28 thg 1, 2020

Ai tới Gò Khổng Tước mà chưa ăn bánh nghệ?

Ông Năm Lâm bận bịu khi cha bệnh nặng nên mãi tới năm ngoái mới dự lễ hội bánh dân gian, và nhờ đó người đời mới biết bánh nghệ xứ Gò Công. Mà ăn dịp tết đoàn viên mới đã!

Bánh nghệ Gò Công 

Không phải ai ở Gò Công (Gò Khổng Tước) cũng biết bánh nghệ. Sao vậy? Vợ chồng thầy giáo Lê Kim Sơn ở xã Tân Tây, Gò Công Đông tự tay làm món bánh nghệ đãi khách, giải thích: "Có lẽ vì lò bánh làm quá ít, bán từ sáng sớm tới 9h là hết".

Kế bên quầy bánh nghệ là người làm thịt khìa, xắt sợi, làm nước mắm tỏi ớt… Nếu hôm nào có ai đó mua gần hết số bánh nghệ (đơn) về nhà làm tiệc, gánh thịt khìa cũng dọn về sớm.

17 thg 1, 2020

Hát Then – Giai điệu của “thần tiên”

Hát Then đời sống sinh hoạt văn hoá tín ngưỡng, tâm linh của các tộc người Tày, Nùng, Thái ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam, được ví là điệu hát của “thần tiên”. Các chuyên gia của UNESCO đã tìm thấy trong Then những giá trị nhân sinh quan, đã vượt ra ngoài phạm vi của một vùng, một tỉnh hay một quốc gia mà đã trở thành Di sản phi vật thể đại diện của nhân loại. 

Theo quan niệm của tộc người Tày, Then có nghĩa là “Trời”. Hát Then là một loại hình diễn xướng âm nhạc tín ngưỡng dân gian, có nội dung thuật lại cuộc hành trình của con người lên thiên giới cầu xin Then ban cho những điều may mắn và một cuộc sống tốt lành. Vì thế, hát Then của người Tày vừa phản ánh chuyện đời sống, bản mường, đến chuyện tình yêu, ma chay, cưới hỏi… Hát Then là một màn trình diễn nghệ thuật lôi cuốn, có khả năng đưa con người chìm đắm vào miền siêu thực. Vì thế, khi nghiên cứu sâu các lễ Then cổ truyền, các nhà nghiên cứu thấy rõ nhân sinh quan, thế giới quan và bản sắc văn hóa của đồng bào Tày. 

“Thầy Then trong đời sống các tộc người Tày, Nùng, Thái còn là trí thức dân tộc, vì họ biết rất nhiều thứ, đưa ra lời khuyên về mùa màng, đời sống...”.
GS. TSKH Tô Ngọc Thanh,
Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam
Để có cái nhìn đầy đủ hơn về nghệ thuật hát Then, chúng tôi đã lên huyện miền cao Chiêm Hoá (Tuyên Quang), vùng đất được coi là cái nôi hình thành nên những làn điệu hát Then quyến rũ của người Tày.

Người Lự cúng vía trâu

“Mo khoăn khoai” là một nghi lễ tâm linh của đồng bào Lự ở tỉnh Lai Châu, nhằm tỏ lòng biết ơn tới những "ông trâu" - loài vật gần gũi với bà con nông dân. 

Lễ cúng vía trâu của người Lự ở xã Bản Hon, huyện Tam Đường thường được tổ chức sau khi kết thúc mùa màng, nhằm tạ ơn loài vật này đã nỗ lực đồng hành, cùng người dân lao động sản xuất để mang lại vụ mùa bội thu cho bản làng. Lễ này thường được tổ chức tại một khu bãi ruộng rộng, với sự tham gia của tất cả các hộ dân trong bản.

Để thực hiện lễ “Mo khoăn khoai”, đồng bào Lự mời 5 thầy cúng (1 thầy cúng chính và 4 thầy cúng phụ). Các thầy cúng được chọn là những người có uy tín trong cộng đồng, có cuộc sống gia đình hòa thuận, hạnh phúc.

Cộng đồng người Lự ở xã Bản Hon, huyện Tam Đường thường chọn thửa ruộng bậc thang bằng phẳng, có diện tích lớn để tiến hành nghi lễ cúng vía trâu.

Phố Cửa Nam: Những bí mật lịch sử

Phố Cửa Nam là nơi ghi dấu một sự kiện lịch sử làm chấn động xứ Đông Dương năm 1908 - sự kiện Hà thành đầu độc. 

Phố Cửa Nam là một con phố dài khoảng 240 mét, kéo dài từ đầu phố Phan Bội Châu đến đường Lê Duẩn, thuộc quận Hoàn Kiếm của Hà Nội. Đây là một con phố gắn với nhiều câu chuyện lịch sử đáng nhớ của thủ đô

Bí ẩn bức tường đá cổ trên đường Phùng Hưng

Quanh bức tường đá trăm tuổi bên đường Phùng Hưng, sự thâm trầm của lịch sử và dòng chảy sôi động của cuộc sống dường như đã hòa quyện để tạo nên một không gian độc đáo, mang đậm bản sắc Hà Nội...

Nhắc đến đường Phùng Hưng ở Hà Nội, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến hình ảnh của bức tường xây bằng đá tảng chạy dài hàng km dọc theo tuyến đường này. Phía sau bức tường đó là cả một phần lịch sử của Hà Nội.

16 thg 1, 2020

Bí mật tên gọi chợ Bắc Qua Hà Nội

Dù đã trải qua nửa thế kỷ tồn tại, chợ Bắc Qua vẫn giữ được những nét dân dã đặc sắc, điều mà nhiều khu chợ lâu đời khác của thủ đô đã để mất theo sự đổi thay của thời cuộc...

Nằm phía sau chợ Đồng Xuân – khu chợ lâu đời và nổi tiếng bậc nhất Hà Nội, chợ Bắc Qua là một khu chợ có lịch sử khá thú vị mà không phải ai cũng biết.

Cặp rồng đá 500 tuổi ở điện Kinh Thiên

Đôi rồng đá điện Kính Thiên được dựng năm 1467, được đánh giá là di sản kiến trúc tuyệt tác, tiêu biểu cho nghệ thuật điêu khắc thời Lê Sơ.

Là nơi vua thiết triều và đưa ra những quyết sách cho cả dân tộc, điện Kính Thiên từng là cung điện quan trọng nhất ở Hoàng thành Thăng Long. Dấu tích đáng kể nhất còn lại đến ngày nay của cung điện này là cặp rồng đá nguyên khối chầu hai bên lối lên thềm trước điện

Mê đắm vẻ đẹp kỳ vĩ của dòng sông Đuống huyền thoại

Sông Đuống hay còn gọi sông Thiên Đức là một dòng sông nổi tiếng ở Việt Nam. Không chỉ xuất hiện trong thơ ca, sông Đuống còn là nguồn cung cấp nước cho hoạt động sản xuất nông nghiệp. Đặc biệt, nguồn nước sông Đuống được dùng để sản xuất nước sạch sinh hoạt.

Là một trong những dòng sông nổi tiếng nhất Việt Nam, sông Đuống còn có tên gọi khác là sông Thiên Đức với chiều dài 68 km, nối sông Hồng với sông Thái Bình.

15 thg 1, 2020

Đậm đà hương vị cà phê trứng Hà Nội

“Đã từng uống cà phê ở nhiều nơi, nhưng cà phê ở Hà Nội ấn tượng hơn cả, đặc biệt là cà phê trứng. Cà phê trứng thực sự là một sự khám phá mới trong hành trình đến Việt Nam”, Đó là những gì blogger nổi tiếng Jodi Ettenberg từng chia sẻ trên trang du lịch AFAR về món đồ uống đặc biệt này của Hà Nội. 

Với những thực khách đã từng thưởng thức món đồ uống này, dù khó tính đến mấy cũng đều bị chinh phục cả về thị giác và vị giác. Có lẽ vì thế mà bất kỳ một du khách quốc tế nào khi đến Hà Nội cũng tìm đến những quán cà phê nổi tiếng lâu đời như Giảng, Đinh, Yên… để thưởng thức món đồ uống hương vị đặc trưng này của Hà Nội.

Nằm sâu trong con ngõ nhỏ phố Giang Văn Minh, quán cà phê Yên là địa điểm thưởng thức cà phê trứng lý tưởng ở Hà Nội.

Thưởng thức Bánh mì 25

Bánh mì là món ăn ưa thích của nhiều du khách khi đến với Hà Nội. Hà Nội có rất nhiều hàng bánh mì ngon nức tiếng, với đủ loại mức giá từ bình dân cho tới đắt tiền. Trong đó, cửa hàng Bánh mì 25 là một địa điểm được nhiều du khách quốc tế tìm đến để thưởng thức món bánh mì của người Hà Nội. 

Khi đọc trên mạng tôi thấy có đánh giá tốt của những người đã từng đến ăn ở quán Bánh mì 25. Vì khá tò mò món bánh mì của quán mà tôi cũng quyết định tìm đến mua thử. Và quả thật, tôi cũng khá ngạc nhiên khi trong khoảng 2 tiếng đồng hồ ngồi ở quán thì hầu hết các vị khách đến xếp hàng mua đều là những vị khách nước ngoài.

Chị Malan- du khách chia sẻ: “Khi đến du lịch Hà Nội, tôi có tìm thông tin về các điểm chơi và món ăn về thành phố này trên trang TripAdvisor. Có khá nhiều người giới thiệu nên tôi tìm đến ăn thử. Đây là lần đầu tiên tôi ăn bánh mì ở phố cổ Hà Nội, tôi thấy vị bán ngon hơn so với những nơi tôi đã từng ăn. Hơn nữa, ông chủ cửa hàng rất nhiệt tình khi giới thiệu cho tôi lựa chọn được vị bánh ngon”.

Cửa hàng bánh mỳ 25 nằm trên con phố Hàng Cá là món ăn của đông đảo khách du lịch khi ghé thăm Hà Nội.