1 thg 12, 2021

Gốm sứ Bình Dương – Tinh hoa gốm Việt

Gốm sứ có xuất xứ từ Bình Dương trong thời gian qua đã gắn liền với nhiều sự kiện đối ngoại và đối nội quan trọng của quốc gia như làm quà tặng trong các kỳ Đại hội Đảng toàn quốc, APEC 2006 và 2017 được tổ chức tại Việt Nam, 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, Hội nghị ASEAN 17… Đặc biệt, các sản phẩm sứ cao cấp Bình Dương với thương hiệu gốm sứ Minh Long 1 được chọn làm quốc phẩm trong chuyến công du của các lãnh đạo Đảng và Nhà nước trao tặng cho hơn 40 nguyên thủ các nước trên thế giới. Chúng tôi đã về Bình Dương, sau đợt dịch Covid lần thứ 4 để tìm hiều về nghề gốm nổi danh trên “bản đồ gốm sứ thế giới” ở vùng đất này.

Đất Bình Dương bén duyên nghề làm gốm

Được biết, nghề làm gốm ở Bình Dương xuất hiện vào cuối thế kỉ 18 đầu thế kỷ 19 do các di dân người Hoa đến lập nghiệp ở vùng đất này. Ở Bình Dương có ba làng nghề làm gốm lâu đời và nổi tiếng, đó là Tân Phước Khánh, Lái Thiêu và Chánh Nghĩa. Đặc điểm chung của gốm Bình Dương chính là sử dụng nguồn nguyên liệu từ loại đất sét có độ dẻo, độ kết dính cao nằm dọc theo những con sông ở địa phương để nhào nặn, cùng với đó là kỹ thuật làm gốm gia truyền của những nghệ nhân gốc Hoa và bí quyết canh nung chín gốm bằng củi để ra được những mẻ gốm hoàn hảo.


Trong giai đoạn 1910-1930, ở Bình Dương chỉ có khoảng 40 lò gốm với khoảng 1.000 lao động, đến năm 1985 có 273 cơ sở gốm thu hút 6.700 lao động. Đến nay có gần 300 cơ sở sản xuất gốm với khoảng 500 lò gốm thu hút hơn 15.000 lao động, cung cấp cho thị trường từ 130 -150 triệu sản phẩm/năm.
Theo ông Quách Hữu, thợ làm gốm có kinh nghiệm hơn 40 năm ở làng gốm Tân Phước Khánh cho biết: “Nghề làm gốm là nghề cha truyền con nối, đến tôi đã là đời thứ ba. Nghề này thường được ví von là một công việc suốt ngày “chơi” với đất sét, từ các công đoạn lấy đất, chọn lọc, pha trộn và nhồi nặn…, đôi bàn tay lúc nào cũng bị bao phủ bởi lớp đất sét”.

Côi Trô- “Nàng công chúa ngủ quên”

Thác Trô thuộc địa bàn thôn 1 (làng Kon Đó – Kon Đôi), xã Đăk Kôi, huyện Kon Rẫy. Theo cách gọi của người Xơ Đăng, “côi” có nghĩa là thác nước, còn “Trô” là chỉ tên riêng. Thác có vẻ đẹp hoang sơ, kỳ vĩ và gần như còn ít người biết đến. Có người ví thác Trô như một “nàng công chúa ngủ quên”, bởi nó cuốn hút bất kỳ ai từng đặt chân đến đây.

Trong chuyến công tác đến xã Đăk Kôi, tôi tình cờ biết đến thác Trô qua một người dân tại chỗ và nảy ra ý định khám phá con thác này vào một ngày gần nhất. Tuy nhiên, qua 3 lần liên hệ với UBND xã, tôi đành ngậm ngùi tạm gác lại kế hoạch. Bởi những ngày gần đây, do mưa lớn thường xuyên, làm cho mực nước sông dâng cao nên không thể đến thác được.

Mãi gần đây, khi mùa khô đến, mưa giảm dần, tôi mới được thỏa mãn mong ước của mình.

Từ thành phố Kon Tum, tôi mất khoảng một tiếng rưỡi đồng hồ để đến thôn 1, xã Đăk Kôi. Nhờ liên hệ từ trước, A Nóc và A Niên – cán bộ xã chờ tôi ở đó. Sau đôi lời chào hỏi, tôi theo A Nóc và A Niên khám phá thác Trô.

Cả nhóm chuẩn bị lội qua sông Tea A Kôi để đến thác. Ảnh: T.T

Bánh xèo ngày mưa

Như bao người con sinh ra ở Quảng Ngãi, tôi luôn nhớ về những kỷ niệm thời thơ ấu khi trải qua mấy tháng lũ lụt, mưa gió dầm dề. Trời lạnh, nước ngập đồng, nhà nông rảnh rỗi, quẩn quanh giã nếp làm cốm, rang bắp ăn cho vui bên ấm nước chè. Nhưng ấn tượng nhất với đám trẻ con ngày gian khó ấy vẫn là được ăn bánh xèo.

Ngày trước, người dân nông thôn thường cúng rằm tháng Mười bằng những món nhà làm, nhiều người thường đúc bánh xèo. Gạo, thịt heo, rau sống đều có thể tự làm. Cả nhà cùng xắn tay, bắt đầu từ sáng sớm đến tận chiều tối; mỗi người một việc, cùng làm bánh rồi quây quần ăn uống sau khi cúng xong. Thật ngon và đầm ấm không khí gia đình.

Bánh xèo Quảng Ngãi. Ảnh: P.L

Cá cơm khô rim chua ngọt

Quê ngoại tôi ở vùng biển. Mỗi lần lên thành phố thăm chơi, biết tôi rất thích ăn món cá cơm khô rim chua ngọt, nên lần nào bà cũng mang theo một túi cá cơm khô.

Cá cơm khô do tự tay bà mua cá tươi về làm sạch và phơi khô. Vừa lên tới nơi, bà bảo: “Xem bà đem gì lên cho cháu này! Bà sẽ làm món cá cơm khô rim chua ngọt cho cháu ăn nhé”. Thế là bà và mẹ tôi cùng vào bếp, tôi cũng háo hức phụ nấu ăn.

Món cá cơm khô rim chua ngọt. Ảnh: KIM TRANG

'Cổng trời' hơn trăm năm tuổi trên đỉnh Đèo Ngang


Cổng trời trên đỉnh Đèo Ngang được xây dựng từ thời Minh Mạng, trải qua thời gian dài nhưng vẫn giữ được nét kiến trúc cổ kính.

Nàng Tô Thị: Khoảnh khắc và cảm xúc

"Hồn Vọng phu 2" của tác giả Chu Văn Minh, dân tộc Nùng- tác phẩm tham dự Triển lãm "Việt Nam qua ống kính nhiếp ảnh gia quốc tế 2021" -Ảnh: Chu Minh

"Đồng Đăng có phố Kì Lừa/Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh", núi Tô Thị là một trong những điểm nhấn độc đáo trong hệ thống di tích của Lạng Sơn.