20 thg 9, 2020

Ngôi đình cổ thờ Phật hoàng Trần Nhân Tông

Bắc Giang là nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hoá Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử. Nơi đây có nhiều di tích, địa danh gắn với tục thờ Phật hoàng Trần Nhân Tông. Ngoài khu di tích Yên Tử, chùa Vĩnh Nghiêm còn có nhiều cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng thờ Phật hoàng như chùa Bảo An, xã Cương Sơn (Lục Nam), đình Đông Loan, xã Lãng Sơn (Yên Dũng)... và bên sườn Tây Yên Tử có ngôi đình cổ Mai Sưu thuộc xã Trường Sơn, huyện Lục Nam cũng thờ Phật hoàng.

Thần tích, Thần sắc làng Mai Sưu lưu trữ tại Viện Thông tin Khoa học xã hội Việt Nam cho biết, đình Mai Sưu thờ 3 vị Thành hoàng: Nhân vương Thái Sư đại vương, Thập vương Thái Lang đại vương và Cao Sơn đại vương. 

Đình Mai Sưu.

19 thg 9, 2020

Làng trải lừng danh xứ Huế

Nằm biệt lập với thành phố, cách một con sông Phổ Lợi Hà, một bên là vùng thấp trũng Rú Chá tiếp giáp biển Đông, làng cổ Dương Nổ vẫn còn là một ẩn số với nhiều người Huế và du khách. 

Làng lúa làng “trải”

Làng Dương Nổ (thuộc xã Phú Dương, Phú Vang, Thừa Thiên-Huế) nằm về hướng Đông, cách trung tâm thành phố 6 km. Dương Nổ là một làng cổ hơn 500 năm tuổi, gốc tích do di dân từ Thanh Hóa vào. Làng gồm có 7 họ: Nguyễn, Trần, Đoàn, Lê, Võ, Huỳnh, Dương; trong đó vị khai canh, khai khẩn là võ tướng Nguyễn Đức Xuyên, được vua Gia Long phong làm Khoái Châu Quận Công, trong vùng thường gọi là Khoái Công; tên ông được đặt cho một con đường lớn ở trung tâm huyện lỵ Phú Vang. 

Đua trải đường trường đòi hỏi các vận động viên phải có sức khỏe dẻo dai . 

Gốm Chu Ðậu - Làng nghề truyền thống Việt

Nét đặc trưng của sản phẩm gốm Chu Ðậu (Trúc Thôn, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương) thể hiện ở kiểu dáng, màu men và các hoa văn họa tiết tinh xảo mang bản sắc văn hóa dân tộc… 

Gốm Chu Ðậu thuộc dòng gốm cổ cao cấp của Việt Nam từ thế kỷ XIV đến thế kỷ XVII. Nguyên liệu để làm gốm Chu Đậu là đất sét trắng được lấy từ vùng Trúc Thôn (thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương). Đất sét sau khi lấy về sẽ được hòa trong nước, sau đó lọc qua hệ thống máng dẫn và bể ngắn. Quá trình lắng lọc sẽ tạo ra hai hợp chất gồm lỏng và nhuyễn, thêm chất phụ gia rồi phối luyện thành hồ gốm. Gốm được lắng lọc càng lâu thì màu gốm càng bóng, đẹp và trong. Đất sau khi được luyện kỹ, đạt độ dẻo, mịn cần thiết sẽ được người thợ chuốt nặn trên bàn xoay. Sản phẩm gốm Chu Đậu từ xưa đến nay, từ khâu nặn, đúc đến trang trí hoa văn đều được làm thủ công với đôi bàn tay khéo léo, tài hoa của những nghệ nhân dày dạn kinh nghiệm. Điều này khiến cho gốm Chu Đậu không thể lẫn với các loại gốm khác. 

Hình ảnh cá chép được vẽ trên bình gốm là một chủ đề văn hóa dân gian quen thuộc trên gốm Chu Đậu . Ảnh: Trịnh Bộ 

Cầu ngói Phát Diệm – Nét kiến trúc cổ xưa

Cầu ngói Phát Diệm (Ninh Bình) là công trình kiến trúc độc đáo, giữ gìn tương đối nguyên vẹn hình dáng và kỹ thuật cổ truyền. Các kỹ thuật truyền thống tạo nên một công trình tồn tại bền vững qua hàng trăm năm, trở thành một di sản thắng tích quý giá, đánh dấu một bước phát triển của nền kiến trúc cổ Việt Nam. 

Huyện Kim Sơn – Ninh Bình thuở sơ khai là vùng đất sình lầy ven biển do nhà Dinh điền sứ Nguyễn Công Trứ chiêu dân, lập ấp, quai đê, lấn biển, lập nên từ năm 1829. Công cuộc ấy diễn ra trong thời gian dài, cùng với việc lấn đất bãi bồi ven biển mở làng, Dinh điền sứ đã cho xây dựng hệ thống thủy lợi, sông ngòi, kênh rạch dọc ngang dẫn nước ngọt về thau chua rửa mặn. Trong đó, dòng sông Ân chảy qua thị trấn Phát Diệm là công trình thủy lợi được xây dựng trong nhiều năm, là dòng sông chính cung cấp nước tưới tiêu ruộng đồng, tạo điều kiện thuận lợi cho đời sống dân sinh. 

Chiều dài của cây cầu này là 36 m, chiều rộng là 3 m. 

Trang phục truyền thống của người phụ nữ Thái huyện Quan Sơn

Ai đã lên miền sơn cước huyện Quan Sơn không khỏi ngẩn ngơ trước những cô gái Thái trong trang phục truyền thống với áo cóm, váy đen và chiếc khăn đội đầu. Là vùng đất có truyền thống lịch sử lâu đời, trải qua các thời kỳ lịch sử, đồng bào các dân tộc Thái nơi đây luôn giữ và trao truyền di sản văn hóa truyền thống của dân tộc, trang phục là một trong những nét tiêu biểu của sắc thái độc đáo văn hóa Thái. 

Nét đẹp từ những bộ trang phục truyền thống

Người Thái là một dân tộc rất coi trọng về hình thức trang phục. Điều này không chỉ thể hiện trong các dịp lễ hội mà ngay trong cuộc sống hàng ngày cũng cần mặc đẹp. Mỗi bộ y phục được làm ra chính là tình cảm, là niềm tự hào của dân tộc Thái. Trang phục nữ có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội người Thái. Nó vừa giải quyết nhu cầu “mặc” của các thành viên trong gia đình, vừa thể hiện nét văn hóa đặc trưng của dân tộc thông qua các hoa văn trên trang phục. Bộ trang phục của phụ nữ Thái huyện Quan Sơn bao gồm: Váy, áo, thắt lưng, khăn xéo và các loại trang sức đi kèm như hoa tai, vòng cổ, vòng tay bằng bạc… Để có được “eo kíu meng po” (thắt đáy lưng ong) thì ngay từ khi còn nhỏ, các cô gái Thái đã được các bà, các mẹ dạy cách quấn thắt lưng “Xái khát éo ánh lé” (dải thắt lưng màu xanh) - một loại khăn được dệt bằng vải tơ mềm mại và bền chắc. 

Trang phục là một trong những nét đẹp tiêu biểu của đồng bào Thái. 

Tấm bia đá hình chuông độc đáo

Tấm bia văn chỉ tổng Thiết Sơn là bia trụ tròn được tạo dáng y như quả chuông đồng ở các ngôi chùa, một kiểu dáng bia đá hiếm gặp ở các miền quê xứ Bắc. Bia được phát hiện dưới nền cũ của phế tích văn chỉ tổng Thiết Sơn, huyện Yên Dũng, phủ Lạng Giang, xứ Kinh Bắc xưa - nay thuộc xã Minh Đức, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang.

Theo nhân dân địa phương cho biết: Thời kỳ kháng chiến chống Pháp, giặc câu pháo từ lô cốt Mỏ Thổ phá hoại ngôi văn chỉ và tấm bia bị trúng đạn pháo rồi bị vùi lấp cùng nhiều đồ thờ tự khác. Sau một thời gian, nhân dân đã tìm lại và dựng đặt trên nền đất cũ. 

Bia đá hình chuông trưng bày tại Bảo tàng tỉnh Ảnh: Nguyễn Hưởng