16 thg 5, 2018

Những món ăn độc đáo làm từ cây bần

Trái bần, hoa bần từ lâu đã đi vào đời sống ẩm thực của người dân miền Tây qua những món ăn bình dị nhưng cũng không kém phần hấp dẫn.

Bần là loại cây đặc thù ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, còn gọi là cây thủy liễu. Ở đâu có sông, có vàm, cù lao là ở đó cây bần sinh sôi nảy nở thành rừng. Là loại cây sống trong môi trường bùn nước, bần có rễ phụ mọc nhô lên khỏi mặt bùn. Cây bần có chức năng giữ đất rất tốt, gỗ chủ yếu dùng làm chất đốt. Hoa bần màu trắng pha chút hồng phấn, trái bần có vị chua. Bần mọc ven sông, trái to tròn, hơi dẹt như cái dĩa nên người Tây Nam Bộ gọi là bần dĩa. Ngoài bần dĩa, còn có loại mọc ở vườn thì trái nhỏ hơn, cỡ chỉ như trái ổi, gọi là bần ổi.

Trái bần chua dùng để ăn sống, chấm với muối ớt. Ảnh: livecantho

Bần đã không bần!

Xưa nay, trái bần chỉ được biết đến với các món ăn vui, dân dã. Gần đây, có một người, qua nhiều năm nghiên cứu, thực nghiệm, đã biết nấu trái bần, cô đặc; chế biến ra nhiều món ăn lạ: nấu lẩu chua, làm nước chấm, nước xốt, nước giải khát... 

Trái bần, loài cây mọc ven sông, ven biển ở miền Tây Nam bộ Ảnh: HIỀN TRANG

Món lạ miền Tây

Ở nhà hàng Hưng Lộc Phát (TP Sóc Trăng) có những món ăn chế biến từ nước cốt bần: Lẩu chua, nước xốt, nước chấm cho nhiều loại thịt, cá. Không ít du khách đến đây rất thích món ăn này.

Xuân cuối trên làng gốm cổ nhất Nam bộ

Nét cổ kính, màu men đặc trưng của làng gốm nằm bên sông Đồng Nai đã trở nên quá quen thuộc với người dân ở Tân Vạn, TP Biên Hòa. Tết Ất Mùi sẽ là tết cuối ở đây bởi các lò gốm phải di dời vào cụm công nghiệp gốm sứ Tân Hạnh vào cuối năm nay.

Được hình thành khoảng 300 năm từ những cư dân khai phá đất phương nam, làng gốm cổ Tân Vạn nằm nép mình bên dòng sông Đồng Nai hiền hòa thuộc các phường Tân Vạn, Bửu Hòa, TP Biên Hòa. Chính từ làng gốm đầu tiên này mới lan tỏa hình thành các làng gốm vệ tinh xung quanh như Bình Dương, TP HCM. 

Khám phá làng nghề dệt cói Kim Sơn

Làng nghề dệt cói Kim Sơn (huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình) là vùng đất nổi tiếng với nghề trồng cói, làm đồ cói đã có từ lâu đời. 

Nghề dệt cói Kim Sơn gắn liền với thiên nhiên, bởi nguyên liệu để làm nên những sản phẩm từ cói cũng giản dị như thiên nhiên ở vùng đất này. Đối với những người trồng cói, cây cói gắn bó với nghề, với người thợ suốt cả cuộc đời cần lao. Thế mạnh của nghề trồng cói và dệt cói ở Kim Sơn là sản xuất ra những sản phẩm tiêu dùng thiết yếu phục vụ nhân dân. Do vậy, nghề này tuy cực nhọc nhưng không hề mai một.


Quy trình nhặt sạch lông tơ trên sản phẩm. 

Bảo tồn không gian văn hóa ngôi nhà sàn Mường truyền thống

Người Mường là cư dân bản địa mang yếu tố nguồn cội. Bà con sinh sống lâu đời ở miền núi trung du Tây Bắc và còn lưu giữ được những nét cơ bản của cư dân văn hóa Việt - Mường. Tiêu biểu nhất của di sản văn hóa Mường phải kể đến không gian văn hóa nhà sàn Mường.

Nhà sàn Mường trong không gian cư trú độc đáo


Người Mường chọn sinh cảnh cư trú là vùng đồi núi thấp và thung lũng gắn liền với các triền sông, ven suối hoặc nơi có nguồn nước dồi dào. Với người Mường nguồn nước cực kỳ quan trọng. Trong sử thi đồ sộ giải thích về sự ra đời và hình thành xã hội Mường, người Mường đặt tên đẻ đất đẻ nước. Mường cũng là tên gọi đơn vị cư trú. Bà con sống thành những bản Mường nhỏ, nhiều bản Mường nhỏ hợp thành một Mường lớn. Ở Hòa Bình có bốn Mường lớn là Bi, Vang, Thàng, Động. Từ lâu đời ở nước ta đã hình thành các vùng Mường lớn. Mường trong gồm các bản Mường ở Thanh Hóa, Ninh Bình. Mường trên gồm các bản Mường ở Sơn La, Phú Thọ. Mường dưới là các bản Mường xung quanh núi Ba Vì (Hà Nội) và các vùng phụ cận.


Không gian nhà sàn của người Mường cổ . 

Huyền tích kỳ lạ về ngôi đền “phát tích” bài thơ Nam Quốc Sơn Hà

Sự ra đời của ba vị tam công hay gốc tích hình thành bài thơ được người dân nơi đây xem là “nguyên gốc” của Nam quốc sơn hà là những bí ẩn thú vị gắn liền với ngôi đền Đào Xá, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ. 

Huyền tích ra đời của ba vị tam công 


Nằm giữa cánh đồng lúa xanh mướt, yên tĩnh, ngôi đền Đào Xá (huyện Thanh Thủy, Phú Thọ) vẫn trầm mặc lưu giữ những câu chuyện hư hư thực thực quanh mình. Làng cổ Đào Xá thuộc xã Đào Xá, huyện Thanh Thuỷ, tỉnh Phú Thọ. Làng nằm ở phía bờ Tây sông Đà, những người dân trong vùng có lẽ cũng không biết ngôi đền đã yên vị ở đây chính xác là bao lâu. Họ chỉ biết rằng, từng viên ngói, những sắc phong được lưu giữ tại đền đều gắn liền với lịch sử khai hoang, đấu tranh của cư dân Việt với thiên nhiên và giặc giã phương Bắc.

Mỗi câu chuyện được người dân quanh vùng lưu truyền với nhiều huyền tích đầy bí ẩn.