20 thg 11, 2022

Những tên xã phường ngắn ngủn


Tui đọc cái tựa bài bỗng dưng thấy... ngộ ngộ, đã là thị trấn Chờ thì cứ... chờ đi chớ có gì mà gấp gáp. Rồi nhớ rằng ở Pleiku cũng có một xã có cái tên ngắn ngủn: xã Gào.

Chả ốc chợ quê

Ốc để làm chả được chọn là loại ốc nhồi.

Nếu ai đã từng sống ở vùng nông thôn đồng bằng Bắc Bộ thì có lẽ không thể quên được hương vị món chả ốc chợ quê.

Khi nói về đồng bằng Bắc Bộ xưa, hình ảnh thân thuộc nhất là những bà, những mẹ có mẻ ốc mới đánh bắt được ở đồng ruộng, ao làng mang ra chợ bán. Ốc quê, trong đó có ốc nhồi, ốc đá, là những nguyên liệu tươi ngon để chế biến ra món chả ốc, góp phần làm cho bữa cơm được phong phú hơn .

Gà nướng, cơm lam - Đặc sản dân dã của núi rừng Tây Nguyên

Gà nướng ăn với cơm lam là một trong những đặc sản núi rừng nổi tiếng của đồng bào Tây Nguyên. Món ăn này hiện nay được chế biến với nhiều phiên bản khác nhau, tuy nhiên vẫn giữ được vị ngon, ngọt của thịt gà cùng mùi thơm của cơm nếp dẻo.

Du khách thưởng thức đặc sản gà nướng, cơm lam trong không gian đậm nét văn hoá Tây Nguyên.

Bánh dày ngày Tết của người Mông Xanh

Người Mông Xanh coi bánh dày tượng trưng cho Mặt trăng và Mặt trời, là nơi sinh ra con người và vạn vật trên trái đất. Bánh dày còn là biểu tượng cho sự thủy chung của các đôi trai gái, không đơn thuần là một món ăn truyền thống có từ lâu đời mà còn là loại bánh mang nghi thức cúng lễ, tâm linh không thể thiếu trên ban thờ của các gia đình người Mông Xanh mỗi dịp Lễ, Tết.

Người Mông Xanh ở Mộc Châu chỉ làm bánh dày trong những ngày lễ, Tết.

Sắc màu chợ phiên Bảo Lạc

Chợ phiên Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng thường diễn ra 5 ngày 1 lần. Chợ không chỉ là nơi giao thương, trao đổi hàng hóa của đồng bào các dân tộc, chợ phiên còn là nơi hội tụ của những tinh hoa văn hóa, phong tục, tập quán đậm đà bản sắc dân tộc, được đồng bào gìn giữ, bảo tồn, trở thành nét văn hóa đặc sắc của đồng bào DTTS nơi đây.

Rực rỡ sắc màu các dân tộc tại chợ phiên

Sông Vệ được chạm khắc trên Cửu đỉnh

Sông Vệ chưa phải là con sông lớn nhất, kỳ vĩ nhất trong bốn con sông lớn của Quảng Ngãi là Trà Khúc, Trà Bồng, Trà Câu và sông Vệ. Thế nhưng, sông Vệ lại vinh dự được chọn khắc lên Dụ đỉnh, một trong Cửu đỉnh được đặt tại sân Đại nội Huế. Hơn 180 năm qua, Cửu đỉnh vẫn ở vị trí này, là bản nguyên gốc và duy nhất, chưa từng sửa chữa.

Dòng sông mùa lũ

Sông Vệ có chiều dài gần 90 km, là hợp lưu của hai nhánh chính, một là từ núi Đồng Khố, tỉnh Bình Định chảy qua, một là từ KBang, tỉnh Gia Lai chảy về hòa chung dòng ở địa phận huyện Ba Tơ. Sông có 5 phụ lưu cấp 1 và 2 phụ lưu cấp 2; trong đó phụ lưu đáng kể nhất là sông Liên, sông Tô và sông Mễ. Sông Liên nhập dòng với sông Tô ở thị trấn Ba Tơ chảy theo hướng tây nam - đông bắc. Sông Tô từ đồng Bia, xã Ba Tô chảy về hợp với dòng chính cách thị trấn Ba Tơ 18 km về phía hạ lưu. Sông Mễ chảy từ núi Mum về hợp với sông chính ở làng Teng, xã Ba Thành. Từ đây sông Vệ đổ xuống địa phận xã Hành Thiện (Nghĩa Hành), ra khỏi các vách núi, hẻm sâu, thung lũng để về xuôi với độ dài gần 60 km. Xuống đồng bằng sông chảy men theo vùng giáp ranh giữa hai huyện Mộ Đức, Tư Nghĩa, rồi về Cửa Lở, xã Đức Lợi và cửa Cổ Lũy, xã Nghĩa An (TP.Quảng Ngãi). Ở vùng hạ lưu sông Vệ có các chi lưu lớn là sông Thoa đưa nước về huyện Đức Phổ, sông Cây Bứa và sông Phú Thọ, sông Vực Hồng.

Dòng sông Vệ. Ảnh: Hồ Nghĩa Phương