1 thg 11, 2017

Đêm Đồng Văn thưởng thức cà phê phố cổ

Ngồi trong ngôi nhà cổ sắp bước sang tuổi 102, nhâm nhi tách cà phê nóng hổi và lắng nghe tiếng khèn Mông đủ để khiến người ta quên đi cái giá giữa cao nguyên đá Đồng Văn.

Trên con đường Hạnh Phúc những ngày cuối năm tấp nập từng đoàn xe đưa khách du lịch miền xuôi về cao nguyên đá Đồng Văn. Do cách thành phố Hà Giang 145 km với những cung đường đèo khúc khuỷu, nên gần như chiều tối du khách mới đến đặt chân đến được thị trấn Đồng Văn, sau hành trình Quản Bạ - Yên Minh, khám phá Dinh nhà họ Vương và chinh phục cột cờ Lũng Cú.

Vốn đã biết bao trùm cái lạnh cao nguyên khi thị trấn nằm trên độ cao hơn 1.000 m so với mặt nước biển, nhưng cái giá giữa mùa đông sau khi mặt trời khuất núi khiến nhiều người phải rùng mình e ngại. Chỉ trong chốc lát, bóng tối đổ ụp toàn thị trấn. Trên khắp các con đường, bóng người và xe thưa dần, thế vào đó là ánh sáng mờ ảo của những quán nướng ven đường quốc lộ.

Những cung đường đặc sản Cần Thơ

Ở Cần Thơ, có nhiều cung đường quanh năm tấp nập người mua bán nông sản, trái cây. Hương đồng, không gian miệt vườn lan tỏa qua những đặc sản quê nhà ngon lành, những nụ cười tươi rói của người dân Cần Thơ mến khách. Đó còn là chuyện mưu sinh của những cuộc đời gắn với nghề mua gánh bán bưng.

“Quẹo lựa! Quẹo lựa!”


Cung đường đặc sản lâu đời và nổi tiếng ở Cần Thơ phải kể đến lộ Vòng Cung, đoạn từ qua cầu Trường Tiền (xã Mỹ Khánh) đến tận xã Tân Thới, huyện Phong Điền, nhưng rôm rả nhất là đoạn gần Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam. Ở Cần Thơ, đường lộ mới mở, bà con lại đem con cá, cọng rau, trái cây vườn nhà ra để bán, lâu dần thành nghề. Đó là quy tắc chung cho sự ra đời của những “cung đường đặc sản”. Có thể kể đến quốc lộ 91B, đường Võ Văn Kiệt, đường nối Cần Thơ- Vị Thanh, Bốn Tổng- Một Ngàn… Nét dân dã từ cách bài trí, hàng hóa đến sự chân chất của người bán đã trở thành đặc trưng. Nhất là kiểu mua bán thiệt tình, chào mời dễ thương: “Mua gì quẹo lựa chị ơi!” đã khiến những sạp hàng ven đường có sức hút đến lạ.

Cô Điệp (phải) người có thâm niên bán trái cây gần 20 năm ven lộ Vòng Cung, đoạn thuộc thị trấn Phong Điền. Ảnh: ĐĂNG HUỲNH

Về đồng nước lũ

Như một thứ “đặc sản” miền Tây, đồng nước lũ đã trở thành nét đẹp không thể thiếu của vùng đất đầu nguồn. Hình ảnh đồng nước mênh mông luôn mang đến cảm giác rất riêng cho những ai có dịp hòa mình vào khung cảnh bình yên, thi vị bên cạnh cuộc mưu sinh của những người dân vùng lũ.

Vẻ đẹp nên thơ…


Kênh Trà Sư mùa nước đổ. Con nước cuồn cuộn mang theo màu đỏ ngầu của phù sa tắm táp ruộng đồng. Cánh đồng xã Thới Sơn được dòng nước lấp đầy ăm ắp, hứa hẹn một vụ mùa bội thu sau khi lũ rút. Chúng tôi đến nơi này trong một ngày nắng nhạt. Cả cánh đồng như tấm gương khổng lồ soi bóng mây trời. Dù mực nước chưa lên đỉnh điểm nhưng khiến tôi lo lắng bởi máy móc mang theo toàn là thứ “nước không ưa, mưa không chịu”.

Tha La mùa nước nổi

Đêm Tha La mênh mông, u buồn và quạnh quẽ. Ở đó, “chợ âm phủ” nhóm họp lặng lẽ nhưng không kém phần náo nhiệt bởi cảnh khai thác và buôn bán thủy sản trong đêm…

Tấp nập kẻ đến, người đi



Đêm. Đứng trên bờ kênh Tha La (ấp Cây Châm, xã Vĩnh Tế, TP. Châu Đốc) nhìn về cánh đồng nước Tịnh Biên, không gian mờ mịt. Những vệt sáng đèn soi, nhá nhem trong đêm của biết bao thân phận nghèo mưu sinh trong mùa lũ càng làm cho không gian thêm buồn tẻ. Đập Tha La mới xả lũ đã lấy lượng thủy trình từ thượng nguồn, nên mực nước dâng cao hơn đôi chút, cá, tôm cũng khá hơn. Cảnh khai thác và buôn bán thủy sản trong đêm càng náo nhiệt. Anh Trần Văn Chọn (43 tuổi, ngụ thị trấn Cái Dầu, Châu Phú) rong ruổi về cánh đồng Tịnh Biên từ khi lũ mới ngấp nghé đồng. Đến nay, anh đã hơn 2 tháng xa nhà mưu sinh bằng nghề đặt đú. Lấy mỏm đất cặp cầu Tha La làm nơi “ngụ cư” qua ngày, đêm xuống, 2 vợ chồng anh Chọn giong xuồng lưới băng đồng khai thác cá, tôm.

Xem bắt sá sùng đêm ở trương Cả

Nằm ở phía nam xã Đông Xá (Vân Đồn), cách đất liền khoảng nửa cây số, khi thủy triều xuống nổi lên một doi cát người dân địa phương gọi là trương Cả hay còn gọi là trương Cửa Ông. Trương Cả được hình thành tự nhiên có diện tích hàng trăm ha như một bình phong ngầm bao bọc lấy đền Cửa Ông, đền Cạp Tiên, ngăn bồi lấp Vịnh Bái Tử Long.

Trương Cả là nơi sinh sống của nhiều loài cá và ngao, sò, cua, ốc… đặc biệt là sá sùng. Hàng ngày, khi thủy triều xuống, trương Cả có hàng trăm người dân đến đây khai thác hải sản. Nếu con nước cạn về đêm, trương Cả lấp lánh ánh đèn soi sá sùng như sao sa. Bắt sá sùng tuy vất vả theo con nước, dãi dầu mưa nắng nhưng cho thu nhập khá ổn định từ 500 đến 1.000.000 đồng/người/ngày.

Có người bảo rằng, trương Cả đã nuôi một nửa dân số huyện Vân Đồn. Chẳng biết thực không nhưng có một sự thật đáng lo ngại rằng hải sản và nhất là sá sùng ở trương Cả đang bị khan hiếm dần do khai thác quá mức, do ô nhiễm môi trường biển và bãi triều có nguy cơ đang dần thu hẹp do phát triển công nghiệp.


Khi thủy triều và đêm xuống, trương Cả lấp lánh ánh đèn của người soi đào sá sùng như muôn ngàn ánh sao. 

Độc đáo “Cà phê chùa”

Không gì thú vị hơn khi vừa nhâm nhi ly cà phê, vừa thưởng thức những khúc nhạc véo von từ tiếng chim hót. Góc quán cà phê này đã tồn tại gần 30 năm giữa lòng TP. Cà Mau, quen thuộc với nhiều thế hệ thầy cô và học sinh từ các trường THPT xung quanh đấy. Quán được gọi với cái tên đặc biệt là “Cà phê chùa”.

"Cà phê chùa" nằm ở giao đường Phan Đình Phùng và Nguyễn Hữu Lễ, Phường 2, TP. Cà Mau. Quán có tên thật là Cà phê Thanh Hùng, nhưng nhiều thực khách không gọi bằng tên đó mà lại gọi là "Cà phê chùa".

Ông Trần Trọng Hùng, 50 tuổi (chủ quán), lý giải, quán cà phê này được gia đình ông gầy dựng từ năm 1989 và đặt tên là Cà phê 87 (số 87, Nguyễn Hữu Lễ, Phường 2, TP. Cà Mau). Lúc đó, quán được kinh doanh theo kiểu cà phê sân vườn. Năm 2000, quán được nâng cấp, thiết kế, trang trí theo kiểu nhà của người Hoa, đặc biệt là nóc nhà khá cao, màu sơn tường giống... ngôi chùa nên cái tên "Cà phê chùa" ra đời từ đó. 

Góc quán gần gũi với thiên nhiên tạo sự thoải mái cho khách uống cà phê.