21 thg 6, 2020

Đến miền Trung mà ngỡ 'lạc trôi' ở... miền Tây

Nếu rừng tràm Trà Sư (An Giang) nổi tiếng với hệ sinh thái điển hình ở vùng ngập nước phía Tây sông Hậu, thì ở dải đất miền Trung cũng có "người anh em song sinh": rừng ngập mặn bàu Cá Cái ở xã Bình Thuận, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.

Bàu Cá Cái - Ảnh: NGUYỄN DUY SINH

Chỉ khoảng 5 - 6 năm gần đây, vùng đất này, nơi tôi sinh ra và lớn lên, mới trở thành điểm đến hấp dẫn, mê hoặc bao du khách.

17 thg 6, 2020

Vẻ đẹp Tây Ninh

Vùng đất giáp biên hiện lên trong bộ ảnh của Nguyễn Tấn Tuấn đầy sắc màu với núi Bà Đen, hồ Dầu Tiếng, rừng cao su thay lá... 

Toàn cảnh núi Bà Đen nhìn từ những ô ruộng xanh mướt, điểm xuyết bởi cây thốt nốt. “Đệ nhất thiên sơn” Núi Bà Đen cao 986 m, được xem là “nóc nhà” của vùng Nam bộ, là Di tích lịch sử và danh thắng cấp quốc gia. Bộ ảnh do nhiếp ảnh gia Nguyễn Tấn Tuấn, hiện sống và làm việc tại TP HCM, thực hiện trong các lần về thăm nhà. 

Nhất quỷ, nhì ma, thứ ba... tụi nó!


Bạn có biết cái trái trong hình là trái gì hông? Nếu không biết, quả là hồi nhỏ đi học bạn chưa xứng danh "thứ ba" trong câu Nhất quỷ nhì ma, thứ ba học trò! Đây là trái mắt mèo, một công cụ nghịch phá thuộc dạng có hạng của học trò. Riêng tui, phải thành thật một cách đau khổ mà nhận rằng thời còn đi học tui nghe nói tới tên trái mắt mèo (cái trái trong hình) rất nhiều, nhưng chưa hề được thấy nó, đừng nói chi nghịch với nó. Chỉ tại cái tội hồi đó mình là học sinh ngoan ngoãn, nghiêm túc quá, giờ nhớ lại tui... ân hận quá chừng!

Mùa thu hoạch cói

Khi nắng mùa hè bắt đầu chói chang cũng là lúc người dân ở các xã Quảng Khê, Quảng Trường… huyện Quảng Xương (Thanh Hóa) tất bật vào mùa thu hoạch cói.

Nhũng ngày này, các hộ dân ở các ở huyện Quảng Xương (Thanh Hóa) vào mùa thu hoạch cói.

Khám phá rừng Lam Kinh

Qua hàng trăm năm phát triển, với sự bảo vệ, gìn giữ và chăm sóc của con người, rừng Lam Kinh (Thọ Xuân) đã trở thành tài sản vô giá nơi núi rừng Lam Sơn. Hàng trăm cây cổ thụ trường tồn cùng quần thể lăng tẩm của các vị vua triều hậu Lê đang trở thành địa chỉ tham quan của du khách thập phương.

Đường vào Khu lăng mộ Vua Lê Lợi .

Bánh nậm, bánh gói quê nhà

Bánh nậm, bánh gói là hai loại bánh song hành trong mỗi mẻ hấp của người dân xứ Quảng. Đó là món ăn dân dã của anh thợ cày vừa xong thửa ruộng; là thức quà quê buổi sáng mà các bà, các mẹ cho con, cho cháu; là món quà mỗi dịp về thăm quê vẫn không quên mua vài chục chiếc để làm quà cho láng giềng, đồng nghiệp.

Còn nhớ, sau những vụ mùa thu hoạch lúa, bà tôi thường chọn những loại gạo tẻ ngon nhất vụ để mang ra làm bánh nậm, bánh gói. Bánh của bà nổi tiếng khắp chợ, bởi cái vị đậm đà được nêm nếm kỹ càng của nhân, thơm bùi của lá, của bánh đã làm say lòng người thưởng thức. Bánh gói có hình chóp, được gói khéo léo sau lớp lá chuối; bánh nậm thì dẹt, có hình chữ nhật vuông vức. Mỗi thớ bánh tuy giản đơn, thoạt nhìn đầy dung dị, nhưng cũng ẩn chứa sự kỳ công của người làm bánh. 

Bánh nậm, bánh gói là món ăn đặc trưng của người dân xứ Quảng.