12 thg 10, 2018

Chợ nổi Ngã Năm

Từ thành phố Sóc Trăng đi hơn 60km bằng đường bộ dọc theo tuyến Quốc lộ 1A, đến thị trấn Phú Lộc (huyện Thạnh Trị), sau đó rẽ vào Quốc lộ 61B đi khoảng 24km nữa là đến thị xã Ngã Năm. Đây là một trong những đơn vị hành chính thuộc vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh Sóc Trăng, có đường giao thông tương đối đồng bộ, bao gồm Quản Lộ Phụng Hiệp nối liền Quốc lộ 60. Ngoài ra, Ngã Năm còn có đường thủy nối liền các địa phương và các vùng lân cận như: Bạc Liêu, Cà Mau, Hậu Giang,… với 5 nhánh sông tụ hội thành Chợ Nổi - là điểm thương mại sầm uất với cảnh quan sông nước hữu tình, độc đáo.

Một góc chợ nội Ngã Năm (ảnh: Kim Phương) 

Theo tài liệu lịch sử, vùng đất Ngã Năm mới đư­ợc chính thức khai phá vào đầu thế kỷ XIX trong chính sách khai hoang vùng Châu thổ Sông Cửu Long của Triều Nguyễn. Đến cuối thế kỷ XIX, vùng đất Ngã Năm (nay là thị xã) còn nhiều rừng rậm, đa số là tràm và lau sậy, dân cư thưa thớt. Thực dân Pháp coi vùng đất này là vùng thám hiểm. Trong kế hoạch khai thác Đông Dương từ năm 1900 – 1924, thực dân Pháp cho xáng đào nhiều kênh lớn mang tính chiến lược, nhằm khai thác vùng đất mới và thuận tiện trong việc quản lý, kiểm tra dân tình như: kênh Quản lộ Phụng Hiệp - Cà Mau, Ngan Dừa - Cầu Sập, Giá Rai - Phó Sinh, Long Mỹ - Phú Lộc.

Một số làng nghề truyền thống ở Châu Thành, Sóc Trăng

Huyện Châu Thành là một trong 11 đơn vị hành chính của tỉnh, có vị trí quan trọng nhiều mặt, có quốc lộ 1A đi qua và nhiều lộ giao thông liên tỉnh, liên huyện rất thuận tiện đi lại. Huyện còn là cửa ngỏ để vào trung tâm thành phố Sóc Trăng. Huyện có 8 đơn vị hành chính với khoảng 110.000 dân, gồm cộng đồng 3 dân tộc Kinh, Khmer, Hoa cùng cư ngụ từ lâu đời, nên có nhiều thuận lợi để phát triển du lịch tâm linh tín ngưỡng, văn hóa lễ hội và làng nghề, du lịch cộng đồng, buôn bán các đặc sản cho du khách v.v…Nhiều lễ hội của 3 dân tộc diễn ra trong năm trên địa bàn như Lễ hội Thăk Côn, lễ Đôn ta, Chôl Chnăm Thmây, Oóc Om Bóc, v.v… Huyện có 3 điểm dừng chân đạt chuẩn đón khách du lịch và 1 điểm du lịch cấp tỉnh là Tân Huê Viên.

Nghệ nhân Triệu Thị Vui - biểu diễn vẽ tranh trên kiếng

Cồn Mỹ Phước

Cồn Mỹ Phước nằm gần cuối hạ lưu, xuôi theo dòng sông Hậu, theo hướng Tây - Bắc, Đông – Nam, ở giữa đôi bờ của 2 tỉnh Sóc Trăng và Trà Vinh, thuộc ấp Mỹ Phước, xã Nhơn Mỹ, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng. Đầu cồn hướng về phía Hậu Giang, Cần Thơ, đuôi cồn hướng ra biển Đông, tiếp giáp với huyện Cù Lao Dung, cách đầu cù lao khoảng 1km, cách bờ biển Đông khoảng 40km, cách trung tâm thành phố Sóc Trăng khoảng 25km.

Bến thuyền qua cồn Mỹ Phước

Nếu nhìn từ trên cao xuống, cồn Mỹ Phước có hình bầu dục giống như hình dáng của một chiếc xuồng hay một trái cà na, hai đầu tóp lại, ở giữa phình to ra, chỗ rộng nhất là đoạn cắt ngang qua giữa thân cồn, đường kính khoảng 600m.

Ngắm Vinh xưa và nay qua những bức ảnh

Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, thành Vinh nay đã có nhiều đổi thay từ những góc phố, những con đường hay các công trình xây dựng. Hãy cùng nhìn lại sự đổi thay ấy qua những bức ảnh xưa và nay của một số địa danh, công trình là điểm nhấn của thành phố.

Thành Nghệ An được xây dựng bằng đất từ năm 1804, 2 năm sau khi Vua Gia Long lên ngôi. Ảnh tư liệu 

'Món ăn có búa' thơm ngon ở xứ Nghệ

Nhiều món ăn thường ngày phải dùng đến bát, đũa, thìa, dao… nhưng riêng món hạt trồi ở miền núi Anh Sơn (Nghệ An) thì phải dùng đến… búa. 

Trồi là cây thân gỗ lâu năm, cao hàng chục mét có nhiều trên vườn đồi, rừng núi ở các huyện Anh Sơn, Thanh Chương… Trồi ra hoa vào mùa Xuân và chín quả lúc Thu về.

Quả trồi lớn như quả hồng, có hình dạng giống chiếc bát úp, da dù xì như quả na, khi quả non có màu xanh và già thì chuyển sang nâu thẫm. Bên trong quả có hạt lớn, nhân hạt hình trái tim, thơm ngon, béo bùi là một món ăn được nhiều người yêu thích. 

Cây trồi. Ảnh: Huy Thư 

Lạc vào vườn hồng đẹp như tranh ở Nam Đàn

Cuối tháng 9, đầu tháng 10, đến với Nam Anh (Nam Đàn), ta dễ dàng bắt gặp những vườn hồng sai trĩu quả nằm lưng chừng sườn núi lãng mạn như những khu vườn trong cổ tích.

Nam Anh (Nam Đàn) nổi tiếng với đặc sản hồng. Những vườn hồng xum xuê là hình ảnh rất quen thuộc ở địa phương này. Ảnh: Tuấn Anh