7 thg 9, 2020

Cuối năm đi chợ Na Mèo - Nậm Xôi

Khi công việc nương rẫy đã xong và cây mận, cây đào đã nở là lúc báo hiệu mùa Xuân đã về. Người dân miền biên viễn Na Mèo – Nậm Xôi lại cùng nhau đi phiên chợ cuối cùng của năm để sắm tết và gặp gỡ bạn bè.

Chợ phiên Na Mèo (Quan Sơn, Thanh Hóa) và chợ Nậm Xôi (Viêng Xay, Hủa Phăn, Lào) họp cùng một thời điểm vào sáng thứ 7 hàng tuần.

Di tích Đồn Rạch Cát – Pháo Đài Rạch Cát – Long An

Đồn Rạch Cát còn gọi là đồn Rạch Cốc tọa lạc tại xã Long Hựu Đông, huyện Cần Đước, tỉnh Long An. Pháo đài quân sự được thực dân Pháp xây dựng rất đồ sộ vào năm 1903 là pháo đài phòng thủ ven biển kiên cố, kiến trúc độc đáo có vị trí chiến lược trong phòng thủ cũng như trong tiến công. Có thể chống các loại đạn pháo hạng nặng; lại được trang bị các loại trọng pháo hiện đại nhất ở đầu thế kỷ XX. 

Toàn cảnh đồn Rạch Cát – Ảnh: Quang Định 

Để bảo vệ Sài Gòn – thủ phủ của lục tỉnh Nam kỳ, trước sự dòm ngó của các cường quốc phương Tây cũng như các lực lượng từ bên ngoài theo đường thủy vào giúp Việt Nam. Năm 1902, thực dân Pháp cho người đến thám sát thực địa, thiết kế lập pháo đài ở đây vì thấy qua pháo đài này kiểm soát được cả 3 con sông lớn là Rạch Cát, Vàm Cỏ và Nhà Bè.

Trước đó có thông tin, thực dân Pháp cũng khảo sát một số địa điểm khác nhưng chưa tìm ra vị trí “chiến lược”. Khi thấy địa hình và đặc biệt là vị trí chiến lược của Rạch Cát, thực dân Pháp đã cho triển khai xây dựng pháo đài tầm cỡ khu vực Đông Dương để trấn ải tại đây.

Do đây là vùng sình lầy, nền đất yếu nên việc xử lý nền móng mất nhiều thời gian, đến năm 1903 đại công trình này mới chính thức khởi công. Họ cho tàu chở nguyên vật liệu từ nơi khác về, kể cả từ Sài Gòn – Chợ Lớn. Riêng các trang thiết bị thì vận chuyển từ Pháp sang. Ngay sau đó xảy ra trận bão năm 1904 cuốn trôi hết vật liệu ra sông, ra biển.

Năm 1905, thực dân Pháp gom dân 2 huyện Cần Giuộc, Cần Đước đến đây chịu cảnh ăn đói mặc rét, ngày đêm lao động khổ sai đào móng đóng cừ, đào nền (diện tích 3.000m2) sâu hàng chục mét dưới lòng đất để xây 4 tầng ngầm (ngang 100m, dọc 300m). Xung quanh đồn có tường rào kiên cố với chu vi 11.988m; hào nước rộng để đề phòng sự dột nhập từ bên ngoài. Pháp còn cho xây một cầu tàu và đường ray để vận chuyển đồ trực tiếp từ bến cửa sông Rạch Cát vào đồn. Việc xây đồn kéo dài suốt 5-6 năm sau mới xong. Theo tài liệu của Pháp, chi phí xây dựng pháo đài khoảng 7 triệu francs thời ấy, cao gấp 3,5 lần chi phí xây dựng Nhà hát lớn Hà Nội (2 triệu francs). Người Pháp gọi đây là “Hệ thống phòng thủ các con sông và Cap Saint-Jacques”. 

Khám phá Cồn Ông Trang – Cà Mau

Cồn Ông Trang là cồn cát pha lẫn phù sa, nhô lên giữa cửa sông Cửa Lớn thuộc phân Khu du lịch Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau. Cồn Ông Trang nổi bật với những cồn cát được cây mắm bao phủ một màu xanh bạt ngàn, trông xa như những bức tranh thủy mặc giữa một vùng sông nước bao la. Đây là nơi duy nhất có hai cồn và trở thành điểm đến thú vị cho những ai muốn khám phá vùng đất bãi bồi rộng lớn nơi cực Nam Tổ quốc. 


Xuất phát từ trung tâm huyện Năm Căn, qua cầu Năm Căn rẽ phải, theo con lộ cấp 6 đồng bằng, chưa quá 20 phút đi xe là đến trung tâm xã Viên An (huyện Ngọc Hiển). Từ đây, du khách đi vỏ lãi thêm 15 phút trên cửa sông Cửa Lớn (theo hướng tây) sẽ thấy ngay cồn Ông Trang nhấp nhô sóng biển, xanh xanh giữa mây trời. 

Di tích lịch sử quốc gia Nhà Dây Thép – Cà Mau

Mỗi khi nhắc đến những chiến thắng hào hùng của quân và dân Cà Mau thì không thể không nhớ đến vai trò liên lạc của Nhà Dây Thép trong cuộc chiến giành độc lập cho dân tộc. Di tích lịch sử Nhà Dây Thép nằm ở vị trí trung tâm thành phố, tọa lạc tại góc đường Lê Lợi – Lý Bôn, khóm 3, phường 2, thành phố Cà Mau. 

Đình Vĩnh Nguơn An Giang – Di tích kiến trúc nghệ thuật Quốc gia

Châu Đốc là vùng đất “tân cương biên trấn” có 4 dân tộc Kinh- Hoa- Chăm- Khmer cùng sinh sống, tạo nên văn hóa đa dạng đặc sắc. Nơi đây có rất nhiều di tích lịch sử, văn hóa được xếp hạng cấp quốc gia, nhiều lễ hội mang đậm yếu tố tâm linh, trong đó không thể không nhắc đến Đình thần Vĩnh Ngươn.

Đình Vĩnh Nguơn tọa lạc trên ở điểm giao nhau giữa sông Hậu và nơi khởi đầu của dòng kênh Vĩnh Tế thành một ngã ba mênh mông sóng nước, thuộc phường Vĩnh Ngươn, Thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang. 

Đình Vĩnh Nguơn nằm bên bờ sông tuyệt đẹp 

6 thg 9, 2020

Độc đáo nghi lễ Then “pang” của người Tày

Một ngày đầu tháng 7, chúng tôi có dịp đến thôn Lập Thành, xã Làng Giàng, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai, tham dự nghi lễ Then “pang” cho bà Hoàng Thị Lả, năm nay đã ngoài 70 tuổi. Nghi lễ được diễn ra 3 ngày 2 đêm trong không gian văn hóa nhà sàn của người Tày ở xã Làng Giàng còn gọi là “đại pang”. Then “pang” là nghi lễ độc đáo của dân tộc Tày nằm trong thực hành Then của các dân tộc Tày, Nùng, Thái của Việt Nam đã được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại. 

Không chính thức hành lễ, được mời tham dự, thầy Then nổi tiếng trong cộng đồng người Tày ở đất Văn Bàn - Chu Hồng Phương cho biết: Đây là nghi lễ cấp sắc cho thầy Then nhưng ở bậc dưới thầy then, tiếng Tày còn gọi là thầy “mất”, để phân ngôi thứ bậc trong các thầy then… Thầy Then hát then với đàn tính, còn thầy mất hát then theo khèn và pí lào (sáo lào). Trong di sản Then có rất nhiều nghi lễ thể hiện nét văn hóa truyền thống độc đáo rất riêng của đồng bào Tày, trong đó có nghi lễ Then “pang” hay còn gọi là “lẩu pang”. Then là câu chuyện kể không có hồi kết thông qua lời hát của thầy Then, thầy mất. Thế nên nghi lễ diễn ra, người làm Then hát cả đêm không hết, bao giờ hát xin được vía mới thôi… 

Bà Hoàng Thị Lả hát mời quan xuống chứng giám lễ pang.