29 thg 8, 2019

Những làng nghề truyền thống ở Tuyên Quang

Làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang khá phong phú, mang đậm bản sắc văn hóa địa phương, tiêu biểu như: nghề trồng bông, dệt thổ cẩm, nghề thêu, đan lát, chế biến nông lâm sản...Các làng nghề góp phần giải quyết việc làm mang lại thu nhập cho người dân.

Nghề đan nón Minh Quang


Nghề đan nón tre xuất hiện ở xã Minh Quang vào năm 2016, để đan hoàn chỉnh 1 sản phẩm nón tre mất rất nhiều công đoạn. Mỗi công đoạn đều cần sự tỉ mỉ và kỳ công khác nhau như: vào rừng lựa tre, ngâm tre, chẻ lạt, đan thành nón, quét sơn, dầu bóng… Sự khéo léo, tinh tế của người thợ cũng là một yếu tố quan trọng làm nên thành công của sản phẩm.

Bánh ong - hương vị Tết ngọt ngào, dân dã của người dân Hà Tĩnh

Bánh ong (còn gọi là bánh chè lam) thường xuất hiện trên bàn thờ gia tiên hay bên cạnh khay bánh mứt ngày Tết tại nhiều vùng quê Hà Tĩnh. Món ăn dân dã mang hương vị của ruộng đồng nhưng có sức mạnh ghê gớm, làm khơi gợi những ký ức tuổi thơ đẹp đẽ, khiến những người con xa quê phải khắc khoải nỗi nhớ nhà khi không thể trở về với Tết đoàn viên...

Bánh ong là món ăn có ở nhiều vùng quê khác nhau trên cả nước, mỗi nơi có những công thức và những biến thể khác nhau nhưng tựu chung lại đều có các nguyên liệu cơ bản là bột nếp, mật mía, gừng tươi, lạc rang và vừng trắng. Tại các xã Sơn Tiến, Sơn Lệ, Sơn An… ở huyện biên giới Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh, món bánh ong đã có từ hơn một thế kỷ. Ngoài các nguyên liệu cơ bản nói trên, người dân nơơi đây còn cho thêm bột quế vào bánh ong để tăng thêm mùi thơm cho món ăn này.

Hà Tĩnh - miền đất giàu tiềm năng du lịch sinh thái



Lắng đọng dòng La


Sông La - một con sông “không nguồn, không cửa” nhưng đã khởi nguồn cho biết bao giá trị văn hóa, lịch sử của quê hương Hà Tĩnh. Những giá trị ấy và cảnh sắc đôi bờ sông La cũng ẩn giấu nhiềm tiềm năng du lịch trải nghiệm chưa được khai thác.

Bắt đầu ở điểm cuối của 2 con sông Ngàn Sâu, Ngàn Phố tại ngã ba Tam Soa, sông La chảy qua 15 km làng mạc, xóm thôn, đến ngã ba Phủ (Nghi Xuân) thì hợp lưu với dòng Lam đổ ra biển cả. Trên bản đồ, hầu như sông La không có khúc nào thẳng. Ngay từ điểm bắt đầu, sông đã vồng lên hướng Bắc thành một vòng cung lách qua bãi Ngưu Chữ rồi lại lượn một vòng cung chếch về hướng Đông Nam lách mình dưới cầu Thọ Tường ôm ấp các làng quê và cuối cùng là uốn mình thành một vòng cung nhỏ theo hướng Bắc mới nhập vào dòng Lam.


Bánh đúc đỏ Hương Sơn - Món ngon bạn nên thử một lần trong đời

Không ít người, khi về với phố núi Hương Sơn (Hà Tĩnh) đã bị “mê hoặc” bởi những chiếc bánh đúc gạo đỏ thơm hương gạo lứt. Bánh đúc đỏ tuy giản dị nhưng thấm đượm tình quê mộc mạc, ăn một lần nhớ mãi không quên.

Đã gần 30 năm nay, mỗi ngày, bà Nguyễn Thị Tuyết (xã Sơn Thịnh) đều dậy từ 2h sáng tất tả chuẩn bị cho nồi bánh đúc đỏ để kịp bán tại chợ quê buổi sớm. Món bánh dân dã, mộc mạc, thấm đượm hồn quê này đã gắn bó với gia đình bà suốt từ nhiều đời nay. Bà thường mang bánh đi bán ở chợ Gôi (Sơn Thịnh), chợ Choi (Sơn Hà) và cũng đã có một lượng khách hàng thân thiết không nhỏ. Bánh đúc đỏ của bà từ lâu còn trở thành món quà quê dân dã mà người đi xa trở về thường lựa chọn để mang theo.

Gia đình bà Nguyễn Thị Tuyết đã gắn bó với món bánh đúc đỏ từ nhiều đời nay

Bóng làng thân thương…


Mục sở thị cây thị cổ hơn 700 tuổi ở Hà Tĩnh

Trải qua hơn 7 thế kỷ, cây thị cổ ở xã Sơn Phúc, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) vẫn sừng sững, đầy sức sống, tỏa bóng xanh mát, trĩu quả khi vào mùa. Đặc biệt “cụ thị” này còn gắn với sự tích cứu Vua Lê Lợi.

Cây thị cổ nằm trong khu vườn của gia đình bà Trần Thị Nhuận, thuộc xóm Kim Sơn 2, xã Sơn Phúc. Cây cao khoảng 35 - 40m, tán lá rộng chừng 30m, đường kính thân cây 5 người ôm không xuể. Gốc cây sần sùi, rêu xanh bám quanh. Phía trong gốc cây rỗng, 2 - 3 người có thể ngồi vừa trong đó.

28 thg 8, 2019

Hấp dẫn bạch tuộc chợ đảo Cù Lao Chàm

Hằng năm, khoảng tháng 6 đến tháng 7, khi từng đợt gió Lào hầm hập nóng tràn về, người dân chài vùng biển Cù Lao Chàm (Hội An, Quảng Nam) lại vào mùa câu bạch tuộc. 

Bạch tuộc vừa được ngư dân Cù Lao Chàm bắt lên. THANH LY 

Theo kinh nghiệm, những ngày này chỉ cần ra cách bờ chừng vài hải lý, dân chài sẽ bắt gặp từng đàn bạch tuộc theo dòng hải lưu đi kiếm mồi.

Bánh cuốn Quảng Trị sao thiếu được vị cay nồng nước chấm

Bánh cuốn thì nơi nào cũng có. Nhưng làm nên cái đặc biệt cho bánh cuốn hẻm Quảng Trị vẫn là hương vị cay nồng, thấm tháp nổi bật trong từng chén nước chấm. Một hương vị mang đậm bản sắc ẩm thực của người dân Quảng Trị.

Sự kết hợp hài hòa giữa thịt, rau, bánh cùng nước chấm

Bánh cuốn hẻm là tên gọi của một tiệm bánh cuốn nằm trong một con hẻm nhỏ trên đường Trần Hưng Đạo (thị xã Quảng Trị) được mở từ năm 1994. Chẳng do người chủ đặt ra, bánh cuốn hẻm là cái tên do tự người dân nơi đây cùng du khách truyền miệng mà nên.

Yêu con gái xứ Nghệ, yêu luôn món cháo lươn trứ danh

Cứ mỗi lần về Nghệ An là tôi cứ phải thưởng thức cho bằng được cháo lươn. Lươn đồng nấu cháo là ngon nhất vì giữ được vị ngọt tự nhiên, dai và thơm. Đặc biệt, phải có hành lá và rau răm để khử mùi tanh của lươn và cân bằng tính hàn - nhiệt.

Bát cháo lươn mà tôi được ăn ngày ra mắt

Tôi sinh ra và lớn lên ở Quảng Bình nhưng có nhiều nhân duyên với mảnh đất Nghệ An. Quê ngoại tôi ở Vinh, tôi cũng trót đem lòng thương cô gái Nghệ dịu dàng, chịu thương chịu khó. Nhờ vậy mà tôi cũng có dịp thưởng thức nhiều món đặc sản của miền đất này, trong đó có món cháo lươn thơm ngon trứ danh.