Nghệ nhân Kỳ Hữu Phước với bộ lịch tường năm 2018 được làm theo phong cách tranh dân gian làng Sình. Ảnh: Thanh Hòa/Báo ảnh Việt Nam
Ngày xưa, vào những ngày giáp Tết, khắp các khu chợ ở Huế đâu đâu cũng có bày bán tranh làng Sình, loại tranh thờ nổi tiếng của làng Lại Ân ở Huế, thành ra cứ nhắc đến tranh làng Sình là người Huế lại nôn nao nỗi nhớ Tết về.
Tranh làng Sình là dòng tranh dân gian có từ lâu đời ở Huế, xưa kia có thể sánh ngang với các dòng tranh nổi tiếng khác như tranh Hàng Trống, tranh Đông Hồ ở ngoài Bắc.
Một số tác phẩm tranh làng Sình. Ảnh: Thanh Hòa/Báo ảnh Việt Nam
Tranh thiếu nữ có chủ đề
Tranh
Làng Sình có tên chữ là làng Lại Ân, một làng cổ nằm ở ngoại thành, bên bờ sông Hương, đoạn đối diện với phố cổ Bao Vinh, cách trung tâm thành phố Huế chừng gần chục cây số về phía Bắc. Ngoài nghề làm tranh làng này còn có hội vật đầu xuân rất nổi tiếng mà dân gian thường quen gọi là hội vật làng Sình.
Xét về mặt kĩ thuật, tranh làng Sình có nhiều điểm tương đồng với tranh Đông Hồ và tranh Hàng Trống ở ngoài Bắc nên cũng không loại trừ khả năng ngày xưa trong quá trình di cư vào Đàng Trong, các nghệ nhân ngoài Bắc đã đem theo nghề của tổ tiên vào truyền nghề ở Huế rồi hình thành nên tranh làng Sình.
Nét thú vị của bộ lịch tường hiện đại được làm theo phong cách tranh dân gian làng Sình. Ảnh: Thanh Hòa/Báo ảnh Việt Nam
Tranh
Tranh
Tranh làng Sình có nội dung bình dân, gần gũi, đường nét chân phương, màu sắc tươi sáng. Ảnh: Thanh Hòa/Báo ảnh Việt Nam
Về cách thức thể hiện, người ta quét mực đen lên bản khắc gỗ rồi in lên giấy dó, sau đó đem phơi khô rồi tô màu. Màu tô tranh được làm từ các loại nguyên liệu tự nhiên như tro, than, hoa, lá, rễ cây, bột gạch…
Ngày xưa, dân làng Sình thường làm tranh và dịp cuối năm, giáp Tết để bán kiếm thêm tiền tiêu vì đây là lúc nông nhàn và cũng là dịp hội hè, lễ lạt, cúng giỗ nhiều nên nhu cầu dùng tranh cũng cao hơn các dịp khác trong năm.
Nghệ nhân Kỳ Hữu Phước tự tay sáng tác và khắc mộc bản in tranh. Ảnh: Thanh Hòa/Báo ảnh Việt Nam
Bản khắc chưa hoàn thành mộc bản in tranh 12 con giáp. Ảnh: Thanh Hòa/Báo ảnh Việt Nam
Bộ dụng cụ đùng để khắc mộc bản in tranh. Ảnh: Thanh Hòa/Báo ảnh Việt Nam
Loại bút riêng dùng để tô màu tranh làng Sình. Ảnh: Thanh Hòa/Báo ảnh Việt Nam
Kĩ thuật làm tranh làng Sình cơ bản giống với cách làm của các dòng tranh dân gian Đông Hồ, Hàng Trống ở ngoài Bắc. Ảnh: Thanh Hòa/Báo ảnh Việt Nam
Nghề làm tranh làng Sình cũng trải qua lắm thăng trầm. Thời chiến tranh loạn lạc, đời sống khó khăn, nhu cầu dùng tranh ít nên nghề tranh cũng mai một. Sau 1975, có một giai đoạn tranh làng Sình bị cấm với lí do là sản phẩm của mê tín dị đoan nên nghề làm tranh vốn đã kém lại càng kém thêm, thậm chí có lúc tưởng chừng như mất hẳn.
Bộ mộc bản khắc in tranh làng Sình. Ảnh: Thanh Hòa/Báo ảnh Việt Nam
Nghệ nhân Kỳ Hữu Phước dập bản in tranh. Ảnh: Thanh Hòa/Báo ảnh Việt Nam
Tranh làng Sình là loại tranh in bằng bản khắc gỗ sau đó tô màu riêng từng bức. Ảnh: Thanh Hòa/Báo ảnh Việt Nam
Nghệ nhân Kỳ Hữu Phước với một bức tranh cúng của dòng tranh dân gian làng Sình. Ảnh: Thanh Hòa/Báo ảnh Việt Nam
Nghệ nhân Kỳ Hữu Phước là người có công gìn giữ và bảo tồn một dòng tranh dân gian đặc sắc của xứ Huế. Ảnh: Thanh Hòa/Báo ảnh Việt Nam
Nghệ nhân Kỳ Hữu Phước với khách yêu tranh làng Sình. Ảnh: Thanh Hòa/Báo ảnh Việt Nam
Nghệ nhân Kỳ Hữu Phước với những người bạn yêu tranh. Ảnh: Thanh Hòa/Báo ảnh Việt Nam
Bài & ảnh: Thanh Hòa
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét