4 thg 12, 2022

Bí mật phong thủy ẩn giấu trăm năm trong lăng mộ mẹ vua Khải Định

Lăng Vạn Vạn là một lăng mộ hoàng tộc Nguyễn hiếm hoi nằm ở đồng bằng thay vì các vùng đồi núi phía Nam Kinh thành Huế. Vị trí đặc biệt của lăng này liên quan đến một thuyết phong thủy cổ xưa.

Nằm tại phường An Đông của TP Huế, lăng Vạn Vạn hay Tư Thông lăng là nơi an nghỉ của Hựu Thiên Thuần hoàng hậu Dương Thị Thục (1868 – 1944), thường được gọi bà Tiên Cung. Bà là vợ hai của vua Đồng Khánh, mẹ đẻ của vua Khải Định.

Đêm bừng sáng ở Kon Jơ Dri

Ngôi làng ấy vẫn mang đậm nét xưa, như cái cách của tiền nhân truyền trao lại. Nhưng, đời sống đã khá hơn và đổi thay trong ánh sáng của cuộc sống mới.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Y Ngọc (áo đen) kiểm tra thực tế tại làng Kon Jơ Dri ngày 31/10 vừa qua

2 thg 12, 2022

Hát Xoan: Món ăn tinh thần độc đáo của Phú Thọ hấp dẫn du khách

Hát Xoan đã trở thành món ăn tinh thần, sản phẩm du lịch đặc sắc, độc đáo, riêng có của tỉnh Phú Thọ mà du khách trong nước và quốc tế không thể bỏ qua

Độc đáo sản phẩm du lịch “Hát Xoan làng cổ”

Hát Xoan Phú Thọ là loại hình dân ca lễ nghi phong tục hát thờ thần, thành hoàng với hình thức nghệ thuật đa yếu tố, có nhạc, hát, múa.

Khi xưa, hát Xoan vốn chỉ vang vọng nơi sân đình trong dịp lễ hội, nay đã vang vọng, lan tỏa, biểu diễn thuần thục đến cả người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và lan toả đến nhiều địa phương trong cả nước.

Hát Xoan còn có tên gọi là Khúc môn đình (hát cửa đình) - lối hát thờ thần, tương truyền có từ thời các Vua Hùng. Ảnh: Phương Thanh

Tín ngưỡng thờ cúng của người Hoa ở Chợ Lớn

Văn hóa tâm linh của người Hoa ở Chợ Lớn (TP. Hồ Chí Minh) rất phong phú, đa dạng với tín ngưỡng tục thờ cúng hai hệ thống thần linh nhân thần và nhiên thần gồm ba cõi Thiên - Địa – Nhân. Tín ngưỡng thờ cúng của người Hoa thể hiện vũ trụ quan, nhân sinh quan mang đậm dấu ấn bản sắc văn hóa truyền thống của một trong 54 dân tộc Việt Nam.

Bà Thiên Hậu Thánh Mẫu được thờ trong chính điện Hội quán Tuệ Thành (Chùa Bà, quận 5 - Chợ Lớn)

Kiến trúc Hội quán người Hoa ở Chợ Lớn

Người Hoa di cư đến vùng đất Sài Gòn - Chợ Lớn (TP. Hồ Chí Minh ngày nay) vào cuối thế kỷ XVII. Tại đây, cộng đồng người Hoa đã xây dựng nên những công trình kiến trúc tôn giáo cổ kính, uy nghiêm như chùa, miếu, đền, đình (còn gọi là hội quán) làm nơi sinh hoạt tín ngưỡng văn hóa, tâm linh của cộng đồng dân tộc mình.

Chính điện Hội quán Tuệ Thành thuộc quận 5. TP. Hồ Chí Minh. (Ảnh chụp trước thời điểm bùng phát dịch Covid-19)

Hội quán của người Hoa ở Chợ Lớn: Hội tụ những giá trị văn hóa tâm linh và kết nối cộng đồng

Hội quán của người Hoa tại Chợ Lớn có quá trình lịch sử lâu dài, gắn liền với bản sắc, văn hóa cộng đồng người Hoa tại TP. Hồ Chí Minh. Trước đây, hội quán thường sinh hoạt theo cộng đồng bang, hội, làm ăn, kinh doanh. Hiện nay, sự kết nối ấy vẫn duy trì để đóng góp vào việc xây dựng đời sống văn hóa ngày càng phát triển.

Một bức tranh điêu khắc trong hội quán