3 thg 10, 2018

Người đem nghề trống Đọi Tam vào đất Quảng

Thời điểm 2 tháng trước Tết Trung thu, cũng là khoảng thời gian hối hả và quan trọng nhất trong năm của các hộ gia đình có nghề truyền thống làm trống múa lân. 

Xuất thân từ làng nghề trống Đọi Tam (Đọi Sơn, Duy Tiên, Hà Nam) danh tiếng, ông Nguyễn Quang Thắng vào Quảng Ngãi đã hơn 20 năm và mở cơ sở sản suất các loại trống như trống lân sư rồng, trống trường, trống hội... đặt tại 684 Nguyễn Văn Linh, TP.Quảng Ngãi. Hằng năm, cơ sở của ông Thắng sản xuất hàng trăm chiếc trống các loại, chủ yếu phục vụ thị trường trong tỉnh.

Hơn 20 năm gầy dựng thương hiệu nơi đất khách quê người, cơ sở sản suất trống của ông Thắng ngày càng được nhiều người biết đến nhờ uy tín và chất lượng, hiệu trống của ông cũng là một trong những nơi sản xuất trống lớn nhất Quảng Ngãi.

2 thg 10, 2018

Mùng quân tím đỏ tuổi thơ

Những trái mùng quân nho nhỏ, tròn xinh, chín màu tím đỏ được bày bán giữa phố. Kỷ niệm của một thời thơ ấu tràn về, ngập tràn trong nỗi nhớ thương. Quên sao được những buổi đi học về cùng chúng bạn cầm sào chọc bồ quân, tiếng cười nói vui vẻ, xôn xao cả một góc trời tuổi thơ. 

Mùng quân, một số nơi còn gọi là hồng quân, bồ quân, bù quân. Cây mùng quân dáng không đẹp mấy, thân giòn, nhiều gai, cành rũ như dáng liễu nhưng được người ta ưa chuộng vì trái của nó được xếp vào loại “đặc sản” miền quê.

Thuở xưa, mùng quân nhiều lắm. Vài nhà là có một nhà trồng. Họ trồng trước sân hoặc sau vườn để làm cảnh, làm bờ rào, ăn quả, làm thuốc.

Tôi nhớ, thường thì từ tháng 8 trở đi, mùng quân cho trái chín rất nhiều. Nhà nào trồng dày thì thu hoạch mỗi ngày vài chục ký quả là chuyện bình thường. Ăn không hết thì đem cho làng xóm, số ít ngâm rượu. Rượu mùng quân ngon không kém rượu dâu tằm, rượu nho.

Mùng quân được bày bán, người mua nhiều thì vài ký về ngâm rượu, ít thì nửa ký, một ký để ăn. 

Cái thiêng ở đền cụ Bùi

Có thể quan niệm về cái thiêng ngày nay có khác với ngày xưa. Và đền cụ Bùi Tá Hán dù quan niệm về cái thiêng thế nào thì sự tồn tại ấy đến ngày nay cũng nhờ phần nhiều ở cái thiêng.
Trước hết, chúng ta cần nhớ rằng “sinh vi tướng, tử vi thần” (sống là tướng, chết là thần) là một quan niệm phổ biến, ít ra là ở người Việt. Chẳng hạn Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn, sau khi từ trần đã được thờ như thần, người đời tôn kính gọi là Đức Thánh Trần. Quan niệm phương Đông thường cho rằng phàm đã là tướng thường có hành tung khác thường, sau khi cứu đời giúp nước, sẽ trở thành thánh nhân. Những kẻ chức vị có cao bao nhiêu mà tầm thường cũng không được như thế.

Cụ Bùi Tá Hán nguyên là Thừa tuyên sứ Quảng Nam vào nửa sau thế kỷ 16, dưới thời Lê Trung hưng, cũng được liệt hạng là người phi phàm. Chưa kể những sắc phong thần có phần làm tăng thêm “uy danh” do các triều đại sau dành cho cụ, thì những lời truyền cũng đã cho thấy đền thờ cụ rất thiêng - tất nhiên theo quan niệm của người xưa.

Đền thờ Trấn quốc công Bùi Tá Hán. Ảnh: Ng.Viên 

Bình yên làng chài ở Quỳnh Lập

Đông Minh, Tân Minh là 2 làng chài nhỏ thuộc Quỳnh Lập (TX. Hoàng Mai, Nghệ An). Cuộc sống của số ít ngư dân tại đây phụ thuộc vào những chuyến đánh bắt gần bờ, trên những con thuyền nhỏ nương mình theo thời tiết. 

Đông Minh là một làng chài nhỏ thuộc xã Quỳnh Lập với số lượng ngư dân khiêm tốn, chủ yếu chỉ đánh bắt gần bờ, phụ thuộc vào thời tiết mà ra biển lúc sáng sớm hoặc chiều tối. Ảnh: Duy Sơn 

Bình yên vẻ đẹp làng chài Nghi Tiến

Đến với làng chài nhỏ bình dị này, người ta sẽ được ngắm bình minh rực rỡ với những con thuyền cập bến, nước biển xanh trong vắt, bãi cát mịn nối với rừng cây rì rào cùng nhịp sống bình yên nơi sóng nước. 

Làng chài Nghi Tiến có phong cảnh đẹp mắt với một góc biển nằm lọt thỏm bên mỏm núi phủ cây xanh và những bãi đá xếp chồng lên nhau. Ảnh: Lê Thắng 

Nhộn nhịp làng nghề cá trỏng vào mùa

Đến Quỳnh Phương, Hoàng Mai khoảng từ tháng 4 đến cuối năm dễ dàng bắt gặp những xưởng chế biến hấp, phơi cá trỏng nghi ngút khói và bàn tay lao động thoăn thoắt của người dân làng cá. 

Cá trỏng là đặc sản của vùng biển Quỳnh, vào chính vụ đánh bắt, chế biến từ tháng 4 đến cuối năm. Ảnh: Duy Sơn 

Mùa “săn” ruốc biển ở Cửa Lò

Hiện, đang là mùa ruốc biển, ngoài mang lại nguồn thu không nhỏ cho ngư dân, những chuyến “săn ruốc” của ngư dân Cửa Lò đã tạo nên một bức tranh tuyệt đẹp vào mỗi sớm bình minh. 

Để đánh bắt ruốc, thực ra là xúc ruốc, còn gọi là tép moi, tép biển, những ngư dân Cửa Lò ra biển từ sáng sớm. Ảnh: Trung Hà 

1 thg 10, 2018

Mùa cò trắng di trú về ven bờ Lam giang

Tháng cuối thu cũng là mùa chim cò, chim cói bay về trú chân trên những vùng bãi ngang, lùm cây bên sông. Những ngày này, đi trên cầu Bến Thủy (TP. Vinh) có thể thấy cảnh tượng đẹp mắt, hàng ngàn cò trắng bay rợp một bến sông Lam. 

Mỗi chiều, qua cầu Bến Thủy, có thể ngắm những đàn cò trắng nối nhau bay về bên sông. Ảnh: Sách Nguyễn 

Châu Ấn thuyền và những "phố Nhật" ở Hội An chỉ còn trong tranh vẽ

Công viên văn hóa chủ đề “Ấn tượng Hội An” (ở Cồn Bắp, Hội An) có rất nhiều thứ để xem ngắm và trải nghiệm. Nhưng ấn tượng hơn cả với tôi là không gian “Châu Ấn thuyền” – phòng tái hiện một phần bức tranh quý hiếm “Châu ấn thuyền Giao Chỉ độ hàng đồ quyển” của Nhật Bản.

Châu Ấn thuyền Giao Chỉ độ hàng đồ quyển” bằng tranh động (Gif) trưng bày trong Công viên văn hóa chủ đề Ấn tượng Hội An. Ảnh: T.L 

Đến với đấu trường Voi Ré – Hổ Quyền độc nhất trời Nam

Ở kinh thành Huế gần 200 năm qua có tồn tại một đấu trường được ví là "Colosseum phiên bản Việt". Đấu trường mang tên Hổ Quyền - Voi Ré.

Cách thành phố Huế chừng 5km về phía Tây, cụm di tích Hổ Quyền – điện Voi Ré là một trong những quần thể kiến trúc văn hóa độc đáo.

Đấu trường Hổ Quyền 


Theo sử cũ còn ghi, từ thời vua chúa Nguyễn vào Nam khai hoang, lập ấp đã cho tổ chức những trận đấu “vô tiền khoáng hậu” giữa hai loài vật được xem là “vua núi rừng”: Voi và Hổ.

Nhiều tài liệu ghi chép rằng, vào năm 1892, tại cồn Dã Viên (Huế) vua Minh Mạng cho tổ chức những trận tử chiến giữa voi và hổ. Nhận thấy những trận đấu được tổ chức tại cồn Dã Viên không an toàn, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng (sau một lần nhà vua suýt bị một con hổ tấn công trong lúc đang giao chiến với voi). Vào năm 1830, vua Minh Mạng đã quyết định lựa chọn thôn Trường Đá, phường Thủy Biều (thuộc thành phố Huế ngày nay) để xây dựng một đấu trường kiên cố dành cho những trận tử chiến giữa voi và hổ. Nhà vua cùng các quần thần, dân chúng sẽ đứng ở phía trên cao để thưởng lãm. Đấu trường có tên gọi Hổ Quyền.