2 thg 5, 2022

Độc đáo làng Việt: Làng giữa phố

Giữa phố núi Pleiku (Gia Lai) có một ngôi làng của người Jrai. Làng có tên gọi là Pleiku Roh thuộc P.Yên Đỗ. Mặc dù ở giữa phố thị nhưng ngôi làng độc đáo này vẫn giữ được nét truyền thống đặc sắc của người Jrai.

Những năm gần đây, quá trình đô thị hóa đã khiến kiến trúc của Pleiku Roh cũng như nhiều ngôi làng của các cư dân bản địa ở Gia Lai và khu vực Tây nguyên bị ảnh hưởng khá mạnh. Ít dần đi những mái nhà rông, căn nhà sàn nhưng từ sâu thẳm, những cộng đồng làng như Pleiku Roh vẫn luôn chất chứa những mạch nguồn mạnh mẽ, là một điển hình về bảo tồn văn hóa truyền thống bản địa.

Một góc làng Pleiku Roh

Độc đáo làng Việt: Làng rau di sản

Làng rau Trà Quế có tuổi đời hàng trăm năm ở xã Cẩm Hà (TP.Hội An, Quảng Nam) vừa được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Danh xưng này đang mang đến cho làng nghề truyền thống cơ hội nâng cao thương hiệu, phát triển du lịch bền vững.

Nghề cha truyền con nối

Bộ VH-TT-DL vừa công nhận nghề trồng rau Trà Quế là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Làng rau Trà Quế yên bình bên dòng sông Cổ Cò, cách phố cổ Hội An 2,5 km về phía đông bắc. Đây là làng nghề trồng rau truyền thống được hình thành cách đây hơn 400 năm. Theo các bô lão, danh xưng đầu tiên của làng là Nhự Quế (nghĩa là mùi thơm của rau như mùi hương cây quế), sau đổi thành Trà Quế (rau có vị cay giống quế và thơm như hoa trà).

Một góc làng rau Trà Quế hơn 400 năm tuổi. MẠNH CƯỜNG

1 thg 5, 2022

Độc đáo làng Việt: Thiên đường biển đảo Nhơn Lý

Từ một làng chài nghèo ở vùng bán đảo TP.Quy Nhơn (Bình Định), xã Nhơn Lý đã có bước chuyển mình ngoạn mục, trở thành thiên đường biển đảo, một điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách, kéo theo đời sống của người dân được nâng cao.

Ngư dân làm du lịch

Nhắc đến sự “thay da đổi thịt” của Nhơn Lý, ông Trần Xuân Nhạt (72 tuổi, ở thôn Lý Lương, xã Nhơn Lý) cho rằng đó là kỳ tích. Bởi cách đây tầm 10 năm, không ai dám nghĩ làng chài Nhơn Lý nằm trên bán đảo Phương Mai thành trung tâm du lịch biển đảo, thu hút hàng trăm ngàn lượt du khách mỗi năm như bây giờ.

Theo ông Nhạt, chỉ cách trung tâm TP.Quy Nhơn chừng 22 km đường bộ nhưng khi chưa có cầu bắc qua đầm Thị Nại, Nhơn Lý gần như cách biệt với thế giới bên ngoài. Thời đó, đàn ông ở Nhơn Lý chủ yếu làm nghề đánh bắt hải sản gần bờ, đàn bà ở nhà lo việc nội trợ, chăm con. Nhà cửa lụp xụp nằm san sát nhau trên sườn đồi, cơm không đủ ăn, cuộc sống luôn thiếu thốn. Hình ảnh những người mẹ, người vợ, người chị gánh cá, tôm đi bộ hàng chục cây số để bán, kiếm tiền đổi gạo, đổi khoai, sắn đã in đậm trong tâm trí nhiều thế hệ ở Nhơn Lý.

Làng chài Nhơn Lý. DŨNG NHÂN

Độc đáo làng Việt: Làng hoa phồn thịnh giữa miền Tây

Văn hóa Việt được xây đắp, vun bồi từ thành tố quan trọng, đó là làng Việt.

Thời bình, hồn cốt của làng Việt không ngừng được củng cố và phát huy. Cùng với đà phát triển của đất nước, sự thay da đổi thịt của nhiều làng Việt đã giúp sinh kế của bao gia đình ngày càng đi lên, ổn định.

Hình thành từ cuối thế kỷ 19, làng hoa Sa Đéc (Đồng Tháp) nép mình thơ mộng bên dòng sông Tiền, trăm hoa bốn mùa đua nở. Trải qua bao thế hệ vun trồng, cư dân nơi đây đang có cuộc sống sung túc.

“Bốn mùa xuân” ấm no

Bà Nguyễn Thị Ngọc, Trưởng phòng Kinh tế TP.Sa Đéc (Đồng Tháp), cho biết tính đến tháng 4.2022, làng hoa Sa Đéc có diện tích hơn 783 ha, đạt 103% kế hoạch phát triển của năm 2022. Nếu như ban đầu nghề trồng hoa chỉ tập trung ở P.Tân Quy Đông thì nay đã phát triển ra P.An Hòa, P.3 và 2 xã Tân Khánh Đông, Tân Quy Tây với hơn 2.300 hộ dân theo nghề.

Một vườn hoa tại Sa Đéc đầu tư phát triển du lịch. TRẦN NGỌC

Một trời xứ mắm An Giang


Vùng "túi cá" đầu nguồn thời cá ăn không hết, người ta phải muối để dành mà ra khô, ra mắm. Rồi phải chiều theo khẩu vị người dùng mà thành đặc sản trứ danh.

Vùng đất An Giang một thời "cá ăn không hết" ấy, giờ thì người ta vẫn tự tin rằng "mắm ăn không hết".

Trải nghiệm vườn nho thân gỗ độc đáo ở Đà Lạt

Không chỉ mệnh danh là xứ sở hoa, Đà Lạt còn là nơi nuôi dưỡng nhiều loài cây ăn trái “mới lạ”; một trong số đó là vườn nho thân gỗ độc đáo.

Nho thân gỗ là loại quả "mới lạ" được trồng ở Đà Lạt. Ảnh H. Thắm

Thiên nhiên ưu đãi, ban tặng khí hậu quanh năm mát mẻ và lượng mưa hằng năm khá lớn là ở Đà Lạt điều kiện thuận lợi để các loài hoa và cây ăn trái sinh trưởng, đơm bông, kết trái bốn mùa.