Hi, xin được khẳng định rằng cái câu Nắn bằng tay, xoay bằng đít không phải tui tự đặt ra để câu view đâu, mà chính là tự xưng của dân làng nghề Bàu Trúc đó!
Làng Gốm cổ truyền
Bàu Trúc có lịch sử hàng ngàn năm, nằm trên
quốc lộ 1, cách Thành Phố Phan Rang Tháp Chàm 7 km về phía Nam trên đường
từ Hà Nội vào Thành Phố Hồ Chí Minh và là làng gốm cổ xưa nhất Đông Nam
Á...
Gốm
Bàu Trúc hiện nay rất nổi tiếng ở Việt Nam và trên thế giới vì bản chất
nghệ thuật đặc sắc, và vì hai đặc điểm hổng giống ai của nó.
Thứ nhất:
Để
làm các đồ gốm dạng tròn (bình, chậu...) hầu như tất cả các nơi trên
thế giới đều dùng bàn xoay. Khối đất sét được đặt trên một cái bàn xoay
đều, nghệ nhân dùng tay tạo dáng cho sản phẩm. Ở Bàu Trúc thì không!
Không có cái bàn xoay! Cục đất sét đứng yên và... người xoay. Bởi vậy
nên họ mới gọi là: Nắn bằng tay, xoay bằng đít.
Cục đất sét

đứng lên và xoay
dùng ngón tay để tạo hình
tiếp tục miết
Xong rồi!
Người
xoay vòng vòng quanh cục đất, chắc chắn là khó tròn hơn so với bàn xoay
rồi (vì đâu có cái tâm để xoay), thế mà nó vẫn tròn. Thế mới là... nội
công thâm hậu!
Chân dung nghệ nhân
Thứ hai:
Gốm
ở các nơi sau khi nặn xong thì được cho vào lò nung. Bàu Trúc không
thèm dùng lò nung! Sản phẩm được phơi lộ thiên ngoài trời, sau đó xếp
rơm, củi lên trên mà đốt. Chính vì đốt theo cách này nên sản phẩm khó mà
chín đều. Và chính vì không chín đều, nên nước gốm không đồng màu mà có
những vệt nâu, vệt đen ngẫu nhiên trông rất là... huyền thoại! Và cũng
vì thế nên mới... không cái nào giống cái nào. Thế mới là hàng độc, thế
mới là không đụng hàng!
Sản phẩm gốm Bàu Trúc
Bạn hãy chú ý cái màu rất đặc biệt của gốm Bàu Trúc
và... không cái nào giống cái nào!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét