13 thg 12, 2018

Vũ hội cồng chiêng sôi động trên phố núi Pleiku

Vừa qua, tại các tuyến đường chính của thành phố Pleiku (tỉnh Gia Lai) đã diễn ra Lễ hội đường phố - một trong những hoạt động chính của Festival văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên tại Gia Lai năm 2018. 

Tham gia Lễ hội đường phố có hơn 1.000 nghệ nhân đến từ 26 đoàn của các tỉnh Kon Tum, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng và 17 huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh Gia Lai. Lễ hội được bắt đầu từ Nhà Thiếu nhi tỉnh Gia Lai đi qua các tuyến đường Hoàng Văn Thụ, Trần Phú, Trần Hưng Đạo, Quang Trung, Lê Lai,… rồi về Quảng trường Đại đoàn kết (thành phố Pleiku).

Các nghệ nhân với trang phục truyền thống tham gia Lễ hội đường phố tại Pleiku. 

Thưởng thức món thịt sóc xông khói của người Cơ Tu

Người Cơ Tu sống dọc theo dãy Trường Sơn xưa kia có tập quán sống du canh, du cư. Thức ăn chính của họ là vào rừng để săn, bắn, hái, lượm… Khi bẫy bắt được nhiều chuột rừng, sóc rừng họ dự trữ bằng cách xông khói trên giàn bếp để ăn dần. 

Người Cơ Tu gọi con “sóc thường” là xọng bhrôông và “sóc bay” là ta’tăng. Loại này sinh sống và làm tổ trên cây chuyên ăn trái cây nên thường trú ở khu rừng gần nương rẫy của đồng bào. Chúng rất thích ăn chuối, bắp, dứa… Để bắt sóc, người Cơ Tu chế loại bẫy lồng, trong lồng có gài trái chuối vừa chín tới, sóc nhà ta sống và làm tổ trên cây xuống đất thấy mùi chuối thơm hấp dẫn mò vào ăn là dính bẫy.

Con sóc ở vùng núi huyện Đông Giang chuyên ăn đọt tà vạt nên thịt thơm, ngọt, nên cư dân Trường Sơn chế biến các món như: Sóc nấu cháo, sóc nướng, sóc hông, sóc xào, sóc lam... Người Cơ Tu gài bẫy bắt được nhiều sóc, ăn không hết, đồng bào dự trữ bằng cách cạo lông và mổ bụng bỏ bộ lòng, rửa sạch sẽ để ráo và sắp trong cái trẹt nhỏ xông trên giàn bếp thành sóc xông khói. 

Già Phạm Văn Crới giới thiệu sóc xông khói. 

Say đắm những vũ điệu của người Khơ Mú

Từ cuộc sống lao động và môi trường sống với những nét văn hóa đặc trưng, người Khơ Mú đã có những điệu múa điển hình như: Múa Cá lượn (Viêng ver guông), múa Ong eo (Tẹ Viêr Guông), Múa đuổi chim (Tẹ Kam Đặt Sim); múa cầu mùa (Te grơ); múa mừng nhà mới; múa dũ ống (tăng bu); múa tra hạt.

Múa Ong eo (Vũ điệu Tẹ Viêr Guông)


Người Khơ Mú thường múa Ong eo hình trong những dịp lễ hội, lễ mừng cơm mới được tổ chức ngay sau khi vừa kết thúc vụ gặt. Ong eo của đồng bào Khơ Mú là điệu múa lắc hông, uốn lượn eo, được mô phỏng theo các động tác, cử chỉ lao động hàng ngày của người dân nơi đây như: Gặt lúa, bẻ ngô, hái rau, nhổ cỏ, đơm tép, giặt giũ. Điệu múa biểu tượng cho mối cộng cảm giữa con người với con người, giữa con người với thiên nhiên, từng nhịp điệu đều liên quan mật thiết với tín ngưỡng cầu mùa và khát vọng về tình yêu đôi lứa.

Khi múa Ong eo, người nam thường đeo chiếc khoong khăn vừa là nhạc khí, vừa là đạo cụ, trong khi các cô gái với bộ váy thổ cẩm sặc sỡ, nụ cười duyên dáng, nhịp gót nhún rộn ràng, uốn lượn lưng eo khiến người xem ngẩn ngơ say đắm.

Mùa thu Ba Bể nao lòng khách phương xa...

Nằm trong top 20 hồ nước ngọt đẹp nhất thế giới, hồ Ba Bể trong tiết Thu se lạnh càng trở nên thơ mộng, quyến rũ say lòng du khách.

Hồ Ba Bể nằm trong vườn Quốc gia Ba Bể (thuộc xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn). Được bao quanh bởi hai cánh cung Ngân Sơn, Bắc Sơn, hồ tựa như một viên ngọc trong xanh rộng tới 650ha ẩn mình giữa núi rừng.

Rực rỡ mùa ban đỏ ở Nghĩa Lộ

Những ngày này, ban đỏ rực rỡ bật bông thắp sáng các tuyến đường, góc phố miền đất du lịch phía Tây tỉnh Yên Bái này.

Mường Lò những sáng đầu đông

Tết cổ truyền của người Hà Nhì ở Lai Châu

Tết cổ truyền "Hồ sự chà" của người Hà Nhì ở huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu được tổ chức vào ngày con rồng cuối tháng 10 âm lịch hàng năm...

Người Hà Nhì cả nước có khoảng 22.000 người và ở tỉnh Lai Châu hiện nay có khoảng 19.000 người, sinh sống chủ yếu ở các xã Thu Lũm, Tá Pạ, Ka Lăng, Mù Cả của huyện đầu nguồn sông Đà - Mường Tè

Thiền viện Trúc Lâm Trà Vinh

Thiền viện Trúc Lâm Trà Vinh tọa lạc tại ấp Khoán Tiều, xã Trường Long Hòa, thị xã Duyên Hải; cách trung tâm thành phố Trà Vinh 50 km, về hướng đông nam và các thị xã Duyên Hải 12 km về hướng đông. Đây là ngôi thiền viện thuộc Thiền phái Trúc Lâm duy nhất trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.


Thiền phái Trúc Lâm là một dòng thiền Việt Nam hình thành từ thời nhà Trần, do Vua Trần Nhân Tông sáng lập. Thiền phái Trúc Lâm có ba Thiền sư kiệt xuất là Nhân Tông (Trúc Lâm Đầu Đà), Pháp Loa và Huyền Quang, gọi chung là Trúc Lâm Tam tổ. Thiền phái này được xem là tiếp nối nhưng là sự hợp nhất của ba dòng thiền Việt Nam của thế kỉ thứ 12. Với việc lập ra phái Trúc Lâm, Trần Nhân Tông đã thống nhất các Thiền phái tồn tại trước đó và toàn bộ Giáo hội Phật giáo đời Trần về một mối.

12 thg 12, 2018

Chùa Phổ Minh - Rạch Giá

Rời chùa Sắc Tứ Tam Bảo - một ngôi chùa được xem là phải đến tại Rạch Giá, vì là một di tích quốc gia ở đây - thì trời đã sụp tối, tui hỏi Lê thị Hữu Tâm: còn chỗ nào để tham quan nữa không trước khi đi ăn tối? Tâm suy nghĩ rồi nói: Gần đây còn chùa Phổ Minh, chùa lớn, đẹp và cũng đông Phật tử đến viếng lắm.

Nếu bạn cũng như tui, search Google để tìm hiểu trước những điểm tham quan khi đến một nơi nào đó, như Rạch Giá chẳng hạn, thì bạn sẽ không thấy một gợi ý nào đến tham quan ngôi chùa Phổ Minh này. Điều đó cũng dễ hiểu: chùa Phổ Minh không là một ngôi chùa cổ vì chỉ mới được tạo dựng năm 1964, bên trong chùa không có những tượng Phật đặc sắc, quý giá; chùa tuy cũng khá rộng lớn, nhưng đó là so với diện tích hạn hẹp của những ngôi chùa ở giữa thành phố; chùa không hề là di tích cấp quốc gia hay cấp tỉnh, không có kỷ lục gì cả...

Cổng chùa

Về Nam Ô ăn gỏi cá

Rong ruổi trên đường “thiên lý” Bắc - Nam, bạn hãy dừng chân ở Nam Ô, một làng chài ven biển nằm dưới phía Nam chân đèo Hải Vân, nổi tiếng với nghề làm nước mắm. Bạn được mục kích không gian khoáng đạt của núi rừng, sông, biển và thưởng thức món đặc sản gỏi cá Nam Ô với nhiều hương vị độc đáo dễ “nơi mô” có được.

Sự khác biệt rõ nét ấy là nhờ những loại rau, lá rừng ăn kèm với gỏi chỉ ở vùng này mới có. Để giữ vị ngọt thanh của cá, món gỏi luôn được chế biến từ cá tươi mới vớt lên từ biển (phải là cá từ các tàu đánh bắt gần bờ, còn tàu đánh bắt xa bờ thì cá phải qua ướp đá không thể làm nên món gỏi cá hấp dẫn) và phải là loại cá có thịt chắc. Cá trích thường được chọn làm nguyên liệu vì đáp ứng được mọi yêu cầu chế biến và được đánh bắt quanh năm.

Cá trích cỡ bằng lóng tay, cắt đầu, đuôi, bụng, bỏ xương, tách thân làm hai rồi đem ướp với riềng, gừng, tỏi băm nhuyễn và thính. Trước khi ướp, cá được vắt lấy nước để làm món nước chấm: nước cá tươi đem đun sôi hòa thêm với nước mắm, ớt, bột năng, bột ngọt. Khi dọn ăn, trộn thêm vừng và lạc rang giã nhỏ vào nước chấm.

Cá được người dân Nam Ô lựa chọn ăn gỏi luôn là cá trích. 

Ngôi làng hơn 70 năm làm cờ Tổ quốc

Người dân Việt Nam đã quen với việc treo cờ Tổ quốc trong các dịp lễ tết nhưng có lẽ ít người biết đến nơi tạo ra những lá cờ đỏ sao vàng. Nằm cách trung tâm thủ đô khoảng 30km, làng Từ Vân, xã Lê Lợi, huyện Thường Tín, Hà Nội chính là nơi đã có hơn 70 năm làm nghề truyền thống tạo nên những lá cờ Tổ quốc. 

Theo các cụ cao niên trong làng kể lại: Từ xa xưa, làng Từ Vân nổi tiếng bởi các sản phẩm thêu, dệt truyền thống. Vào tháng 8/1945, các nghệ nhân đã được Ủy ban kháng chiến kêu gọi thêu cờ Tổ quốc chuẩn bị cho khởi nghĩa Cách mạng tháng 8. Trong dòng người náo nức và rừng cờ phấp phới trên quảng trường Ba Đình vào ngày 2/9/1945 đã có những lá cờ đỏ sao vàng được tạo nên bởi bàn tay tài hoa của những người thợ làng Từ Vân. Và từ đó cho đến nay, người dân làng Từ Vân vẫn luôn tự hào về nghề may cờ Tổ quốc và vẫn còn đó những thế hệ được kế thừa và tiếp nối nghề thêu cờ Tổ quốc vinh quang của làng.

Gia đình chị Đào Thị Duyên là một trong số hộ làm cờ quy mô lớn nhất ở làng Từ Vân. Ảnh: Việt Cường