19 thg 10, 2017

Ngôi chùa có đàn khỉ hoang dã lớn nhất Việt Nam

Thiền viện Trúc lâm Chân Nguyên (Bà Rịa - Vũng Tàu) được biết đến là nơi giữ kỷ lục về đàn khỉ thiên nhiên nhiều nhất Việt Nam. 

Thiền viện Trúc lâm Chân Nguyên tọa lạc dưới chân núi Kỳ Vân, huyện Đất Đỏ, Bà Rịa - Vũng Tàu. Thuở nguyên sơ, chùa là một am nhỏ. Năm 1987, hòa thượng Thích Thông Luận đã về sửa chữa và tu hành ở đây. 

Bình yên đồi chè Cầu Đất

Chạy trên con đường với hai bên là rừng thông ngút ngàn, hít hà không khí Đà Lạt buổi sáng tinh mơ, bạn sẽ thấy cuộc sống bỗng chốc bình yên đến lạ lùng. 

Cách trung tâm thành phố Đà Lạt khoảng 25 km, đồi chè Cầu Đất là điểm đến quen thuộc, ưa thích của nhiều bạn trẻ khi đến thành phố mù sương. Ngoài việc chiêm ngưỡng khung cảnh vừa yên bình, vừa hùng vĩ của đồi chè và vườn ươm có diện tích lên tới 220 ha. Thì một trải nghiệm thú vị dành cho du khách khi đến Cầu Đất là được thả hồn theo tiếng rì rào của rừng thông trên con đường thơ mộng dẫn đến nơi đây. 

Ruộng bậc thang Mù Cang Chải thơ mộng mùa lúa chín

Khi mùa hè oi bức qua đi cũng là lúc sắc thu chảy vàng trên những thửa ruộng bậc thang ở Mù Cang Chải (Yên Bái). 

Cứ vào tháng 9, tháng 10 hàng năm là dân du lịch lại rủ nhau băng qua đèo Khau Phạ, một trong tứ đại đỉnh đèo của Việt Nam, tìm lên Mù Cang Chải đắm mình trong không gian rực rỡ của ngày lúa chín.

Hồ Phú Ninh - hòn ngọc xanh giữa miền Trung khắc nghiệt

Với vẻ đẹp hoang sơ được bao trọn bởi thiên nhiên kỳ vĩ, hồ Phú Ninh được mệnh danh là 'hòn ngọc xanh' giữa đất trời miền Trung khắc nghiệt.

Nằm cách thành phố Tam Kỳ, Quảng Nam tầm 7 km, hồ Phú Ninh được người dân yêu mến, gọi bằng cái tên thân thương “Hòn ngọc xanh”. Giữa tiết trời oi ả, nắng chói chang của miền Trung, hồ Phú Ninh hiện lên với không gian xanh mướt, thảm thực vật phong phú, núi non xinh đẹp, nhiều ốc đảo kỳ vĩ giữa mênh mông sóng nước.

Bao quanh hồ Phú Ninh là những rừng phi lao, núi non trùng điệp, suối thơ mộng… cùng một màu xanh ngát trải dài đến vô tận. Đến với hồ Phú Ninh, bạn sẽ cảm nhận được vẻ đẹp hoang sơ, mát lạnh, cảnh quan thiên nhiên đặc sắc không thua kém bất cứ khu du lịch nổi tiếng nào ở Việt Nam, thậm chí nhiều dân phượt còn hơi quá khi ưu ái cho nơi đây cái tên “Thiên đường Maldives” của Quảng Nam.

Bức tranh phong cảnh – tuyệt tác của thiên nhiên dành tặng cho Quảng Nam. Ảnh: Phuninhlake 

Hoa vàng cỏ xanh ở Thăng Bình, vùng đất mới tinh trên bản đồ du lịch

Thăng Bình (Quảng Nam) có ngọn đồi xanh ngắt, trời trong veo và yên bình đến lạ.

Cách phố cổ Hội An khoảng 32km về phía Nam, Thăng Bình - vùng đất chưa từng xuất hiện trên bản đồ du lịch - đang nằm trong tầm ngắm của các phượt thủ. Chạy dọc theo quốc lộ 1A, đến ngã tư Hà Lam là trung tâm huyện. Đoạn đường này ngang qua những cánh đồng lúa bao la. Tuy nhiên, xe lớn rất nhiều vì là tuyến đường huyết mạch của quốc gia, buộc tài xế phải vững tay lái.


Nếu từng xem phim điện ảnh "Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh", dựa trên tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, bạn sẽ thấy phong cảnh ở đây đẹp như trong phim. Có trời xanh, mây trắng, đàn bò thong thả gặm cỏ bên dòng sông chảy quanh ngọn đồi nhỏ. Tất cả hòa thành một bức tranh thanh bình, gợi nỗi nhớ quê. Thăng Bình (Quảng Nam) chính là quê hương của Nguyễn Nhật Ánh.

Người may ‘long bào’ thế kỷ 21

Hơn 20 năm tâm huyết với nghề, nghệ nhân Thanh Nhàn đã trở thành người duy nhất cung ứng trang phục tuồng cho các đoàn hát tại khu vực ĐBSCL.

Nghệ nhân Thanh Nhàn cho biết ông tên thật là Võ Công Khanh (66 tuổi, khóm Đông Bình A, xã Đông Thuận, thị xã Bình Minh, Vĩnh Long). Do sinh ra trong một gia đình có truyền thống hát bội nên ngay từ nhỏ, nghệ nhân đã theo ông ngoại đi khắp nơi lưu diễn.

Thợ may độc nhất
Sau khi ông ngoại mất, nghệ nhân Thanh Nhàn đi theo nhiều đoàn hát khác nhau, lưu diễn khắp ĐBSCL rồi lên cả TP.HCM. Cụ thể ông đã tham gia các đoàn như Liên Hữu, Tấn Phát (Long Xuyên, An Giang), Sao Vàng, Văn Thanh (Sóc Trăng), Đồng Thinh (Vĩnh Long), Phước Tuần, Phước Hưng (Cần Thơ), CLB Thể nghiệm của NSƯT Ngọc Khanh và Sĩ Tốt.

Tại các đoàn hát trên, nghệ nhân Thanh Nhàn làm nhiều công việc như bán vé, phụ việc phía sau sân khấu và cả vai trò kép chính. Từ đó kinh nghiệm nghề của ông ngày càng được nâng cao.

17 thg 10, 2017

Chuyện của Pao và... chuyện của tao!

Giữa vùng núi đá của cao nguyên đá Đồng Văn, có một nơi tương đối bằng phẳng, đó là thung lũng Sủng Là. Thuở xưa, nơi đây sinh sống và giàu có chủ yếu bằng một thứ cây nổi tiếng: thuốc phiện. Vì vậy, Sủng Là còn được gọi là Thung lũng thuốc phiện.

Ôm ấp trong lòng thung lũng Sủng Là là một thôn nhỏ mang tên thôn Lũng Cảm. Trong thôn có ngôi nhà của ông Mua Súa Páo, là ngôi nhà lớn và đẹp, dùng làm nơi thu mua và kho chứa thuốc phiện.


Người Hà Nhì đen “nhảy que” trong lễ hội cầu mùa

Cũng giống như các trò chơi khác, "đu quay", "cầu bập bênh", "múa khăn", trò chơi “nhảy que” của người Hà Nhì vừa có tác dụng rèn luyện sức khỏe, vừa có ý nghĩa cố kết cộng đồng, tạo sự gần gũi, gắn bó, đoàn kết giữa các dân tộc trên địa bàn xã Y Tý, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai.

Người Hà Nhì vui hội với trò “nhảy que”


Trong nhiều năm qua, các môn thể thao và trò chơi dân gian luôn là hoạt động không thể thiếu và là nét đẹp văn hóa tinh thần trong những ngày lễ hội của đồng bào các dân tộc.

Đối với người Hà Nhì đen, “Ngày tết” có tính chất vui chơi giải trí và cầu nguyện "Ngũ cốc được mùa". Trong thời gian ngày lễ, người của các thôn bản vào rừng chặt một cây gỗ chắc mà thẳng và một vài dây leo mang về để làm bàn đu trò vui chơi giải trí cho lễ hội. Lễ hội diễn ra khoảng từ 3 - 5 ngày. Mỗi năm ngày "Tết tháng 6" đến, cả bản nhộn nhịp với quần áo mới, đông đảo đồng bào vui chơi quanh bàn đu quay chào đón ngày hội.

Người Hà Nhì vui mùa lễ hội. 

Về Quảng Bình thưởng thức cháo hàu bên sông Nhật Lệ

Quảng Bình không chỉ được biết đến với nhiều bờ biển đẹp, nhiều danh thắng làm say lòng du khách, mà nơi đây còn có nhiều món ăn đặc sản khiến ai đã từng thưởng thức đều nhớ mãi không quên. Đặc biệt phải kể đến món cháo hàu.

Vị riêng vùng đất Quán Hàu


Từ lâu, Thị trấn Quán Hàu, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình nổi tiếng với nhiều món ăn ngon chế biến từ những con hàu được khai thác ở sông Nhật Lệ.

Nhiều người cho rằng, hàu ở đây nhiều và ngon hơn những khúc sông khác. Có lẽ do nơi đây là điểm giao thoa, hòa quyện giữa nước mặn của biển và nước ngọt của núi rừng, hàu bám chặt và sinh sôi trên những bãi đá rộng lớn và các chân trụ cầu, cọc bê tông. Ngoài ra, chất lượng và số lượng hàu nhiều hay ít cũng phụ thuộc vào từng mùa trong năm.

Đi ngang chợ Đũi và nhớ…

Nằm ở góc đường Cách Mạng Tháng Tám - Võ Văn Tần (trước là Lê Văn Duyệt - Trần Quý Cáp) hiện nay là một ngân hàng to, một quán cà phê thời thượng.

Nhiều cư dân lâu đời chung quanh khu phố này gọi khu vực đó là khu chợ Đũi. Nhưng lớp người này đã già theo sự lớn lên của đô thị. Rồi mai đây ai còn nhớ đến tên chợ Đũi khi “thế gian biến cải vũng nên đồi”…?

Chợ Đũi là tên khu vực rộng, khoảng những năm 1930, được khu trú trong khoảng đường Lê Văn Duyệt và Trần Quý Cáp. Nơi đây là chốn cư ngụ trước tác của hai nhà văn Minh Hương và Huỳnh Phan Anh. Về phía đường Lê Văn Duyệt có rạp Nam Quang, đi xuống một chút là Trường Trung học Trường Sơn. Còn khu Trần Quý Cáp có Trường Tân Văn (biệt thự cổ vừa bán tỉ… tỉ), bánh ướt Tân Văn… (do bán trước cửa trường, sau này chuyển qua Bà Huyện Thanh Quan).