18 thg 7, 2018

Làng nghề trăm tuổi yên bình

Không có những homestay nhỏ xinh, cũng chẳng hề sở hữu thắng cảnh nức tiếng, nhưng ngôi làng nép mình bên sông Đáy lại níu chân người qua bởi vẻ đẹp bình yên đến lạ.

Cách trung tâm Hà Nội khoảng 30 km về phía Tây, làng Chuông không chỉ nổi tiếng với nghề làm nón suốt hơn 3 thế kỷ, mà còn sở hữu vẻ đẹp thanh bình với không khí an yên nhuốm vào từng ngõ nhỏ, ngôi nhà và khoảng sân. 

Rực rỡ sắc màu với con đường bích họa đầu tiên trên đảo Lý Sơn

Dù không quá mới mẻ tại Việt Nam, những con đường bích họa vẫn tạo điểm nhấn cho nhiều điểm trên cả nước nhằm thu hút du khách, bên cạnh các sản phẩm du lịch vốn đã quen thuộc. 

Những ngày đầu tháng bảy đổ lửa, khi tới tham quan đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi), du khách có thể chiêm ngưỡng những bức tranh tường sống động đầy màu sắc trên con đường mới ngang biển, dẫn từ cảng chính đến cổng Tò Vò. 

Chuyện Huế

Tôi trở lại Huế dịp cuối tuần, ngỡ ngàng nhận ra có một Huế đã rất khác trong hình dung cố hữu của tôi về Huế mộng Huế mơ.

Ảnh: Phương Nguyễn 

Ở một góc phố đi bộ giữa Huế, bên những bàn nhậu đầy bia bọt bày ra mùa World Cup, bỗng dưng những cô gái giọng Huế rặt ăn mặc gợi cảm ngồi gác chân lên ghế bàn chuyện bóng banh và trai đẹp. Cuộc sống hiện đại mà, những cô gái cũng được “cấp phép” của thời cuộc để trở nên hiện đại hơn về lối sống. Nhưng tôi chợt thấy một Huế lạ lẫm vô cùng.

Bếp lửa trong đời sống của người Cor

Đối với người Cor ở huyện vùng cao Bắc Trà My (Quảng Nam), bếp lửa có vai trò, vị trí quan trọng, vừa là chỗ đun nấu, bảo quản lương thực, vừa đề phòng thú dữ và cầu mong sự may mắn, ấm no, hạnh phúc. Chính vì lẽ đó, các gia đình người Cor luôn quây quần sinh hoạt bên không gian bếp lửa.

Khởi nguồn sự sống


Khi tìm hiểu về bếp lửa, chúng tôi được ông Trần Văn Thái (74 tuổi), dân tộc Cor hiện đang sinh sống tại thôn 2A, xã Trà Kót, huyện Bắc Trà My (Quảng Nam) chia sẻ: Bếp lửa với người Cor luôn chiếm một vị trí trong không gian sinh hoạt của gia đình. Bếp lửa tuy nhỏ bé, nhưng mang trong mình cả hơi thở cuộc sống sinh hoạt và nét đẹp văn hóa truyền thống của người Cor vùng cao, cho nên bếp lửa cũng có lúc vui, lúc buồn. Đối với đồng bào dân tộc Cor, ngọn lửa trong căn bếp không chỉ là biểu tượng của sự sống mà còn thể hiện sự chống chọi mãnh liệt của con người với thiên nhiên khắc nghiệt.

Lễ hội đình làng Trà Cổ hấp dẫn du khách gần xa

Cùng với mũi Sa Vĩ, bãi biển Trà Cổ…lễ hội đình Trà Cổ đã trở thành thành điểm đến hấp dẫn của hàng nghìn du khách gần xa...

Đình Trà Cổ, thuộc phường Trà Cổ, thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh từ lâu vẫn được coi như cột mốc văn hoá nơi biên ải. Đến hẹn lại lên, vào ngày 1/6 âm lịch hàng năm, người dân miền biển nơi địa đầu Đông Bắc lại nô nức trẩy hội đình Trà Cổ.

Nằm giữa làng, ngôi đình gần 600 năm tuổi mang đậm phong cách kiến trúc Việt như cột mốc khẳng định chủ quyền văn hóa, sừng sững nơi biên cương của Tổ quốc. Một ngôi đình cổ kính, trầm mặc ‘trơ gan cùng tuế nguyệt” từng là cảm hứng để Nhạc sĩ Nguyễn Cường viết nên ca khúc nổi tiếng “Mái đình làng biển”.

Lễ hội Đình Trà Cổ được tổ chức thường niên, kéo dài 5 ngày từ ngày 30/5 - 3/6 âm lịch. 

Bảo vệ động vật hoang dã ở Việt Nam

Trong hơn một thập kỷ qua, Việt Nam đã có những chính sách và hành động được thế giới đánh giá cao, cụ thể như tuyền truyền nâng cao nhận thức cộng đồng, thành lập các trung tâm cứu hộ động vật hoang dã trong việc thực thi những cam kết về bảo vệ các loài động vật hoang dã, quý hiểm trong sách đỏ.

Tuyên truyền và cứu hộ 


Để tìm hiểu về công tác tuyên truyền và nâng cao nhận thức của cộng động về vấn đề bảo vệ động vật hoang dã, chúng tôi đi cùng Tổ chức động vật Châu Á về xã Phụng Thượng (Phúc Thọ - Hà Nội) để thực hiện chương trình tuyên truyền về bảo tồn gấu. Hơn chục năm nay, xã Phụng Công được dư luận biết đến là trại nuôi gấu lấy mật lớn nhất miền Bắc. Vào thời kỳ đỉnh điểm nhất, tại địa phương này ghi nhận có đến 59 trại nuôi với số lượng 325 con gấu.

Bởi vậy, việc tiếp cận với các hộ gia đình nơi đây là một điều vô cùng khó khăn. Tiến sỹ Tuấn Bendixsen, Trưởng đại diện Tổ chức Động vật Châu Á tại Việt Nam cho biết: “Thay đổi nhận thức cộng đồng, đó mới là cách bền vững trong công cuộc bảo vệ động vật hoang dã”.