12 thg 8, 2020

Đám cưới đêm của người Dao Mẫu Sơn

Cô dâu phải rời nhà từ lúc 2h sáng và sẽ tới nhà chú rể lúc 3h, khi cả bản làng vẫn chìm trong giấc ngủ.


Mẫu Sơn tập trung gần 80 đỉnh núi, đồi lớn nhỏ, trải dài từ xã Mẫu Sơn, huyện Lộc Bình đến xã Công Sơn, Mẫu Sơn, huyện Cao Lộc. Dân tộc Dao Lù Gang ở Mẫu Sơn giữ gìn văn hóa Dao thuần túy, từ cách ăn, nếp ở, trang phục cho tới phong tục thờ cúng và lễ hội, bao gồm nghi lễ đám cưới truyền thống.

Thịt quay đòn gánh làng Đường Lâm

Làng Cổ Đường Lâm (Sơn Tây - Hà Nội) còn lưu giữ món thịt quay đòn gánh gắn với câu chuyện lịch sử thủa Ngô Quyền (939 – 944) đánh đuổi quân Nam Hán bảo vệ non sông nước nhà.

Làng cổ Đường Lâm nơi đây vẫn còn lưu giữ lại những nét ẩm thực truyền thống với nhiều món ăn ngon như gà mía, bánh tẻ, kẹo dồi và đặc biệt là thịt quay đòn gánh. Tương truyền vua Ngô Quyền sau khi thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng đã làm món thị quay đòn gánh để khao quân. Đến nay thịt quay đòn gánh vẫn là món ăn có trên mâm cỗ của người dân nơi đây cũng thiết đãi bạn bè, du khách đến thăm Đường Lâm.

Thịt ba chỉ lợn được chọn lọc kỹ càng để làm ra món thịt quay đòn.

Thơm ngon gỏi măng nướng của người Ê đê

Măng là một trong những nguyên liệu phổ biến, ưa thích trong ẩm thực của người Ê đê. Nhiều món ăn ngon được chế biến từ măng làm bữa ăn thêm đa dạng, đặc sắc như măng luộc, măng xào, măng muối chua… Người Ê đê trên địa bàn Đắk Nông còn có món gỏi măng nướng thơm ngon.

Món gỏi măng nướng của người Ê đê. 

Món nướng của người Mạ

Người Mạ trên địa bàn tỉnh ưa thích chế biến các món ăn bằng cách nướng. Các loại thịt nướng từ heo, gà, chuột đồng, chồn, cá suối… trở thành đặc sản trong ẩm thực cộng đồng Mạ. Tuy cách nướng và gia vị khá đơn giản nhưng qua bàn tay khéo léo của người dân nơi đây, món ăn có hương vị riêng biệt, hấp dẫn đến lạ.
Đối với những người con sinh ra trong gia đình người Mạ, họ đã ngấm cái hương vị đồ nướng khi còn chưa biết đi. Nướng là một cách chế biến món ăn phổ biến nhất, gắn với nếp sống, sinh hoạt của người Mạ. 

Đồng bào Mạ giã ớt sả để ướp thịt trước khi nướng trong lễ hội 

Nhớ thời “về sông ăn cá…"

Thuở xưa, ở quê tôi cá tôm đầy sông mặc sức thưởng thức hương vị thơm ngon của đồng đất. Giờ đây, thiên nhiên không còn hào sảng nữa, cá, tôm trở nên hiếm hoi, đắt đỏ…
Đặc sản ở chợ
Chiều chiều, chúng tôi rảo ngang chợ Bình Khánh hoặc Mỹ Long (TP. Long Xuyên, An Giang) để tìm mua những con cá ngon về thưởng thức. Nhiều lúc phải tranh thủ dữ lắm mới mua được vài ba con cá sông, cá đồng chế biến. Hôm trước, ghé qua chợ Bình Khánh thấy người phụ nữ bưng thau cá sông đủ loại như: cá xát, cá vồ đém, cá dảnh, cá mè vinh… Vừa đặt thau cá xuống, nhiều phụ nữ “bu” lại. Chỉ trong chớp mắt, thau cá đã được bán sạch. Từ đó cho thấy, nhu cầu ăn cá sông của dân thành thị là rất cao. 

Trên đỉnh Ba Thê…

Bạn ngại leo núi nhưng lại thích khám phá những bí ẩn của thiên nhiên, những truyền thuyết dân gian và muốn chiêm ngưỡng vẻ đẹp của núi rừng, hãy đưa ngay núi Ba Thê (Thoại Sơn, An Giang) vào lịch trình. Không cao như núi Cấm, không có nhiều công trình được đầu tư quy mô nhưng núi Ba Thê sẽ khiến những “tín đồ” xê dịch thích thú với vẻ hoang sơ hùng vĩ với những câu chuyện huyền bí, đôi khi vẫn còn là ẩn số với người dân nơi đây!

Cách trung tâm TP. Long Xuyên khoảng 40km, núi Ba Thê hiện ra xanh ngút ngàn, nằm vững chãi, chứng kiến biết bao thăng trầm của thời gian. Đây là một trái núi trong cụm núi Ba Thê gồm 5 núi cũng thuộc huyện Thoại Sơn, đó là: Ba Thê, núi Nhỏ, núi Tượng, núi Trọi và núi Chóc.

Núi Ba Thê lớn nhất với độ cao 221m, chu vi khoảng 4.220 m, nằm lẻ loi giữa cánh đồng Tứ giác Long Xuyên, thuộc thị trấn Óc Eo (Thoại Sơn). Năm 2002, đường lên núi Ba Thê được tu sửa để phục vụ du lịch. Đường dài chừng 2km, tráng xi-măng phục vụ nhu cầu du lịch và đi lại của người dân địa phương.