1 thg 9, 2019

Duyên dáng trang phục dân tộc Dao Khâu

Từ lâu đời, người Dao Khâu đã biết trồng cây bông, kéo sợi, làm nguyên liệu để thêu, dệt tạo ra những sản phẩm thổ cẩm riêng biệt mang đậm bản sắc tộc người.

Tinh tế trong từng đường thêu
Người Dao Khâu hay còn gọi là Kim Miền (hoặc Kìm Miền), là một trong những nhánh Dao di cư sang Việt Nam sớm nhất nên họ được xem như thuộc nhóm Dao đại bản. Đây là nhóm người Dao tiêu biểu trong cộng đồng dân tộc Dao ở Việt Nam. Hiện nay, đồng bào sinh sống tập trung ở các huyện Than Uyên, Sìn Hồ, Phong Thổ thuộc tỉnh Lai Châu. Người dân địa phương gọi nhóm dân tộc Dao này là Dao Khâu, bởi chiếc khăn của người phụ nữ quấn trên đầu trông giống như chiếc sừng. Trong tiếng Thái, “khâu” có nghĩa là “cái sừng”.

Trang phục lễ hội của thiếu nữ Dao Khâu. 

Cá bống suối nướng vùi ngon từ thịt ngọt từ xương

Cá nướng vùi thơm xênh xang và mềm ngọt nước, thực sự là món mang đậm hương miền rừng, nguyên vẹn vị ẩm thực quê bản, rất xứng đáng được nhắc đến chứ không chỉ riêng món cá nướng gập.

Món Pa pho

Đã có nhiều bài viết về món cá nướng của người Thái ở miền Tây Bắc, nhưng chủ yếu là về món cá nướng gập - pa pỉnh tộp, hiếm bài nhắc tới món cá nướng vùi - pa pho.

Về Đắk Lắk ăn bánh canh 'Hà Lan'

Nhắc đến bánh canh, người ta thường nghĩ ngay đến những địa danh nổi tiếng như: bánh canh chả cá Nha Trang, bánh canh Trảng Bàng Tây Ninh, bánh canh Nam Phổ Huế, bánh canh ghẹ Vũng Tàu, bánh canh bột xắt miền Tây...

Bánh canh 'Hà Lan' - Ảnh: TN

Nhưng tại mảnh đất Tây Nguyên, lại có thêm một loại bánh canh đặc biệt, mùi vị đặc trưng thơm ngon, đó chính là bánh canh Hà Lan, được chính con người ở đất Hà Lan chế biến.

Thương nhớ cà đắng núi rừng

Cà đắng là một trong những món ăn lần đầu phải nếm vị đắng dần dần thành quen dễ gây ghiền. Món ăn từ cà đắng là niềm tự hào của các dân tộc như: Ê đê, M’Nông, Gia Rai,…

Trái cà đắng

Đặt chân đến đại ngàn Tây Nguyên hùng vĩ cùng con người chân chất, dân dã nhưng vô cùng mến khách, bên cạnh sự choáng ngợp vẻ đẹp hoang sơ về phong cảnh núi rừng, đặc biệt hơn là thế giới ẩm thực không chê vào đâu được.

29 thg 8, 2019

Những làng nghề truyền thống ở Tuyên Quang

Làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang khá phong phú, mang đậm bản sắc văn hóa địa phương, tiêu biểu như: nghề trồng bông, dệt thổ cẩm, nghề thêu, đan lát, chế biến nông lâm sản...Các làng nghề góp phần giải quyết việc làm mang lại thu nhập cho người dân.

Nghề đan nón Minh Quang


Nghề đan nón tre xuất hiện ở xã Minh Quang vào năm 2016, để đan hoàn chỉnh 1 sản phẩm nón tre mất rất nhiều công đoạn. Mỗi công đoạn đều cần sự tỉ mỉ và kỳ công khác nhau như: vào rừng lựa tre, ngâm tre, chẻ lạt, đan thành nón, quét sơn, dầu bóng… Sự khéo léo, tinh tế của người thợ cũng là một yếu tố quan trọng làm nên thành công của sản phẩm.

Bánh ong - hương vị Tết ngọt ngào, dân dã của người dân Hà Tĩnh

Bánh ong (còn gọi là bánh chè lam) thường xuất hiện trên bàn thờ gia tiên hay bên cạnh khay bánh mứt ngày Tết tại nhiều vùng quê Hà Tĩnh. Món ăn dân dã mang hương vị của ruộng đồng nhưng có sức mạnh ghê gớm, làm khơi gợi những ký ức tuổi thơ đẹp đẽ, khiến những người con xa quê phải khắc khoải nỗi nhớ nhà khi không thể trở về với Tết đoàn viên...

Bánh ong là món ăn có ở nhiều vùng quê khác nhau trên cả nước, mỗi nơi có những công thức và những biến thể khác nhau nhưng tựu chung lại đều có các nguyên liệu cơ bản là bột nếp, mật mía, gừng tươi, lạc rang và vừng trắng. Tại các xã Sơn Tiến, Sơn Lệ, Sơn An… ở huyện biên giới Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh, món bánh ong đã có từ hơn một thế kỷ. Ngoài các nguyên liệu cơ bản nói trên, người dân nơơi đây còn cho thêm bột quế vào bánh ong để tăng thêm mùi thơm cho món ăn này.

Hà Tĩnh - miền đất giàu tiềm năng du lịch sinh thái



Lắng đọng dòng La


Sông La - một con sông “không nguồn, không cửa” nhưng đã khởi nguồn cho biết bao giá trị văn hóa, lịch sử của quê hương Hà Tĩnh. Những giá trị ấy và cảnh sắc đôi bờ sông La cũng ẩn giấu nhiềm tiềm năng du lịch trải nghiệm chưa được khai thác.

Bắt đầu ở điểm cuối của 2 con sông Ngàn Sâu, Ngàn Phố tại ngã ba Tam Soa, sông La chảy qua 15 km làng mạc, xóm thôn, đến ngã ba Phủ (Nghi Xuân) thì hợp lưu với dòng Lam đổ ra biển cả. Trên bản đồ, hầu như sông La không có khúc nào thẳng. Ngay từ điểm bắt đầu, sông đã vồng lên hướng Bắc thành một vòng cung lách qua bãi Ngưu Chữ rồi lại lượn một vòng cung chếch về hướng Đông Nam lách mình dưới cầu Thọ Tường ôm ấp các làng quê và cuối cùng là uốn mình thành một vòng cung nhỏ theo hướng Bắc mới nhập vào dòng Lam.


Bánh đúc đỏ Hương Sơn - Món ngon bạn nên thử một lần trong đời

Không ít người, khi về với phố núi Hương Sơn (Hà Tĩnh) đã bị “mê hoặc” bởi những chiếc bánh đúc gạo đỏ thơm hương gạo lứt. Bánh đúc đỏ tuy giản dị nhưng thấm đượm tình quê mộc mạc, ăn một lần nhớ mãi không quên.

Đã gần 30 năm nay, mỗi ngày, bà Nguyễn Thị Tuyết (xã Sơn Thịnh) đều dậy từ 2h sáng tất tả chuẩn bị cho nồi bánh đúc đỏ để kịp bán tại chợ quê buổi sớm. Món bánh dân dã, mộc mạc, thấm đượm hồn quê này đã gắn bó với gia đình bà suốt từ nhiều đời nay. Bà thường mang bánh đi bán ở chợ Gôi (Sơn Thịnh), chợ Choi (Sơn Hà) và cũng đã có một lượng khách hàng thân thiết không nhỏ. Bánh đúc đỏ của bà từ lâu còn trở thành món quà quê dân dã mà người đi xa trở về thường lựa chọn để mang theo.

Gia đình bà Nguyễn Thị Tuyết đã gắn bó với món bánh đúc đỏ từ nhiều đời nay

Bóng làng thân thương…