Nhiều người cho rằng món mắm này có từ lâu đời nhưng vào
lúc nào thì không ai dám xác định. Một điều chắc chắn là mắm tôm chà đã
được trở thành món ăn của cung đình triều Nguyễn do được " tiến cung"
cho bà Từ Dũ.
Do đó, nếu xét theo năm bà được đưa về Huế (1824) hầu Hiến tổ (vua Thiệu Trị lúc chưa lên ngôi), mắm tôm chà tối thiểu phải xuất hiện cách nay khoảng 200 năm, từ đầu TK 19.Có lẽ món mắm này vào thời của bà Từ Dũ còn rẻ do con tôm bạc, nguyên liệu chính để làm mắm, tại Gò công lúc đó nhiều vô kể và rất rẻ, giống như con cá kèo ở Cà Mau Mắm tôm chà đến nay vẫn còn chế biến thủ công. |
28 thg 1, 2012
Mắm tôm chà Gò Công
Chiều xưa có ngọn trúc đào
Chắc nhiều người trong chúng ta biết và yêu thích bài hát Trúc đào do Anh Bằng phổ nhạc
Nhưng bài thơ gốc để Anh Bằng phổ nhạc là bài Trúc Đào của nhà thơ Nguyễn Tất Nhiên thì có lẽ ít người biết hơn.
Lời bài hát như thế này:
Chiều xưa có ngọn trúc đào
Mùa thu lá rụng bay vào sân em
Chiều thu gió lạnh êm đềm
Mùa thu lá rụng cho mềm chân em
Tại vì hai đứa ngây thơ
Tình tôi dạo ấy là ngơ ngẩn nhìn
Nhìn vầng trăng sáng lung linh
Nhìn em mười sáu như cành hoa lê
23 thg 1, 2012
Ngôi nhà đá rửa ở 22 Trương Định
Không thích ở ngôi nhà do nhà nước cấp trên đường Nguyễn Du (quận 1, TP.HCM), KTS Ngô Viết Thụ đã tìm mua được căn biệt thự cũ trên đường Trương Định, quận 3. Và ông đã đập đi, xây lại ngôi nhà theo ý riêng mình.
Ngôi nhà đá rửa thế hệ thứ hai này là một trong những ngôi nhà sử dụng vật liệu đá rửa sớm nhất ở Sài Gòn.
Đó là một trong những ngôi nhà sử dụng đá rửa tô vách ngoài đầu tiên của Sài Gòn thập niên 1960, chính xác là năm 1968. Tuy gọi là đầu tiên nhưng lại là đầu tiên của thế hệ đá rửa thứ hai.