7 thg 1, 2023

Ca trù – di sản "thính phòng" của người Việt

Từ chỗ đứng trước nguy cơ bị mai một, sau 13 năm kể từ ngày được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp, nghệ thuật Ca trù của Việt Nam đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách để khẳng định sức sống mạnh mẽ của mình. Đến nay, nghệ thuật Ca trù truyền thống đặc biệt này đã được hồi sinh mạnh mẽ, thu hút sự quan tâm đặc biệt cả giới trẻ và số lượng các câu lạc bộ ca trù cũng ngày một nhiều hơn.


Dấu ấn bác học của Ca trù

Ca trù là một loại hình nghệ thuật có từ lâu đời, độc đáo và có ý nghĩa đặc biệt trong kho tàng âm nhạc Việt Nam, gắn liền với lễ hội, phong tục, tín ngưỡng, văn chương, âm nhạc, tư tưởng, triết lí sống của người Việt.

Cho đến nay chưa ai biết chính xác Ca trù có từ bao giờ, chỉ biết nó bắt đầu thịnh hành từ thế kỉ 15. Trước đây, nghệ thuật Ca trù gắn liền với hoạt động của các giáo phường, một tổ chức hành nghề mang tính chuyên biệt của những người hành nghề ca hát, và thường diễn ra trong các không gian ở đình làng, đền thờ thần, nhà thờ tổ nghề, dinh thự và ca quán. Nghệ thuật ca trù không những đóng góp vào sinh hoạt văn hóa của cộng đồng làng xã, của giới trí thức mà còn góp phần vào các hoạt động lễ tiết của nhà nước phong kiến trong việc đón tiếp ngoại giao.

6 thg 1, 2023

Những phối cảnh thời gian của cây cầu thế kỷ


Thật khó hình dung thủ đô Hà Nội nghìn năm văn hiến lại vắng bóng cây cầu 120 tuổi với tên ban đầu Paul Doumer được khánh thành vào năm 1902 của thế kỷ 20. Chứng kiến các biến cố lịch sử của Hà Nội suốt thế kỷ 20 tới nay, cầu Long Biên khi mới xuất hiện từng là một trong những cây cầu đẹp và dài nhất Đông Dương. Trong cuộc chiến tranh phá hoại lần 2, cầu đã bị máy bay Mỹ ném bom dữ dội, khu vực giữa sông phía Đông cầu bị tàn phá chỉ sót lại một nhịp cầu. Đất nước hòa bình, Hà Nội lần lượt có thêm các cầu mới hiện đại, Long Biên giờ chỉ còn là cầu đường sắt và xe thô sơ qua lại.

Thơm ngon món lá mì của người Xơ Đăng

Thơm ngon, độc đáo và lạ - đó chính là những nhận xét của nhiều du khách khi thưởng thức các món ăn chế biến từ lá mì tại Phiên chợ nông sản sạch huyện Đăk Hà. Mang nét mộc mạc, bình dị trong văn hóa ẩm thực của người Xơ Đăng, các món ăn từ lá mì có thể “gây nghiện” cho bất kỳ ai, cho dù đó chỉ là lần đầu thưởng thức.

Trong chuyến đi công tác về xã Đăk Ui (huyện Đăk Hà) vừa qua, tôi cùng các đoàn viên, thanh niên chuẩn bị các nguyên liệu, gia vị, để chế biến các món ăn làm từ lá mì trưng bày tại Phiên chợ nông sản sạch huyện Đăk Hà.

Khoác trên vai những chiếc gùi rỗng nhẹ tênh, chị Y Ngân - Bí thư Đoàn xã Đăk Ui dẫn đầu nhóm hướng về khu sản xuất nằm sâu trong thôn. Đi bộ chừng 20 phút, những rẫy mì đã hiện ra trước mắt chúng tôi.

Làng hoa Mỹ Tho: Đời người, đời hoa

Ở miền Tây Nam bộ, có những làng hoa hình thành và phát triển đến nay đã hơn 100 năm, trong đó có làng hoa Mỹ Tho (TP. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang). Dù lắm nỗi nhọc nhằn nhưng bà con trồng hoa vẫn thủy chung với nghề với niềm tin mang lại cái đẹp cho đời, sự giàu có cho người và sự phồn thịnh cho xứ sở…

Làng hoa Mỹ Tho vào vụ tết. Ảnh: MINH THÀNH

Các lão nông trong vùng kể rằng, làng hoa xuất hiện trên đất Mỹ Tho từ trước năm 1975 và ban đầu chỉ vài trăm chậu. Hiện, làng hoa Mỹ Tho đã phát triển hơn một triệu chậu hoa các loại vào mỗi dịp Tết Nguyên đán hằng năm.

Long Hưng - Điểm tựa Chu Diên

Sử cũ ghi Chu Diên thời Lương là địa giới phía Nam sông Thiên Đức, trải từ tả ngạn sông Hồng đến hữu ngạn sông Thái Bình. Chu Diên là kho người, kho của và căn cứ dấy binh của Lý Bí lập nước Vạn Xuân. Sử cũ không chép giặc theo các sông Bạch Đằng, Kinh Thầy, Văn Úc hay sông Thái Bình để vào Long Biên. Đường tiến quân của chúng có thể là sông Luộc hoặc cửa sông Thái Bình rồi ngược sông Tràng Thưa đánh thẳng vào giữa Chu Diên, nên khi bất lợi ở Chu Diên đại quân ta mới ngược lên cửa Tô Lịch mà không bị chặn đường. Vậy là trong trận quyết tử này, quân dân Bắc Chu Diên (Hải Dương, Hưng Yên) và Nam Chu Diên (Thái Bình ngày nay) đều chạm trán địch, quyết sống chết cùng địch.

Làng Hạ Phán, xã Quỳnh Hoàng, huyện Quỳnh Phụ, địa danh cổ nằm trong dải Nam Chu Diên, căn cứ kháng chiến nhà Tiền Lý thế kỷ thứ VI.

Phật đài chứng tấm lòng son

Theo các nguồn khảo luận, trong muôn vàn lý do người tụ cư về miền đất Long Hưng (Thái Bình nay) có người tìm nơi cư trú mới, khai khẩn đất hoang, quật thổ bồi cơ hoặc chỉ là muốn “xa rừng, nhạt biển”, thèm ăn cơm cá mà tìm về nơi sông biển nhưng cũng không ít người tìm về chốn này để tránh sự truy sát của thế lực đàn áp hoặc lập căn cứ chống ách xâm lược, cai trị hà khắc... Có nhiều người là hoàng thân, quốc thích của các vương triều Lý, Trần, Lê... được phân phong đất đai làm thực ấp.

Đền Trần làng Trung Liệt, xã Thái Giang, huyện Thái Thụy, di tích lịch sử văn hóa quốc gia, nơi thờ Bảo Hoa công chúa có công khai khẩn đất đai, lập ấp, dựng làng, xây chùa hoằng dương Phật pháp.