3 thg 10, 2022

Huyền thoại đa làng

Có một cái gì đó thôi thúc tôi viết về “những hồn quê linh thiêng” của làng quê tôi, nơi tôi được sinh ra và lớn lên, đã từng chứng kiến, đã “sống” với “những hồn quê” đó. Bởi tôi nghĩ, nếu không ghi lại , “những hồn quê” đó sẽ ngày càng mai một , dần xa trong trí nhớ những người con của làng…

Thế là tôi bắt đầu chuyện về cây đa làng tôi.

Ngày trước, Vĩnh Tuy quê tôi là một làng quê thanh bình, thơ mộng, được xem là làng quê mang nhiều nét đặc trưng của hồn quê Việt Nam, với “cây đa, bến nước, sân đình” mà trong ký ức tuổi thơ của tôi, mỗi chiều về tiếng chuông chùa Văn Sơn thong thả buông ngân như được cất lên từ mái đình cong cong, từ những chiếc lá của cây đa làng sừng sững nằm cách ngôi chùa không xa… Thế mà, những “vật thể hồn quê” ấy, theo thăng trầm của thời gian, lần lượt cùng nhau đi vào dĩ vãng xa xăm đã hàng thập kỉ, như chưa bao giờ đã tồn tại trên mảnh đất làng Vĩnh thân yêu của tôi.

Cây đa làng Trụ Thạch (Lý Thành, Yên Thành). Ảnh minh hoạ, tư liệu Báo Nghệ An.

Chiêm ngưỡng nghệ thuật điêu khắc nhà thờ họ độc đáo, hiếm có ở Nghệ An

Tồn tại giữa làng quê có bề dày văn hóa truyền thống lâu đời, từ đường dòng họ Nguyễn Viết ở xã Đại Đồng (Thanh Chương) là một công trình nghệ thuật đặc sắc, mang vẻ đẹp cổ kính, hiếm có ở Nghệ An.

Họ Nguyễn Viết là dòng họ có truyền thống khoa bảng, yêu nước, cách mạng ở làng Đại Định, xã Đại Đồng. Nhà thờ họ Nguyễn Viết được xây dựng vào thời Nguyễn gồm có 2 công trình chính: Hạ đường và hậu đường để thờ các vị tổ tiên và hậu duệ của dòng họ. Hạ đường là ngôi nhà 3 gian 2 hồi thể hiện tập trung, đầy đủ nhất vẻ đẹp của nghệ thuật điêu khắc cổ. Ảnh: Huy Thư

1 thg 10, 2022

Ngắm tháp Nghinh Phong về đêm

Tháp Nghinh Phong với nhiều sắc màu lung linh quyến rũ, tọa lạc tại điểm đầu của đại lộ Nguyễn Hữu Thọ giao với đường Độc Lập (TP.Tuy Hòa), là một điểm check in của nhiều du khách khi đến Phú Yên.

Đây cũng là nơi đón cái nắng, cái gió của Tuy Hòa mà trong bài thơ “Nhớ máu” của nhà thơ Trần Mai Ninh có đoạn: “Ơi cái gió Tuy Hòa/ Cái gió chuyên cần và phóng túng/ Gió bay ngang bay dọc/ Gió trẻ lại lưng chừng…”.

Tháp Nghinh Phong. Ảnh: NGUYỄN MINH TÚ

Một ngày về đồng muối

Bạn đã bao giờ tò mò, rằng hạt muối mình nêm canh, ướp thịt, xát cá… mỗi ngày đến từ đâu? Từ biển khơi mênh mang kia, hay từ trên những cánh đồng mặn mòi cơ cực? Một ngày về đồng muối, để thấu hiểu đời muối với bao nỗi nhọc nhằn, thêm trân quý hơn những hạt lân tinh lấp loá mồ hôi và nước mắt, thêm mến thương những con người phơi lưng trong nắng để đổi lấy màu trắng tinh khôi…

Cánh đồng muối thôn Đức Long (xã Quỳnh Thuận, huyện Quỳnh Lưu). Ảnh: Phước Anh

Quà của lũ!

Theo cái hẹn muôn đời, mùa nước lũ đã tràn về đồng bằng châu thổ để tắm mát cho mảnh đất phù sa quanh năm trái ngọt cây lành. Theo thời gian, lũ dần thay đổi, nhưng sản vật mùa nước nổi vẫn là món quà quý mà mẹ thiên nhiên ban tặng, nhắc nhở chúng ta về phong vị của quê hương.

Những ngày này, dọc theo mấy cánh đồng xả lũ, thấy trắng xóa một màu mênh mông của nước. Nước tràn qua bờ ruộng, lấp lánh ánh mặt trời trong buổi ban mai, rồi chấp chới sắc vàng dìu dịu lúc chiều tà. Người dành cả đời sống cùng mùa lũ cảm nhận rõ nét nhất sự đổi thay của mẹ thiên nhiên.

Tôi may mắn được sinh ra và lớn lên cùng mùa lũ. Hồi ấy, dân quê tôi ít ai kêu “lũ”, họ chỉ quen với “mùa nước nổi”, hay chân chất nữa là “mùa nước lên”. Đời sống vật chất những năm 90 của thế kỷ trước còn thiếu thốn, nhưng mùa nước nổi thì vô cùng hào phóng. Thời điểm đó, người ta chỉ cần có gạo ăn là yên tâm sống qua mùa lũ, bởi cái thuật ngữ “chim trời, cá nước” còn đúng lắm.

Vùng đất An Giang trước năm 1832

Đó là một vùng đất rộng lớn gắn với công lao khai phá của các bậc tiền nhân. Đó cũng là vùng đất chứng kiến nhiều thay đổi, thăng trầm; ghi dấu chiến công oai hùng chống quân Xiêm, lưu lại mất mát, đau thương của cuộc nội chiến Tây Sơn - chúa Nguyễn…

Thời mở đất

Theo sách Đại Nam thực lục chính biên, vào ngày mùng 1/10 năm Nhâm Thìn (22/11/1832), trong buổi thiết triều, sau khi nghe Bộ Lại trình tấu, vua Minh Mạng chỉ dụ bãi bỏ Gia Định Thành, lập 12 tỉnh từ Quảng Nam đến Hà Tiên, trong đó đổi “ngũ trấn” thành “lục tỉnh” gồm: Biên Hòa, Phiên An (sau đổi thành Gia Định), Định Tường, Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên. Như vậy, tỉnh An Giang chính thức thành lập năm 1832. Tuy nhiên, việc khai mở, hình thành vùng đất An Giang là cả một quá trình dài trước đó.