3 thg 9, 2021

Nấm rơm kho tiêu

Mẹ tôi đi chợ về, mang theo một túi nấm rơm để làm món nấm rơm kho tiêu. Đây không chỉ là món tôi yêu thích nhất, mà nó còn gắn bó với tôi từ thuở bé.

Nhà tôi từ xưa đến nay ai cũng rất thích ăn món nấm rơm kho tiêu, vừa ngon lại bổ dưỡng. Cách chế biến món nấm rơm kho tiêu theo kinh nghiệm của mẹ tôi, trước tiên phải chọn mua nấm tròn đều, nguyên vẹn, nhỏ vừa không quá to, không bị dập nát và vẫn còn búp, không bị nở hoa. Nếu nấm để lâu sẽ có mùi hơi mốc, do đó nên chọn nấm có mùi hương thoang thoảng, vì đó là nấm mới.

Món nấm rơm kho tiêu ngon, ngọt. Ảnh: K.Trang

23 thg 8, 2021

Ngày thu, thăm lại làng cổ Tiên Điền ở Hà Tĩnh

Mỗi lần đến Tiên Điền (Nghi Xuân, Hà Tĩnh), tôi lại có một cảm thức khác nhau. Lần này bằng cách khai mở những trầm tích văn hóa, tôi suy nghĩ đến khởi nguồn đã làm nên miền đất này.

Không gian rợp bóng cây xanh trước cổng vào Khu di tích Nguyễn Du

Mùa thu ở Tiên Điền không nhuốm màu “quan san” từ những rừng phong như trong câu Kiều của Nguyễn Du. Điểm tô khí thu trên vùng quê nông thôn mới đang bừng sáng là chút tĩnh lặng đầy thi vị của hàng liễu xanh rũ bóng xuống dòng kênh phẳng lặng trước khu di tích đại thi hào.

Trong căn phòng làm việc chất đầy những tư liệu nghiên cứu về Tiên Điền, dòng họ Nguyễn và tác gia Truyện Kiều, ông Hồ Bách Khoa - Trưởng ban Quản lý di tích Nguyễn Du pha ấm trà Ô Long mời khách. Ngày dịch, khu di tích vắng người đến, hương trà thơm lan ra khắp căn phòng. Đối ẩm với tôi lúc này không phải là một người quản lý hành chính di tích, mà là một người yêu văn hóa, say mê nghiên cứu những giá trị lịch sử.

Khám phá tàu, xe “độc” tại Di tích Quốc gia đặc biệt ở Cù lao Ông Hổ

Di tích Quốc gia đặc biệt Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng đang trưng bày, quản lý nhiều hiện vật tàu, xe thuộc hàng “độc”. 

Hấp dẫn đặc sản bún ngũ sắc tại Cao Bằng

Những sắc màu rực rỡ và không khí rộn ràng biến những xưởng sản xuất bún ngũ sắc thành một điểm tham quan độc đáo tại thành phố Cao Bằng. Bún là món ăn phổ biến của người dân địa phương trong những ngày rằm, nhất là dịp rằm tháng 7.

Những ngày này, khu vực xóm Hồng Quang, xã Hưng Đạo, TP. Cao Bằng rộn ràng bởi không khí lao động và những vị khách đến tham quan, mua hàng. Tại những cơ sở làm bún ngũ sắc, du khách thích thú với hình ảnh hàng loạt sào phơi bún ngô, bún cẩm rực rỡ sắc màu. Dù rất bận rộn trong mùa cao điểm nhưng người dân tại Hồng Quang luôn niềm nở chào đón du khách gần xa.

Sản phẩm bún ngũ sắc tại xóm Hồng Quang, xã Hưng Đạo, TP. Cao Bằng. Nguồn: Hà Cương

Pải Lủng - Những con dốc mang hình dấu hỏi

Ở Việt Nam có lẽ không có con đường nào mang lại nhiều cảm xúc cho những người yêu xê dịch như cung đường 4C. Với chiều dài hơn 180km, đường 4C từ Tp. Hà Giang ngược lên Cao nguyên đá Đồng Văn với vô số đèo vực quanh co, vắt qua núi non hùng vĩ. Nhưng trên cung đường ấy còn có một con dốc đặc biệt mang hình những dấu hỏi có tên Pải Lủng. Dừng chân ở dốc Pải Lủng để khám phá khung cảnh tuyệt đẹp và cũng để du khách tìm hiểu vì sao con đường 4C còn mang tên Con đường Hạnh Phúc.

Dốc Pải Lủng thuộc địa phận xã Pải Lủng, huyện Đồng Văn. Theo người dân địa phương Pải Lủng nghĩa là rồng trắng. Nhìn từ trên cao xuống, khúc cua tay áo lọt thỏm giữa bốn bề núi đá ở độ cao hơn 1400m so với mặt nước biển giống hệt một con rồng.

Nằm ở vị trí cửa ngõ chuẩn bị tiến vào đại đỉnh đèo Mã Pì Lèng, những góc cua thay đổi đến chóng mặt tại dốc Pải Lủng đủ hiểm trở tạo nên một thử thách thực sự cho những tay lái miền xuôi trước khi bất chợt thấy trước mặt sừng sững cụm tượng đài tưởng niệm những người mở đường.

17 thg 8, 2021

U Minh: đạo và người đoàn phong ngạn

Rừng U Minh, vùng đất cực Nam của đất nước, mang trong lòng những tài nguyên quý giá đã thành huyền thoại trong kho truyện trào phúng Bác Ba Phi, tiểu thuyết Đất rừng phương Nam, Hương rừng Cà Mau… Trong những huyền thoại ấy, nghề gác kèo ong và đoàn phong ngạn vẫn sống, vẫn phát triển cho đến ngày nay.

Trong những huyền thoại của U Minh có cọp ba móng, có sấu ăn thịt người và đặc biệt trong truyện của nhà văn Sơn Nam, huyền thoại về loài ong ngũ sắc cho loại mật kỳ diệu có thể luyện thành phương thuốc chữa lành căn bệnh đứng đầu trong tứ chứng nan y. Một vị quan ngự y triều Nguyễn đã từ bỏ quan trường về sống ẩn mình trong góc rừng U Minh. Chàng thợ rừng giỏi nhất U Minh đã tìm ra loài ong quý hiếm ấy mở ra mối tình như chuyện liêu trai.

Nghề ăn ong, gác kèo ở U Minh ly kỳ, huyền hoặc.

Đột nhập U Minh Hạ

Có duyên với đất Cà Mau hơn 40 năm, vậy mà mãi tới tháng 4 năm nay tôi mới có duyên đi gác kèo ong, ăn ong ở rừng U Minh. Đất rừng thu hẹp chỉ còn 1/10 ngày trước nhưng nguồn mật ong U Minh vẫn giàu sức sống. Riêng U Minh Hạ đã khai thác hơn 1.000 tấn mật ong được đánh giá ngon nhất, màu sắc đẹp nhất. Đó chính là nhờ nghề gác kèo ong và giá trị truyền đời, luật bất thành văn của đoàn phong ngạn.

Võ Văn Vinh đang gác kèo ong trong một khoảnh rừng thưa.