21 thg 6, 2020

Đến miền Trung mà ngỡ 'lạc trôi' ở... miền Tây

Nếu rừng tràm Trà Sư (An Giang) nổi tiếng với hệ sinh thái điển hình ở vùng ngập nước phía Tây sông Hậu, thì ở dải đất miền Trung cũng có "người anh em song sinh": rừng ngập mặn bàu Cá Cái ở xã Bình Thuận, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.

Bàu Cá Cái - Ảnh: NGUYỄN DUY SINH

Chỉ khoảng 5 - 6 năm gần đây, vùng đất này, nơi tôi sinh ra và lớn lên, mới trở thành điểm đến hấp dẫn, mê hoặc bao du khách.

17 thg 6, 2020

Vẻ đẹp Tây Ninh

Vùng đất giáp biên hiện lên trong bộ ảnh của Nguyễn Tấn Tuấn đầy sắc màu với núi Bà Đen, hồ Dầu Tiếng, rừng cao su thay lá... 

Toàn cảnh núi Bà Đen nhìn từ những ô ruộng xanh mướt, điểm xuyết bởi cây thốt nốt. “Đệ nhất thiên sơn” Núi Bà Đen cao 986 m, được xem là “nóc nhà” của vùng Nam bộ, là Di tích lịch sử và danh thắng cấp quốc gia. Bộ ảnh do nhiếp ảnh gia Nguyễn Tấn Tuấn, hiện sống và làm việc tại TP HCM, thực hiện trong các lần về thăm nhà. 

Nhất quỷ, nhì ma, thứ ba... tụi nó!


Bạn có biết cái trái trong hình là trái gì hông? Nếu không biết, quả là hồi nhỏ đi học bạn chưa xứng danh "thứ ba" trong câu Nhất quỷ nhì ma, thứ ba học trò! Đây là trái mắt mèo, một công cụ nghịch phá thuộc dạng có hạng của học trò. Riêng tui, phải thành thật một cách đau khổ mà nhận rằng thời còn đi học tui nghe nói tới tên trái mắt mèo (cái trái trong hình) rất nhiều, nhưng chưa hề được thấy nó, đừng nói chi nghịch với nó. Chỉ tại cái tội hồi đó mình là học sinh ngoan ngoãn, nghiêm túc quá, giờ nhớ lại tui... ân hận quá chừng!

Mùa thu hoạch cói

Khi nắng mùa hè bắt đầu chói chang cũng là lúc người dân ở các xã Quảng Khê, Quảng Trường… huyện Quảng Xương (Thanh Hóa) tất bật vào mùa thu hoạch cói.

Nhũng ngày này, các hộ dân ở các ở huyện Quảng Xương (Thanh Hóa) vào mùa thu hoạch cói.

Khám phá rừng Lam Kinh

Qua hàng trăm năm phát triển, với sự bảo vệ, gìn giữ và chăm sóc của con người, rừng Lam Kinh (Thọ Xuân) đã trở thành tài sản vô giá nơi núi rừng Lam Sơn. Hàng trăm cây cổ thụ trường tồn cùng quần thể lăng tẩm của các vị vua triều hậu Lê đang trở thành địa chỉ tham quan của du khách thập phương.

Đường vào Khu lăng mộ Vua Lê Lợi .

Bánh nậm, bánh gói quê nhà

Bánh nậm, bánh gói là hai loại bánh song hành trong mỗi mẻ hấp của người dân xứ Quảng. Đó là món ăn dân dã của anh thợ cày vừa xong thửa ruộng; là thức quà quê buổi sáng mà các bà, các mẹ cho con, cho cháu; là món quà mỗi dịp về thăm quê vẫn không quên mua vài chục chiếc để làm quà cho láng giềng, đồng nghiệp.

Còn nhớ, sau những vụ mùa thu hoạch lúa, bà tôi thường chọn những loại gạo tẻ ngon nhất vụ để mang ra làm bánh nậm, bánh gói. Bánh của bà nổi tiếng khắp chợ, bởi cái vị đậm đà được nêm nếm kỹ càng của nhân, thơm bùi của lá, của bánh đã làm say lòng người thưởng thức. Bánh gói có hình chóp, được gói khéo léo sau lớp lá chuối; bánh nậm thì dẹt, có hình chữ nhật vuông vức. Mỗi thớ bánh tuy giản đơn, thoạt nhìn đầy dung dị, nhưng cũng ẩn chứa sự kỳ công của người làm bánh. 

Bánh nậm, bánh gói là món ăn đặc trưng của người dân xứ Quảng. 

Mát dịu sương sâm

Sương sâm hay còn gọi là nhân sâm là món ăn vô cùng dân dã, giản dị mà có lẽ với những ai sinh ra từ làng đều biết đến. Gọi là dân dã, giản dị bởi nguyên liệu và cả khâu chế biến sương sâm rất gần gũi, quen thuộc, dễ làm.

Ngày trước, ở quê tôi, cây sương sâm hay mọc ngoài triền núi hoặc xen lẫn với các loại cây ngoài bờ rào. Sương sâm là loại dây leo có lá màu xanh, hình gần giống trái tim. Khi tiết trời chuyển sang những ngày hè nắng, mẹ tôi hay hái lá sương sâm về để làm món ăn có tên gọi giống hệt nguyên liệu tạo nên. 

Những ngày nắng nóng, món sương sâm ăn kèm với nước cốt dừa giúp giải khát, thanh nhiệt cơ thể. 

Qua miền sơn cước

Nhiều người cho rằng, vùng núi Quảng Ngãi "không bằng... một góc" vùng cao Tây Bắc. Nhưng với riêng tôi, đã đặt chân đến vùng núi cao của quê hương rất nhiều lần qua những chuyến công tác, thì mảnh đất vùng cao ấy cũng không thiếu những nét đặc trưng, hấp dẫn và thú vị riêng.

Huyện miền núi Sơn Hà với vẻ đẹp rất đỗi giản dị được phác họa lên từ núi non hùng vĩ, hoa lá ven đường, căn nhà sàn nhỏ nhắn, e ấp bên sườn đồi..., nhất là nếp sinh hoạt mang đậm dấu ấn văn hóa truyền thống của đồng bào Hrê nơi đây.

Huyện miền núi này là không gian lý tưởng để mỗi người tìm về, với cảm giác bình yên, để được sống chậm lại, đắm mình giữa thiên nhiên hiền hòa. Đến đây, ta như lạc vào một khung cảnh hoàn toàn khác, cái hoang sơ, dung dị của thiên nhiên và con người nơi đây như góp phần tô điểm nên một bức tranh “cao sơn lưu thủy, phong cảnh hữu tình”. 

Ruộng bậc thang ở xã Sơn Ba (Sơn Hà). ẢNH: BÙI THANH TRUNG 

Về bức ảnh cổ thành Quảng Ngãi đầu thế kỷ XX: Trăm năm người xưa, chuyện cũ

Có lẽ cho đến nay, khó có thể tìm thấy hình ảnh nào về Quảng Ngãi cách đây hơn trăm năm trước, trừ dăm bức ảnh bờ xe nước sông Trà do người Pháp chụp. Vừa rồi, tôi tìm thấy một bức ảnh chụp ở cổ thành Quảng Ngãi vào đầu thế kỷ XX. Bức ảnh gợi đôi điều về một tỉnh thành cũ mà dường như nay khó tìm ra dấu vết, vài hình bóng người xưa, cùng câu chuyện lịch sử ở cổ thành này vào thời gian đó.

Các cổ thành ở Quảng Ngãi
Quảng Ngãi có nhiều cổ thành. Thành Châu Sa là một tòa thành đất của người Chăm, hư hao nhiều, nhưng nay vẫn còn ít nhiều hào, lũy nguyên vẹn, dù đã trải qua hơn mười thế kỷ dãi dầu nắng mưa và lắm cuộc binh đao. Và cũng là của người Chăm, thành Cổ Lũy, thành Bàn Cờ giờ cũng chơ vơ cùng tuế nguyệt. Một thành đất khác, thấm đẫm trong đó ít nhiều huyền thoại, gắn liền với bước chân Quang Chiếu vương Mai Đình Dõng trấn nhậm vùng đất này vào năm 1571, nay cũng còn một đoạn thành. Rồi Phú Nhơn, Phú Đăng, từng là nơi đóng lỵ sở thời còn dinh, trấn Quảng Ngãi, trước khi thành Quảng Ngãi dựng xây kiên cố, nay dường như đã xóa mờ dấu vết. Ở các phủ, huyện xưa, cũng có các tòa thành, như đôi dòng ghi chép trong "Đại Nam nhất thống chí" hay "Đồng Khánh địa dư chí" cách đây hơn trăm năm, nhưng khó có thể nào tìm ra hình hài ngày trước. 

Bức ảnh chụp cổ thành Quảng Ngãi đầu thế kỷ XX. Ảnh tư liệu của Đăng Vũ 

Chèo thúng đưa khách du ngoạn đảo Bé

Từ chỗ phát triển nhỏ lẻ thì nay công việc này đã phát triển thành một nghề chuyên nghiệp, trở thành nghề “hot” của ngư dân. Nếu một lần đến đây, du khách đừng quên bỏ lỡ chuyến hành trình khám phá những rặng san hô gần bờ, ngắm cảnh quan đảo Bé trên những chiếc thúng của ngư dân.

“Phiêu” trên thúng

Với lời hẹn trước, từ cổng đảo Bé, lão ngư Lê Minh Quang, 60 tuổi, “người thủ lĩnh” đội thuyền thúng lặn ngắm san hô với khuôn mặt trẻ hơn tuổi vồn vã đón khách, dùng xe di chuyển khách ra bãi sau.

Ra đến nơi, những đồng nghiệp của ông Quang đã sẵn sàng phương tiện phục vụ. 5 chiếc thúng, mỗi thúng độ khoảng 2-3 khách. Họ là những người đàn ông trung niên, là những trai tráng sống trên đảo, có kinh nghiệm chèo thúng và tuyệt nhiên không có phụ nữ. Bởi phụ nữ thì không đủ sức vượt qua những con sóng mạnh mẽ.