2 thg 9, 2022

Ngôi già lam ở Xóm Chùa, vùng hạ

Tại xã Tân Lân, huyện Cần Đước, tỉnh Long An có một ấp tên là Xóm Chùa. Trước đây, ấp có tên là Mương Ông Bường. Tên ấp Xóm Chùa được hình thành từ khi trong ấp có 4 ngôi chùa lần lượt “mọc lên”. Đầu tiên và quan trọng nhất phải kể đến là chùa Phước Lâm.

Có thể nói, chùa Phước Lâm là ngôi cổ tự đặc trưng cho hình thái chùa chiền Nam bộ. Tại Cần Đước, đó được xem là trung tâm Phật giáo của huyện. Theo ông Nguyễn Văn Thiện, người lập Hồ sơ di tích chùa Phước Lâm, ở Cần đước có 15 vị trụ trì các chùa thì có 9 người từng thọ giới và tu học tại chùa Phước Lâm.

Chùa Phước Lâm nhìn từ trên cao (Ảnh: Công Toại)

Ngôi chùa ở TP.HCM do Thiền sư Nhất Hạnh khởi xướng giữ 3 kỷ lục Việt Nam

Chùa Pháp Vân (quận Tân Phú, TP.HCM) do Thiền sư Nhất Hạnh khởi xướng xây dựng từ năm 1965 hiện đang giữ 3 kỷ lục Việt Nam về tượng Phật, bộ kinh và kỳ lân.

Ngôi chùa Chùa Pháp Vân hơn 50 tuổi giữ 3 kỷ lục Việt Nam hiện tọa lạc tại số 16 đường Lê Thúc Hoạch, phường Phú Thọ Hòa, quận Tân Phú. Đây tiền thân là Thiền đường dành cho sinh viên thiền tập, nằm trong khuôn viên trường ĐH vạn Hạnh do Thiền sư Nhất Hạnh sáng lập và khởi xướng năm 1965.

Chùa Pháp Vân hiện đang giữ 3 kỷ lục Việt Nam gồm: Tượng Bồ Tát Quan Âm nghìn tay nghìn mắt (ở thế đứng) bằng đồng cao nhất Việt Nam. Cặp kỳ lân bằng đá hoa cương lớn nhất qua bàn tay người thợ đục đẽo, tạc ra tượng với các đường nét vừa cứng cáp lại mềm mại; và Kinh Bát nhã bằng tiếng Việt (bản dịch của Thiền sư Nhất Hạnh) được khắc lộng vào bộ cửa bằng gỗ sao lớn nhất. Ảnh: Nhật Thịnh

1 thg 9, 2022

Độc đáo làng gốm 500 tuổi ở phố cổ Hội An

Với lịch sử hình thành hơn 500 năm tuổi, làng gốm Thanh Hà là một trong những địa điểm mà du khách không thể bỏ lỡ khi ghé thăm đô thị cổ Hội An.


Làng gốm Thanh Hà tọa lạc bên dòng sông Thu Bồn, cách trung tâm phố cổ Hội An (tỉnh Quảng Nam) khoảng 3km về phía Tây. Ngôi làng vừa có tên trên bản đồ Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia với nghề làm gốm cổ. Làng gốm Thanh Hà luôn là điểm đến ưa thích của du khách khi ghé thăm Hội An. 

Chùa Hang – “Tiên Lữ Phật động”

"...Ngày xưa tiên xuống đây chơi
Yêu người mến cảnh đường mây quên về
Ngọc Hoàng nổi giận, chiếu phê
Đẩy vào hang vắng cấm về Thiên cung...”

Nơi được nói đến chính là chùa Hang - Kim Sơn Tự với huyền thoại “Động Tiên Lữ” nằm ở thị trấn Chùa Hang, thành phố Thái Nguyên, một bức tranh thủy mạc đã làm say đắm bao tâm hồn tao nhân mạc khách, hiện còn nhiều văn bia thơ phú bằng chữ Hán khắc trên vách hang, ca ngợi cảnh đẹp thiên tạo vô song khi đến vãn cảnh nơi đây.

Chính điện Tam bảo được xây dựng uy nghi, bề thế.

Cùng ngắm sông Giăng - “đặc sản” du lịch của miền Tây xứ Nghệ

Sông Giăng chảy qua địa bàn 3 huyện Con Cuông, Anh Sơn, Tương Dương, sở hữu cảnh đẹp thiên nhiên kỳ vĩ, được coi là “đặc sản” du lịch của miền núi Nghệ An.

Người dân dọc sông Giăng, tỉnh Nghệ An làm những bè nuôi cá, mỗi năm cho thu nhập hàng trăm triệu đồng.

Về Bến Tre ngắm đom đóm trên dòng Ba Lai

Sông Ba Lai hiền hòa chảy trọn trong địa phận Bến Tre, mang phù sa bồi đắp ruộng vườn và cả những thơ mộng của người dân xứ dừa.

Ba Lai là ranh giới tự nhiên giữa huyện Bình Đại và Giồng Trôm, Ba Tri, hoặc có thể nói Ba Lai là nơi phân tách cù lao An Hóa và cù lao Bảo. Trên các cù lao, những nếp nhà dân chân chất xưa nay của miệt vườn mở cửa đón du khách trong và ngoài nước. Vào dịp nghỉ lễ 2.9 này, du khách có thể tranh thủ ghé về cù lao, trọ cùng nhà dân trong các homestay và khám phá Bến Tre.

Nằm trên cù lao Bảo, Nông trại Hải Vân - Sân chim Vàm Hồ (ấp Tân Quí, xã Tân Mỹ) là lựa chọn cho những ai không có nhiều thời gian để du lịch xa. Chỉ cách TP.HCM 100 km, du khách chỉ cần dành 1 ngày hoặc 2 ngày 1 đêm là có thể có một chuyến du lịch vui vẻ, ấm áp và đáng nhớ.

Sân chim Vàm Hồ, nơi du khách có thể khám phá vẻ đẹp tự nhiên của cây cối và chim chóc