16 thg 5, 2022

Ngọt ngon cháo dọp

Cháo dọp là món ăn quen thuộc của người dân quê tôi ở xã Phổ Cường (TX.Đức Phổ). Con dọp có thể chế biến nhiều món ăn, nhưng nhiều người thích nấu cháo bởi hương vị thơm ngon đặc trưng.

Chợ quê nhộn nhịp từ sớm tinh sương. Các bà, các mẹ đi chợ mua thực phẩm mang về chế biến món ăn trong bữa cơm gia đình. Nhiều người mua dọp (còn gọi là vọp) về nấu canh, xào, nướng, luộc... Dọp là loài nhuyễn thể hai mảnh vỏ trông tựa hến nhưng lớn hơn, nhiều con to hơn ngón chân cái nên còn gọi là hến kình. Dọp sống trong lớp bùn non ở đáy sông, đầm nước và cả khe suối. Nhiều người dân ở quê lội nước bắt dọp rồi mang ra chợ bán với giá rất rẻ.

Dọp có thể chế biến nhiều món ăn ngon. 
Món cháo dọp thơm ngon. Ảnh: T.Thy

Rong biển cháy tỏi

Rong biển cháy tỏi là món đặc sản ở huyện Lý Sơn, được nhiều du khách thưởng thức khi đặt chân đến hòn đảo xinh đẹp này.

Món rong biển cháy tỏi chế biến rất đơn giản. Để món ăn được ngon, cần chọn loại rong biển đen, hay còn gọi là rong mứt để làm.

Món rong biển cháy tỏi. Ảnh: TRUNG ÂN

Chuyện kể dưới tán rừng phi lao hàng trăm tuổi bên bờ biển Hà Tĩnh

Rừng phi lao dọc bờ biển thuộc thôn Minh Đức, xã Kỳ Nam (TX Kỳ Anh - Hà Tĩnh) được người dân địa phương xem như “báu vật”, bởi đó là “lá chắn” chở che dân làng trong chiến tranh, bảo vệ họ vượt qua thiên tai khắc nghiệt hàng trăm năm nay.

Rừng phi lao hàng trăm năm tuổi dọc bờ biển thôn Minh Đức, xã Kỳ Nam.

15 thg 5, 2022

Những ngôi chùa trên đảo Trường Sa

Giữa sóng nước trùng khơi, nhiều ngôi chùa ở huyện đảo Trường Sa vẫn ngân lên tiếng chuông như xóm nhỏ trong đất liền.


Huyện đảo Trường Sa có 9 ngôi chùa, chủ yếu nằm ở các đảo nổi như Trường Sa Lớn, Song Tử Tây, Sinh Tồn, Sơn Ca, Phan Vinh...

Một góc chùa Song Tử Tây nhìn từ biển khơi.

Bên những dòng kênh đào huyền thoại - Cần quan tâm đầu tư cho đường thủy

Vùng Đồng bằng sông Cửu Long hiện có 100 trục kênh cấp 1, dài 6.500 km cùng hơn 36.000 km kênh cấp 2, 3. Bình quân mỗi kilômét vuông ở miền Tây có khoảng 1,4km kênh đào. Từ một vùng hoang hóa kém phát triển, trong vòng 200 năm (từ năm 1700 đến 1930), nơi này có trên 40 kênh đào lớn, nhỏ do triều đình phong kiến lẫn người Pháp thi công. Các kênh này có vai trò quan trọng là thông thương, đưa nước ngọt vào đồng ruộng để nâng cao năng suất mùa vụ. Chúng tôi đã có chuyến hành trình dọc theo những dòng kênh lịch sử, từ Bảo Định, kênh đào đầu tiên thời phong kiến ở miền Nam, đến những dòng kênh có vai trò “thủy lộ” như Vĩnh Tế, Xà No, Chợ Gạo, Dương Văn Dương để kể lại câu chuyện khai hoang, trị thủy của bậc tiền nhân hàng trăm năm trước.

Cần quan tâm đầu tư cho đường thủy

Chủ tịch Hiệp hội Vận tải thủy nội địa Việt Nam - Trần Đỗ Liêm nhận định, bình quân mỗi năm, ngân sách đầu tư cho đường thủy nội địa chỉ khoảng 2%, chưa tương xứng với những tiềm năng mà đường thủy mang lại.

Bên những dòng kênh đào huyền thoại - Hành trình giữ đất bên bờ kênh Chợ Gạo

Vùng Đồng bằng sông Cửu Long hiện có 100 trục kênh cấp 1, dài 6.500 km cùng hơn 36.000 km kênh cấp 2, 3. Bình quân mỗi kilômét vuông ở miền Tây có khoảng 1,4 km kênh đào. Từ một vùng hoang hóa kém phát triển, trong vòng 200 năm (từ năm 1700 đến 1930), nơi này có trên 40 kênh đào lớn, nhỏ do triều đình phong kiến lẫn người Pháp thi công. Các kênh này có vai trò quan trọng là thông thương, đưa nước ngọt vào đồng ruộng để nâng cao năng suất mùa vụ. Chúng tôi đã có chuyến hành trình dọc theo những dòng kênh lịch sử, từ Bảo Định, kênh đào đầu tiên thời phong kiến ở miền Nam, đến những dòng kênh có vai trò “thủy lộ” như Vĩnh Tế, Xà No, Chợ Gạo, Dương Văn Dương để kể lại câu chuyện khai hoang, trị thủy của bậc tiền nhân hàng trăm năm trước.

Hành trình giữ đất bên bờ kênh Chợ Gạo


Năm 1876, người Pháp sau khi chiếm đóng Nam kỳ đã cho đào kênh Chợ Gạo nối sông Tiền và sông Vàm Cỏ, tạo ra tuyến đường thủy ngắn nhất từ Sài Gòn đi miền Tây. Sau hàng trăm năm khai thác, kênh hiện bị sạt lở nặng. Người dân sống hai bên bờ kênh đồng thuận với chính quyền địa phương để di dời nhà, nhường đất cho dự án bờ kè ngàn tỉ đồng.