20 thg 5, 2019

Quán Láng - sông Bàu Ráng, xưa và nay

Cách trung tâm TP.Quảng Ngãi tầm 4 cây số trên tỉnh lộ Quảng Ngãi – Thu Xà có một ngã tư nơi giao nhau với đường cắt ngang liên huyện Phú Thọ - Tư Nghĩa, đó là ngã tư Quán Láng. Cách không xa về phía nam trên tuyến đường liên huyện ấy có sông Bàu Ráng. Cả hai địa danh trải qua bao thay đổi ghi lại sự phát triển của một vùng quê đầy khởi sắc.

Nửa cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, phía đông của trung tâm tỉnh lỵ Quảng Ngãi có hai nơi thương nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ phát triển, đó là Thu Xà (Nghĩa Hòa - Tư Nghĩa) và Phú Thọ (Nghĩa Phú - TP.Quảng Ngãi ngày nay). Ngã tư Quán Láng nằm khoảng giữa tuyến Tỉnh lộ Quảng Ngãi - Thu Xà và tuyến liên xã, nay là liên huyện Phú Thọ - Trung tâm Hành chính huyện Tư Nghĩa. Cho nên nơi đây có vị trí giao thương thuận lợi với các vùng nông thôn lân cận.

Theo người dân địa phương, thì tên Quán Láng có gốc từ vợ chồng ông Láng làm quán bán bánh bèo, một loại bánh làm từ bột gạo xay đổ vào chén, hấp chín, ăn với nhân gồm hỗn hợp thịt, tôm băm, mỡ...

Chuyện bên ngôi nhà hơn trăm năm tuổi

Di tích lịch sử nhà ông Nguyễn Chí và nhà thờ họ Nguyễn nằm bên bờ nam sông Vệ, thuộc thôn Nghĩa Lập, xã Đức Hiệp (Mộ Đức), được xây dựng đã hơn trăm năm. Đây là nơi không chỉ lưu lại kiến trúc văn hóa cổ xưa, ghi dấu về một dòng họ có truyền thống yêu nước, đức độ, mà còn là nơi sinh thân mẫu của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng.

Ngôi nhà đi cùng lịch sử 


Nhà thờ họ Nguyễn và di tích lịch sử nhà ông Nguyễn Chí nằm cạnh nhau bên những hàng cau xanh mướt. Từ cổng ngõ, tường rào đến ngôi nhà đều chạm trổ công phu. Phía trên cổng ngõ có khắc chữ nho, trong nhà có bức hoành phi câu đối mang ý nghĩa giáo dục con cháu tưởng nhớ về cội nguồn, ước mong dòng họ phồn thịnh và con cháu thảo hiền...

Ông Nguyễn Ngô (83 tuổi), cháu đích tôn của họ Nguyễn, kể: Từ nhỏ tôi đã nghe cha nói rõ về lai lịch của ngôi nhà. Nó được tạo dựng vào năm Mậu Tuất (1890) từ đôi tay của ông cố Nguyễn Thiện để thờ thủy tổ dòng họ Nguyễn. Ngày đó, để tạo dựng được ngôi nhà rường truyền thống, chạm khắc tinh xảo phải mất cả năm trời. Trải qua hàng trăm năm, ngôi nhà tuy đã được trùng tu, nhưng vẫn giữ được nét độc đáo cổ xưa.

Ngôi nhà treo nhiều bức ảnh về những lần Bác Phạm Văn Đồng về thăm quê ngoại. 

Khung cảnh huyền ảo như phim điện ảnh ở bãi nuôi ngao Quỳnh Lưu

Bầu trời hoàng hôn rực rỡ sắc hồng xanh nổi bật trên bãi cát nuôi ngao ở Quỳnh Long (Quỳnh Lưu) tạo nên bức tranh huyền ảo tựa như được cắt ra từ những bộ phim nghệ thuật.

Quỳnh Long mà một trong những địa phương có diện tích bãi nuôi ngao lớn nhất Quỳnh Lưu. Ảnh: Hồ Long 

Chiêm ngưỡng ngôi đền 600 năm tuổi thờ 8 vị Vua triều Trần

Đền An Sinh là ngôi điện thờ An Sinh Vương Trần Liễu và 8 vị tiên đế triều Trần . Đền được xây dựng trên một địa thế đẹp có non bình, thủy tụ, là trung tâm của cả Khu di tích nhà Trần tại Đông Triều (Quảng Ninh).


Đền An Sinh (xưa kia còn gọi là điện An Sinh) tọa lạc trên một đồi đất thoai thoải giữa vùng địa linh ở thôn Trại Lốc, xã An Sinh, huyện Đông Triều (Quảng Ninh). Đền được xây dựng vào thời Trần năm 1381. Ban đầu, đây là nơi thờ ngũ vị Hoàng đế nhà Trần: Anh Tông Hoàng đế, Minh Tông Hoàng đế, Dụ Tông Hoàng đế, Nghệ Tông Hoàng đế và Khâm Minh Thánh Vũ Hiển Đạo An Sinh Hoàng đế.

Khèn - biểu tượng văn hóa của người Mông

Vừa là nhạc cụ, vừa là đạo cụ, khèn của người Mông cũng vừa là nhạc khí thiêng kết nối giữa cõi trần và thế giới tâm linh nhưng cũng là phương tiện kết nối cộng đồng, chia sẻ tâm tư tình cảm, giúp chủ thể văn hóa thăng hoa với tinh thần lạc quan yêu đời.

Từ trong truyền thuyết
Trong truyền thuyết truyền miệng của người Mông, nguồn gốc chiếc khèn được kể về một gia đình có 6 người con, ai cũng hát hay, sáo giỏi. Tiếng sáo của 6 anh em lại rời rạc khi không khi thổi cùng nhau. Khi cùng nhau thổi, tiếng sáo cất như vi vút như cây rừng gặp gió, véo von như chim trên cành và rì rào như suối reo, ào ạt như thác đổ. Đến khi họ đều có gia đình, những lúc không hợp đủ cả 6 người, tiếng sáo trở nên rời rạc, lạc điệu. Họ đã bàn nhau chế tác ra thứ nhạc cụ hợp nhất nhiều thứ. Người anh cả nghĩ ra cái bầu, anh thứ hai nghĩ ra ống thổi dài, 4 người còn lại nghĩ ra những ống thổi tiếp theo. Tất cả là 6 ống, thay cho 6 anh em. Lạ thay, thứ nhạc cụ lạ lùng ấy khi hoàn thiện, thổi lên tạo ra nhiều tầng âm thanh có sức quyến rũ kỳ lạ… Đó là chiếc khèn Mông ngày nay.

Diễn tấu khèn Mông. 

Độc đáo bánh cay Sài Gòn

Quà vặt ở Sài Gòn không thiếu nhưng bánh cay vẫn luôn là món ăn đậm đà được lòng thực khách. Không chỉ bởi vị cay và sự giòn tan, vàng rộm trong miệng khi thưởng thức, bánh cay còn được chọn làm món phụ khi gia đình mở tiệc chiêu đãi bạn bè vì cách chế biến dễ dàng và thành phẩm cực kỳ bắt mắt người nhìn.

Ở nhiều góc đường tại Sài Gòn như Trần Quốc Thảo, chợ Bà Chiểu… không khó để bắt gặp hình ảnh của các cô chú bán hàng một tay vừa nặn bánh, tay kia rảnh một chút là thoăn thoắt đảo bánh cay thơm lừng trong chảo dầu nóng bỏng.

Ăn bánh cay đến hai đĩa một cách ngon lành trong một lúc là chuyện rất bình thường của bất cứ cô cậu học trò nào sau mỗi buổi tan trường. Các bạn vừa ăn bánh, vừa rôm rả cười nói không ngớt bên cạnh những gánh hàng ăn vặt dậy mùi thơm không biết từ bao giờ đã trở thành kỷ niệm không thể quên trong ký ức thời học sinh Sài Thành.

16 thg 5, 2019

Trên dòng sông Hậu

Là một trong những chợ nổi lớn nhất và lâu đời nhất vùng Tây Nam Bộ, chợ nổi Cái Răng chính là điểm nhấn ấn tượng nhất đối với du khách khi xuôi dòng Hậu Giang khám phá đời sống người dân miền sông nước phương Nam.

Đến với Cần Thơ, du khách không thể bỏ qua hành trình du lịch khám phá dòng Hậu Giang vì từ lâu đây đã là một trải nghiệm nổi tiếng của vùng đất này. Chúng tôi lựa chọn chợ nổi Cái Răng là địa điểm khám phá đầu tiên cho hành trình xuôi dòng Hậu Giang. Từ 5 giờ sáng, chiếc thuyền nhỏ nhẹ nhàng lướt trên sông Hậu đưa chúng tôi đến chợ. Có điều đặc biệt là chợ nổi Cái Răng chỉ họp từ 5-7 giờ sáng hàng ngày. Các thương lái thu mua hoa quả từ các miệt vườn quanh vùng rồi về đây tập trung lại thành một khu chợ nhộn nhịp ngay trên mặt sông.

Đến đây, du khách sẽ được tận mắt chứng kiến những gian hàng di động ngay trên sông Hậu. Tiến vào trung tâm khu chợ nổi du khách sẽ bắt gặp rất đông du khách nước ngoài cùng tới đây hòa mình vào cuộc sống văn hóa sông nước của người dân nơi đây. Nhưng trước khi đi mua sắm những loại hoa quả tươi ngon đầy ắp ghe thì du khách đừng quên thưởng thức những tô bún giò nóng hổi. 

Dòng sông Hậu chảy qua Tp. Cần Thơ với tổng chiều dài là 65 km, đã tạo cho vùng đất này một nét văn hóa đặc sắc vùng sông nước phương Nam. Ảnh: Tất Sơn

Biệt thự cổ rộng 3000 m2 của đại gia Nam Định

Ngôi biệt thự cổ nằm bên dòng sông Hoành chảy qua xã Hải Anh (Hải Hậu, Nam Định) được xây dựng từ đầu thế kỷ 20. Sau gần 100 năm, lớp bụi thời gian đã phủ lên biệt thự màu áo cũ.

Ngôi biệt thự cổ nằm bên dòng sông Hoành chảy qua xã Hải Anh (Hải Hậu, Nam Định) được xây dựng từ đầu thế kỷ 20. Sau gần 100 năm, lớp bụi thời gian đã phủ lên biệt thự màu áo cũ.

Ngôi làng cổ 200 năm tuổi ở Hưng Yên

Bước qua cánh cổng làng Nôm, ngôi làng cổ 200 năm tuổi thuộc huyện Văn Lâm, Hưng Yên, sẽ khiến du khách chìm đắm trong vẻ đẹp yên bình, cổ kính.

Chạy thẳng con đường hai bên là cánh đồng lúa bát ngát, du khách sẽ gặp cổng làng Nôm.

Chiêm ngưỡng những cây di sản Việt Nam ở Côn Đảo

Đến Côn Đảo, ngoài tham quan một số di tích như hệ thống nhà tù Côn Đảo, cầu tàu 914, sân bay Cỏ Ống, nghĩa trang Hàng Dương, nghĩa trang Hàng Keo,… du khách cũng không thể bỏ qua việc chiêm ngưỡng những cây cổ thụ ở đây như cây bàng, bằng lăng, thị rừng,… là những cây đã được vinh danh là cây di sản Việt Nam. 

Trong số những cây được vinh danh là cây di sản Việt Nam thì nhiều nhất là cây bàng. Theo giới thiệu, ở Côn Đảo có 53 cây bàng được Hội bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam công nhận là cây di sản Việt Nam.

Cụ thể, trên đường Tôn Đức Thắng có 19 cây, trên đường Lê Duẩn có 11 cây, Di tích trại Phú Hải (thuộc hệ thống Nhà tù Côn Đảo) có 8 cây, Di tích trại Phú Sơn (thuộc hệ thống Nhà tù Côn Đảo) có 7 cây, Di tích Nhà Chúa Đảo có 8 cây.