3 thg 6, 2019

Bình yên những nếp nhà tranh nơi quê Bác

Có những ngôi làng giản dị mang tên làng Sen, làng Trù, quanh quanh ngõ nhỏ lũy tre xanh rì là bao nếp nhà tranh mộc mạc, thoảng hương sen, hương cau, hương đất nâu - nơi những vồng khoai, lạc... tươi ngọn vươn lên trong nắng sớm. Làng ấy, quê ấy bao năm nay dường như đã trở thành quê Chung, mà mỗi khi nhớ đến, lại hiện hữu êm ả mái tranh nghiêng bóng, vẳng câu dân ca đằm sâu cùng đồng bãi núi sông. 

Ngôi nhà của cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc - thân phụ Chủ tịch Hồ Chí Minh tại làng Sen, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn. Ngôi nhà tranh giản dị, ẩn dưới bóng mát những hàng cau và biết bao cây lá xanh rì này là nơi mà vị Chủ tịch muôn vàn kính yêu của dân tộc Việt Nam đã sống những năm tháng ấu thơ. Ảnh: Lê Thắng 

Đập Bến Thóc - dấu ấn một dòng sông

Đập Bến Thóc, xã Đức Hiệp (Mộ Đức) là một trong những công trình đầu tiên cắt dòng sông Vệ đưa nước tưới cho các cánh đồng hạ lưu phía nam, phía bắc huyện Mộ Đức trong những năm đầu thế kỷ XX. Nơi đây, không chỉ để lại dấu ấn dẫn thủy nhập điền, mà còn là nơi giao lưu buôn bán giữa miền xuôi, miền ngược.

Đưa chúng tôi đi qua những di tích đập Bến Thóc, chợ Vom, ga Lam Điền, nhiều lão nông tri điền cho rằng, đây là ba nơi giao thương ghi dấu một thời khi đường bộ chưa phát triển. Người dân đã tận dụng đường thủy sông Vệ đưa ghe chở nông, lâm sản từ huyện Ba Tơ đến đập Bến Thóc. Từ đây, các tiểu thương vận chuyển hàng hóa đến chợ Vom, đến ga Lam Điền, để đưa đi các nơi tiêu thụ.

Miền đất của những bức tường bằng đá

Chỉ với kỹ thuật đơn giản, người dân đã sắp xếp, chất chồng những viên đá núi thành bức tường kiên cố như một chiếc áo giáp cứng cáp giữ đất cho nhà, cho làng của mình. Về các xã phía tây của huyện Nghĩa Hành, thật lạ mắt, thú vị khi bắt gặp hình ảnh những bức tường đá đơn sơ như vậy.

Từ TP.Quảng Ngãi theo Tỉnh lộ 624 nối Nghĩa Hành – Minh Long, qua khỏi đèo Eo Gió có những ngôi nhà dọc đường nằm trên triền núi, dưới bóng cây mát mẻ. Đấy là xóm Đèo, thôn Phú Lâm Đông, xã Hành Thiện có khoảng 70 ngôi nhà có những bức tường, hàng rào bằng đá.

Ông Lê Thanh Tùng (1950) ở xóm Đèo nhớ lại những ngày đầu tiên đến chân đèo Eo Gió khai hoang, làm nhà. Trước đây, nhà ông ở xóm trong, những năm 1986 – 1987, cả xóm bị những trận lụt lớn, dồn dập khiến nhà cửa hư hỏng hết. Những người dân ở xóm trong phải chạy lụt chuyển đến chân núi tránh lũ.

Khám phá Hồ Lắk

Hồ Lắk là hồ nước ngọt tự nhiên lớn thứ hai tại Việt Nam sau Hồ Ba Bể, được bao quanh bởi các dãy núi lớn và những cánh rừng nguyên sinh bạt ngàn. Tất cả tạo nên bức tranh “sơn thủy hữu tình” với mặt nước mênh mông dưới những ngọn núi trùng điệp, trở thành điểm đến hấp dẫn đối với du khách muốn trải nghiệm cảm giác mộc mạc và gần gũi thiên nhiên. 

Quang cảnh bình yên bên Hồ Lắk. Ảnh: Tuấn Anh – TTXVN 

Cách trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) hơn 50 km, Hồ Lắk nằm bên thị trấn Liên Sơn, huyện Lắk (Đắk Lắk). Khởi nguồn từ mạch nước ngầm của dãy núi Chư Yang Sin hùng vĩ đã hình thành nên lòng hồ rộng lớn này. Vào mùa khô, diện tích hồ đạt khoảng 500 ha, đến mùa mưa, mặt nước mở rộng 700-900 ha, đây cũng là mùa đẹp nhất, khi mực nước lên cao, mặt hồ xanh thẳm, in bóng mây trời. Xung quanh hồ có những dãy núi lớn được bao phủ bởi thảm rừng nguyên sinh với diện tích hơn 10.000 ha cùng hệ động vật, thực vật phát triển đa dạng về chủng loại.

Ghềnh Ráng Tiên Sa - bãi biển của truyền thuyết

Ở Quy Nhơn (Bình Định) có một bãi biển đẹp như tranh là Ghềnh Ráng Tiên Sa (thuộc P. Ghềnh Ráng). 

Nơi đây đá chất ngổn ngang tạo thành ghềnh, quanh năm đùa giỡn cùng biển xanh màu ngọc bích 

Điểm đặc biệt của nơi đây chính là quần thể những bãi đá nằm liền kề nhau và những bãi đá tập trung theo đường cong của eo núi Xuân Vân. Núi xanh soi bóng với biển xanh. Nhờ vào vẻ đẹp độc đáo mà Ghềnh Ráng luôn thu hút khách du lịch khi đến Quy Nhơn.

Vương quốc rêu trên đỉnh Tà Xùa

Đỉnh núi Tà Xùa sừng sững nhô lên giữa rừng nguyên sinh huyện Trạm Tấu, Yên Bái. Trải dài từ độ cao khoảng 2.600m lên đến tận đỉnh cao nhất của núi Tà Xùa với chóp inox ghi độ cao 2.865m đẹp ma mị, huyền bí được ví như vương quốc của loài rêu.

Cảnh đẹp như tranh vẽ của vương quốc rêu Tà Xùa - Ảnh: H.D.

Đỉnh núi này nằm trong top 20 đỉnh núi cao nhất Việt Nam với những cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, đặc biệt là khu rừng rêu cổ tích, huyền bí... Vùng núi Tà Xùa không chỉ thu hút du khách địa phương mà còn là điểm hẹn của rất nhiều tay leo núi chuyên nghiệp.