15 thg 1, 2019

Chùa Thuận Thiên

Chùa Thuận Thiên tọa lạc tại số 18, đường Hùng Vương, phường Phú Cường, thành phố Thủ Dầu Một, Bình Dương.

Chùa Thuận Thiên không những có một lịch sử lâu đời mà còn là ngôi chùa duy nhất ở Bình Dương thờ Bà Chúa Thai Sanh - bà chúa trông coi, phù hộ, giúp đỡ cho phụ nữ trong việc sinh nở. Đây cũng là điểm đến tâm linh của rất nhiều người hiếm muộn cũng như những đứa trẻ khó nuôi, hay quấy khóc, bệnh tật.

Năm 1898, bà Nguyễn Thị Nguyệt (hội trưởng của Khuê Trung Nghĩa Hội – một tổ chức hoạt động từ thiện, tương thân tương ái, giúp đỡ nhau trong mọi mặt đời sống, giúp đỡ phụ nữ trong việc sinh nở) đứng ra khai sơn dựng chùa và đặt tên là Thuận Thiên Cung.

14 thg 1, 2019

Ngôi đền linh thiêng thờ vương triều Trần ở cố đô Hoa Lư

Đền Thái Vi là nơi thờ tự Vương Triều Trần linh thiêng ở Ninh Bình. Thái thượng hoàng Trần Thái Tông – vị vua đầu tiên của Vương Triều Trần khi xuất gia vi hành đã lập đền vào năm 1273. Trải qua gần 1.000 năm, nơi đây vẫn giữ nguyên sự uy nghi, tráng lệ để ngoạn cảnh và chiêm bái.

Đền Thái Vi xưa xưa trong khu rừng ô lâm, thuộc Tổng Vũ Lâm, nay là thôn Văn Lâm, xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư (Ninh Bình). Đền nằm trong Quần thể di sản thế giới Tràng An, gần khu du lịch Tam Cốc - Bích Động. 

Tỉ mỉ các bước làm cơm lam của đồng bào dân tộc Thái

Khi mùa lúa rẫy kết thúc, mâm cơm mới cúng tổ tiên đã xong, thì đó cũng là lúc người Thái ở vùng cao Tương Dương, Kỳ Sơn (Nghệ An) vào rừng chặt cây tre gai non về làm cơm lam - món ăn giản dị mang hương vị đặc trưng núi rừng của đồng bào. 

Theo kinh nghiệm của đồng bào Thái ở huyện Tương Dương (Nghệ An), để làm được "bong khàu lám" (cơm lam) ngon phải mất nhiều công đoạn. Trước hết, phải chọn được cây tre gai - một loại cây mọc tự nhiên trong các khu rừng. Khi chọn cây tre làm ống lam, người ta thường chọn những cây không quá già và cũng không quá non bởi đây là những cây đang trong giai đoạn chuyển từ măng thành cây. Ảnh: Lữ Phú 

Nhà lưu niệm bác sĩ nông học Lương Định Của ở huyện Long Phú, Sóc Trăng

Ngoài 8 di tích cấp quốc gia, tỉnh Sóc Trăng còn có 32 di tích cấp tỉnh. Trong đó có di tích Lưu niệm danh nhân Lương Định Của, một trong những nhà khoa học nổi tiếng của đất nước trong lĩnh vực nông nghiệp. Địa điểm Nhà lưu niệm được đặt tại ấp 3, gần vòng xuyến trung tâm của thị trấn Long Phú, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng.

Chân dung BS Nông học Lương Định Của

Nhà Lưu niệm có diện tích sử dụng hơn 1.350 m
2, được xây dựng vào năm 2010 với kinh phí hơn 3 tỷ đồng từ nguồn kinh phí ngân sách nhà nước. Với kiểu kiến trúc của một ngôi đình Nam bộ, nhà lưu niệm được xem như rất thân quen, gần gũi với mọi người. Bên ngoài là hàng rào cùng khoảng sân rộng, trồng nhiều cây cối, hoa kiểng. Cổng chính được xây dựng khang trang, rộng thoáng cùng 2 cổng phụ. Đi qua cổng chính, bước lên bậc tam cấp là hàng ba của nhà lưu niệm với những hàng cột tròn được chạm trỗ hình tượng rồng quấn chung quanh thân cột. Đi qua hành lang bên ngoài, vào bên trong nhà tưởng niệm chúng ta sẽ thấy được chân dung của Ông được đúc bằng đồng, đặt trên tủ thờ ngay chính giữa gian chính của nhà lưu niệm, hai bên là các tủ trưng bày hiện vật các sách báo viết về Ông; trên tường còn treo các hình ảnh về cuộc đời hoạt dộng nghiên cứu khoa học của Ông. Đặc biệt là Huân chương lao động và danh hiệu Anh hung lao động được đặt trang trọng ở nơi đây.

Chùa Quan Âm – Tân Uyên, Bình Dương

Chùa tọa lạc tại số 1335c ấp Tân Mỹ, phường Thái Hòa, thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương. 

Chùa thuộc hệ phái Bắc tông. Chùa do Sư cô Thích Nữ Vạn Trung thành lập vào năm 1963.

Chư vị trụ trì tiền nhiệm là: Sư cô Thích Nữ Vạn Trung Chơn Hiếu (1963–1990), Sư cô Thích Nữ Diệu Thanh (1990 – 2003). Đại đức Thích Thiện Trang đảm nhiệm trụ trì từ năm 2003 đến nay.


Nét đẹp miếu Bà Bình Nhâm

Miếu Bà Bình Nhâm là ngôi miếu cổ tọa lạc tại KP. Bình Phước, P. Bình Nhâm, TX. Thuận An. So với những ngôi miếu khác, miếu Bà Bình Nhâm về vẻ đẹp trong kiến trúc cũng như vẻ bề thế đều có thể được xếp vào hàng nhất tỉnh.

Miếu Bà Bình Nhâm được xây dựng từ năm 1914, do sự chung tay đóng góp của bà con trong vùng. Miếu được dựng lên, thờ Bà Chúa Xứ để đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của nhân dân khi cần đấng thần linh che chở cho nhân dân, bảo vệ quê hương xóm ấp. Ban đầu, miếu chỉ có gian chánh điện. Năm 2002, dưới sự phát động của Ban Trị sự, miếu Bà Bình Nhâm được nhân dân trong vùng xây dựng lại khang trang, to đẹp và có kiến trúc như hiện nay. Là một trong số ít ngôi miếu có tuổi đời hơn 100 năm, đi qua hai cuộc chiến tranh, chứng kiến sự đổi thay của quê hương đất nước, miếu Bà Bình Nhâm thực sự là một nhân chứng lịch sử, là nơi lưu giữ nhiều giá trị về văn hóa.

Miếu Bà Bình Nhâm. Ảnh: Đ.T

13 thg 1, 2019

Cố Viên Lầu: Làng quê Bắc Bộ thu nhỏ ở cố đô Hoa Lư

Nằm ẩn mình bên dòng sông Ngô Đồng, làng Việt cổ Cố Viên Lầu đang lưu giữ nhiều nếp nhà xưa mang đậm nét văn hóa độc đáo và đặc trưng trong kiến trúc truyền thống Việt Nam. Cố Viên Lầu được ví như một làng quê đồng bằng Bắc Bộ thu nhỏ ở cố đô Hoa Lư.

Làng Việt cổ Cố Viên Lầu được phục dựng từ năm 1990, tại xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư (Ninh Bình), nằm trong vùng đệm của Quần thể danh thắng Tràng An. Khu đất xây làng xưa kia là ngôi làng cổ Vụng Chùa cách đây hơn 1.000 năm thời Đinh - Lê, do chiến tranh bị mai một. 

Nô nức về với đền ông Hoàng Mười

Trong những ngày qua, đền Ông Hoàng Mười, tại xã Hưng Thịnh, huyện Hưng Nguyên, Nghệ An đã đón hàng chục nghìn lượt người dân địa phương và du khách các tỉnh về tham quan, đi lễ cầu bình an, may mắn, trong những ngày trước và trong thời gian diễn ra Lễ hội.

Năm nay thời tiết thuận lợi, nên ngay từ 14-18/11 người dân địa phương và du khách thập phương đã nô nức về đi lễ đền ông Hoàng Mười. Mặc dù lượng khách đông nhưng không xảy ra tình trạng chen lấn, xô đẩy. Chỗ dừng đỗ xe được chỉ dẫn chu đáo, hàng quán, các dịch vụ phục vụ người dân đi lễ phong phú.

Trong chiều ngày 15/11 bà con nhân dân trên địa bàn tỉnh Nghệ An và du khách thập phương tham gia buổi lễ Rước Sắc, Lễ Tế và Lễ yết Cáo tại đền Ông Hoàng Mười (Hưng Nguyên, Nghệ An)

Miếu Thiên Hậu Thánh Mẫu, thị xã Vĩnh Châu

Thiên Hậu Cổ Miếu tại thị xã Vĩnh Châu thường gọi là Chùa Bà, được những người Hoa sống tại đây xây dựng vào năm 1891. Chùa được xây dựng kiến trúc cổ của người Triều Châu thuộc tỉnh Quảng Đông.

Lễ hội vía Bà Thiên Hậu Thánh Mẫu

Tương truyền, trong quá trình khai phá, mở đất lập nghiệp của cộng đồng người Triều Châu ở Vĩnh Châu, người dân nơi đây tìm thấy một tượng Phật bằng đồng, nên xây dựng ngôi miếu để thờ. Ngôi miếu lúc đầu còn nhỏ, sau nhiều lần trùng tu và mở rộng quy mô, diện tích ngôi cổ miếu dần được mở rộng và khang trang hơn. Lần trùng tu lớn nhất vào năm 1981. Đến nay, Cổ Miếu vẫn giữ nguyên hiện trạng về mặt kiến trúc ban đầu và không ngừng được các nghệ nhân người Hoa trang trí, tu bổ thêm, làm cho màu sắc, đường nét cổ kính ngày càng tinh xảo.

Linh thiêng một không gian thiền Cổ Am tự

Chùa Cổ Am không chỉ là danh thắng tâm linh nổi tiếng nhất của huyện Diễn Châu, mà còn như là chứng nhân của nhiều giai đoạn lịch sử thăng trầm của Nghệ An nói riêng và nước Việt nói chung. 

Cổ Am tự tức chùa Cổ Am (Diễn Minh, Diễn Châu, Nghệ An) có lịch sử đã mấy trăm năm (từ thế kỷ XV), lúc đầu chỉ là một cái am nhỏ trên núi đá Hổ Lĩnh gọi là Am Sơn Tự, sau ngày càng linh thiêng và được phục dựng, uy danh trấn một vùng.

Chuyện kể lại, có người biết núi có sinh khí mạnh, nên bàn người làng đưa chùa xuống chân núi cho dễ bề đi lại; còn ông ta đưa mộ người nhà lên núi táng, việc không thành, làng động, người kia phải tạ lỗi với dân làng, xin phục lại chùa cũ. 

Chùa Cổ Am. Ảnh: Quốc Khánh