8 thg 10, 2020

Vẻ đẹp độc, lạ của ngôi đền cổ hàng trăm năm tuổi ở Nghệ An

Không chỉ là di tích lịch sử nổi tiếng, đền Cả ở xã Hoa Thành (Yên Thành) còn là một công trình kiến trúc cổ độc đáo trên quê lúa. 

Tương truyền, đền Cả được khởi dựng từ đời Lý, trùng tu, mở rộng vào thời hậu Lê để thờ Uy minh vương Lý Nhật Quang và các vị phúc thần, danh tướng, những người có công “bảo quốc hộ dân”. Đền Cả có nhiều hạng mục như tam quan, nghi môn, tả vu, hữu vu, bái đường, thượng điện. Trong đó nghi môn là công trình độc đáo nhất. Ảnh: Huy Thư 

Nghệ An trong thời kỳ nhà Nguyễn

Lịch sử Nghệ An thời Nguyễn (1802 – 1945) vẫn chủ yếu là hành trình đấu tranh giành độc lập dân tộc của các nhà yêu nước qua các thế hệ. Trên con đường đó, người Nghệ An đã xác quyết những giá trị mới, tính chất mới và kiến tạo được nhiều thành tựu mới để phù hợp với thời đại, với nhu cầu và khát vọng tự do, độc lập của dân tộc. 

Duyên cách và địa danh

Ngày 1 tháng 6 năm Nhâm Tuất (1802) Nguyễn Ánh lên ngôi Hoàng đế, niên hiệu Gia Long, chọn Phú Xuân làm Kinh đô (TP Huế ngày nay). Lúc này, Nghệ An vẫn gọi là trấn, gồm " 9 phủ, là Đức Quang, Diễn Châu, Hà Hoa, Anh Đô, Trà Lân, Quỳ Châu, Trấn Ninh, Lâm An, Ngọc Ma; …" (Đại Việt địa dư toàn biên). 

Đến đời Minh Mạng, năm 1831, cả nước chia thành 30 tỉnh; tách hai phủ Hà Hoa và Đức Thọ của trấn Nghệ An thành tỉnh Hà Tĩnh. Năm 1853, Tự Đức bỏ tỉnh Hà Tĩnh, phủ Đức Thọ nhập vào tỉnh Nghệ An và lấy phủ Hà Thanh (gồm Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh) làm đạo Hà Tĩnh do quản đạo đứng đầu lệ thuộc tỉnh Nghệ An. Năm 1864, Tự Đức lại cho đạo Hà Tĩnh tách dưới quyền Tổng đốc An Tĩnh. Năm 1875, Tự Đức bỏ đạo Hà Tĩnh, lập lại tỉnh Hà Tĩnh. 

Sau khi đàn áp được khởi nghĩa Vũ Quang (1896), Nghệ An còn 5 phủ và 6 huyện. Năm 1899, người Pháp lập đại lý hành chính ở Cửa Rào, cũng năm này thành lập thị xã Vinh. Năm 1914 thành lập thị xã Bến Thủy, năm 1917 thành lập thêm thị xã Trường Thi. Năm 1927, gộp 3 thị xã thành thành phố Vinh - Bến Thủy. 

Xứ Nghệ thời Lê trung hưng

Nhà Hậu Lê gồm 2 giai đoạn, Lê sơ (1428 – 1527) và Lê trung hưng (1533 – 1789), bị gián đoạn bởi nhà Mạc cướp ngôi từ năm 1527 đến 1593. Đây là giai đoạn đầy biến động của lịch sử Việt Nam. Xứ Nghệ đã trở thành địa bàn tranh chấp của các thế lực lúc bấy giờ. 

Duyên cách, địa danh và chính quyền

Ngày 15 tháng Tư năm Mậu Thân (1428), Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế (Lê Thái Tổ), đổi niên hiệu là Thuận Thiên, đặt Quốc hiệu là Đại Việt, kinh đô Thăng Long gọi là Đông Kinh. 

Năm Mậu Thân (1428), nhà Lê chia cả nước làm 5 đạo: Đông, Tây, Nam, Bắc và Hải Tây (vùng đất phía Nam từ Thanh Hóa trở vào). Dưới đạo là trấn, lộ, phủ, huyện, châu, xã. Nghệ An, Diễn Châu thuộc đạo Hải Tây. 

Mê mẩn nét điêu khắc đình cổ trăm tuổi Phụng Luật

Đình Phụng Luật ở xã Hợp Thành (Yên Thành) được biết đến là một trong những ngôi đình có kiến trúc nghệ thuật đặc sắc trên quê lúa. 

Đình Phụng Luật được người dân địa phương xây dựng trên vùng đất cao ráo ở trung tâm làng Phụng Luật, xã Hợp Thành để thờ thành hoàng làng là Uy Minh Vương Lý Nhật Quang - con trai thứ 8 của Vua Lý Thái Tổ. Đình được khởi dựng năm 1837, đến năm 1883 thì được tôn tạo lại với quy mô đồ sộ, gồm 5 gian, 2 hồi. 

7 thg 10, 2020

Dòng họ Trần Hậu ở Hà Tĩnh tỏa bóng tiền nhân

Nhà thờ họ Trần Hậu đại tôn trên địa bàn tổ dân phố Tiền Tiến, phường Thạch Quý, TP Hà Tĩnh được xây dựng vào năm 1632, để thờ tự các bậc tiền nhân từng có nhiều công lao với dân, với nước qua các thời kỳ lịch sử của dân tộc.

Nhà thờ họ Trần Hậu đại tôn tọa lạc ở tổ dân phố Tiền Tiến, phường Thạch Quý, TP Hà Tĩnh

Khỉ hoang trên núi Kéc

Theo lời kể của những người bạn địa phương, tôi đã thực hiện một chuyến lên núi Kéc (xã Thới Sơn, Tịnh Biên, An Giang) để tận mắt chứng kiến bầy khỉ hoang. Quả thật, bầy khỉ đang sinh sống ở đây đã trở nên khá đặc biệt với những du khách hành hương. 

Đến núi Kéc vào một buổi trưa, tôi phải thật sự nỗ lực để có thể lên tới nơi có bầy khỉ hoang sinh sống. Chẳng ai biết bầy khỉ có từ khi nào, nhưng những người dân thường lui tới núi Kéc khẳng định rằng, chúng có khá nhiều thế hệ trong bầy. Trên núi Kéc hiện chia thành 2 bầy khỉ hoang với “địa phận” hoạt động khác nhau. Theo lời người dân, tôi phải leo đến Sân Tiên để gặp được bầy khỉ hoang đang định cư ở nơi cao nhất của núi Kéc. 

Anh Nguyễn Thành Luân (người thường xuyên lên núi Kéc) cho biết, bầy khỉ ở khu vực Sân Tiên có khoảng 20 con, với 1 con khỉ chúa. Bầy khỉ này khá bạo dạn khi thấy người, bởi du khách thường xuyên cho chúng thức ăn. Mỗi ngày, chúng thường xuất hiện vào buổi sáng và buổi chiều, khi thời tiết mát mẻ. Những ngày mưa, chúng trú ngụ nơi nào không ai biết nhưng khi nắng đẹp thì đám “hậu duệ” của Tôn Ngộ Không lại ra ngồi trên những tảng đá dọc theo đường đi. Theo lời người dân, mục đích của việc này là “đón đường” du khách để xin thức ăn. 

Du khách cho bầy khỉ ăn