoảnh khắc ảo diệu khi những tia nắng hình dẻ quạt xuyên qua mây dọi xuống sông Nho Quế từ đỉnh đèo Mã Pí Lèng. Ảnh: Nguyễn Thắng/ Báo ảnh Việt Nam

Mùa Xuân năm 2011, hai lần Thiếu úy Công (Công an huyện Đồng Văn) dùng xe Honda đưa chúng tôi lên đỉnh đèo Mã Pí Lèng để chiêm ngưỡng “đệ nhất hùng quan” nơi ải Bắc nhưng chưa đủ duyên, cả hai lần, con đèo này đều mịt mù. Công bảo, đã đi nhiều nơi vùng Tây bắc, những chưa thấy nơi nào mây mù dày đặc như trên đỉnh Mã Pí Lèng, mù đến nỗi, người ta có thể dùng tay cắt ra từng khối như người Mông cắt mèn mén ở chợ Đồng Văn.

Bên trong trụ sở Hỏa xa giữa Sài Gòn: vẫn chắc chắn, tráng lệ sau hơn 1 thế kỷ

Trụ sở Hỏa xa 136 Hàm Nghi, quận 1 đối diện chợ Bến Thành là di tích cần được bảo tồn bên trong vẫn tráng lệ và chắc chắn, Trong khi đó, ngành đường sắt dự định phá bỏ, xây cao ốc văn phòng.

Trụ sở Hỏa xa tại số 136 Hàm Nghi, quận 1 - TP.HCM là 1 trong 23 công trình kiến trúc nghệ thuật ở quận 1 được UBND TP.HCM đưa vào danh mục di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh TP.HCM, giai đoạn 2016 - 2020. Cùng xếp hạng trong danh mục di tích là Nhà thờ Đức Bà, trụ sở UBND TP...

Điều này cho thấy di tích trụ sở Hỏa xa có tầm vóc quan trọng gắn bó hàng trăm năm với lịch sử hình ảnh đô thị Sài Gòn xưa và TP.HCM nay.

Từ cổng chợ Bến Thành nhìn phía trước trụ sở Hỏa xa 136 Hàm Nghi, quận 1 - Ảnh Văn Bình

'Viên ngọc xanh giữa lòng vịnh' ở Quảng Ninh có cảnh siêu đẹp, đặc sản tiến vua

Tại Quảng Ninh có một hòn đảo hoang sơ được mệnh danh là "viên ngọc xanh" với hàng loạt bãi tắm đẹp, những điểm chụp ảnh "triệu like" và hải sản tươi ngon.

Đảo Quan Lạn (huyện Vân Đồn, Quảng Ninh) nằm trong vịnh Bái Tử Long, là điểm đến lý tưởng, hấp dẫn du khách với cảnh quan đẹp, hoang sơ, nước biển trong xanh thấy đáy, bờ cát trắng trải dài.

Nơi đây được mệnh danh là "viên ngọc xanh giữa lòng vịnh" của miền Bắc. Do nằm trong vịnh nên quãng đường biển ra đảo thường không có sóng lớn, thời gian di chuyển nhanh, du khách có thể bớt nỗi lo say sóng.

Đảo Quan Lạn có biển trong xanh, rất đẹp mắt

4 thg 7, 2025

Chợ chim chợ chó và ông già bán sách lật

Đó là ngôi chợ trên đường Hàm Nghi (Sài Gòn) thuở nhỏ tôi chỉ được đi ngang một lần mà bị hớp hồn.

Khác với những lần đi Sở Thú ngắm chim thú từ xa, khu chợ ồn ào tiếng chim thú này cho tôi cơ hội nhìn sát mặt nhiều con chó dáng rất lạ và đẹp, khác hẳn những con kiki, minô là loại chó ta lông vàng hay lông đen lang thang trong các hẻm xóm. Có những con chim dễ thương xinh xắn, hót rất hay, những con mèo có bộ lông kỳ lạ và những cây kiểng uốn éo ngoằn ngoèo. Bầy chim thú chen chúc trong chuồng, trong lồng giữa đám người mua kẻ bán tấp nập qua lại.

Nhiều xe hơi đậu sát lề, thỉnh thoảng có một ông bận đồ sang trọng bước xuống ngắm nghía, trả giá rồi cùng tài xế bưng một con chó phốc, một cái lồng có con chim hót líu lo mang lên xe. Con nít ít tiền cũng ra chợ này để mua dế than, dế lửa... về bỏ vô hộp quẹt để đá. Dế bán ở đây thường khỏe mạnh, thiện chiến hơn so với dế do trẻ con tự bắt và nuôi. Nói là chợ chim, chợ chó nhưng cũng bán luôn đồ P.X, quần áo, quân trang và một số đồ hầm bà lằng khác.

'Vịnh không sóng' ở Ninh Bình đẹp hoang sơ, có loài quý hiếm bậc nhất thế giới

Cách Hà Nội khoảng 80 km, đầm Vân Long ở xã Gia Vân (Gia Viễn, Ninh Bình) được ví như “vịnh không sóng” giữa lòng miền Bắc.

Với vẻ đẹp hoang sơ, mặt nước phẳng lặng như gương soi núi đá, đầm Vân Long trở thành điểm đến lý tưởng cho những ai muốn tìm về chốn bình yên, tách biệt với nhịp sống ồn ào phố thị.

Du khách đến đầm Vân Long sẽ ngồi thuyền nan do người địa phương chèo

Khác với Tràng An hay Tam Cốc – Bích Động, đầm Vân Long là khu bảo tồn thiên nhiên ngập nước lớn nhất đồng bằng Bắc Bộ với diện tích hơn 3.500 ha, được đưa vào khai thác du lịch từ năm 1998.

Quán miến lươn Chân Cầm được Michelin Guide vinh danh


Từ một gánh hàng rong giữa lòng phố cổ cho đến khi về bán trong ngôi nhà nhỏ ở phố Chân Cầm (Hà Nội), quán miến lươn của bà Nguyễn Thị Lan không biển hiệu cầu kỳ, không quảng bá rầm rộ, thế nhưng suốt gần 40 năm qua vẫn đều đặn đông kín khách từ người Hà Nội gốc đến du khách quốc tế. Mới đây, quán miến lươn Chân Cầm chính thức được Michelin Guide vinh danh trong danh sách Bib Gourmand 2024.

Câu chuyện về miến lươn Chân Cầm bắt đầu không phải từ một bếp ăn bài bản, mà từ tình yêu món miến lươn của một người phụ nữ Hà thành. Từ sự đam mê và nhu cầu chăm lo gia đình, bà Lan đã mở bán miến lươn ở phố Hàng Trống với đôi quang gánh đơn sơ. Cho đến khi gánh hàng rong không được ngồi ở vỉa hè nữa, bà chuyển về ngôi nhà ở phố Chân Cầm vẻn vẹn không nổi 20 m² để mở hàng bán.

Bánh Khoải Sốt Đậu Dị – Nét ẩm thực độc đáo của người Mông


Khi bạn lên với vùng núi Tây Bắc, được thưởng thức món bánh Khoải Sốt Đậu Dị nóng hổi giữa không gian se lạnh, bạn sẽ không chỉ được thỏa mãn vị giác mà còn cảm nhận được hơi ấm của tình người, của văn hóa độc đáo nơi vùng cao. Đây thực sự là một món ngon mà bất kỳ ai yêu ẩm thực và muốn khám phá nét đẹp văn hóa Việt Nam đều không nên bỏ lỡ.

3 thg 7, 2025

Đi tìm viếng mộ Trương Minh Ký: Dấu vết danh nhân kẹt giữa bêtông đô thị

Một buổi sáng tháng 7, nhóm mấy người yêu sử Sài Gòn bỗng nảy ra ý định đi tìm viếng ngôi mộ nhà văn Trương Minh Ký.

Bên ngoài nhà mồ Trương Minh Ký, hiện lọt thỏm giữa các nhà cao xung quanh - Ảnh: L.ĐIỀN

Ý tưởng này bắt đầu từ nhà giáo Trần Viết Ngạc và nhanh chóng được được ba nữ tiến sĩ là Bùi Trân Phượng, Quách Thu Nguyệt và Nguyễn Thị Hậu hoan hỉ đồng tình.