9 thg 9, 2017

Bánh canh Phú Quốc

10 năm trước, tui ra Phú Quốc cùng bạn bè. Các anh dẫn tui đi ăn sáng ở quán bánh canh bình dân mà các anh giới thiệu là ngon nhứt Phú Quốc. Tui chả nhớ nổi ở đâu (vì mới ra Phú Quốc lần đầu, hồi đó chưa xài Google Maps nên chỉ biết bạn dẫn đâu mình đi đó) và cũng chả nhớ quán tên gì (vì hình như chả thấy tên quán). Chỉ nhớ một điều là... ngon!

Gọi là quán, thật ra chỉ có xe bánh, chung quanh bàn thấp và che dù vậy thôi, nhưng người ăn đông lắm.

Giản dị nam phục người Mông

Nam phục của người Mông còn giữ lại nhiều nét chung nhất giữa các nhóm Mông. Bộ nam phục Mông được may bằng vải nhuộm chàm của người hay đen của người Thái, Tày hay vải lanh, vải láng đen mua ở chợ.

Bộ quần áo nam giới gồm quần, áo ngắn, thắt lưng, khăn bịt đầu. Trong hầu hết các dân tộc vùng núi thì người Mông còn giữ lại lâu bền bộ y phục của mình. Trong khi đó, nam giới các dân tộc khác hầu như ăn mặc giống người Kinh. Quần của nam giới may kiểu quần chân què, cạp rộng lá tọa, đũng quần rất thấp, cạp được dắt sang một bên rồi dùng thắt lưng vải hoặc da thắt lại cho chặt. Vì là quần đũng thấp, ống lại rộng nên khi mặc, quần của nam giới Mông có dáng nét riêng, không thể pha trộn với bất kì dân tộc nào.

Sống chậm trong chốn thiền - tịnh cư Cát Tường Quân

Nằm cạnh đồi thông Thiên An vi vu gió lộng, tịnh cư Cát Tường Quân mang nét tinh tế, sang trọng của xứ Huế kinh kỳ, lại hòa mình vào tổng thể thiên nhiên với cây xanh, rêu, đá, hoa, trái, nước... như một phần quan trọng làm nên sự hoàn chỉnh cho không gian kiến trúc, vừa trở thành không gian trải nghiệm hấp dẫn dành cho du khách.

“Giữ chút gì rất Huế”
Cát Tường Quân là một trong những địa điểm nổi tiếng tại thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Không gian rộng rãi với diện tích 3.000 
m2 yên bình cạnh đồi thông Thiên An đã hấp dẫn du khách ngay từ những bước chân đầu tiên, khi bước qua cánh cổng bằng gỗ và lối đi với hoa cỏ xanh mướt hai bên, thoảng trong gió thấy mùi hương hoa ngào ngạt dẫn lối.

Du khách tập thiền tại tịnh cư. 

8 thg 9, 2017

Tam Tông Miếu - Long đong số phận một ngôi chùa

Nghe 3 chữ "Tam Tông Miếu" mọi người (ở miền Nam) đều nghĩ ngay đến một loại lịch dùng để xem ngày tốt xấu. Một số ít người khác biết thêm rằng đây là tên một ngôi chùa ở đường Cao Thắng, Sài Gòn, nơi biên soạn và phát hành những bộ lịch này (trước 1975).

Ấy, xin dừng lại một chút ở cái tên Chùa Tam Tông Miếu. Đã "chùa" sao lại còn "miếu"? Bạn có thấy kỳ không?

Nói thiệt, cho tới gần đây, tui vẫn nghĩ Tam Tông Miếu là một ngôi chùa, tức là nơi thờ Phật. Nhưng đi tới nơi rồi, tìm hiểu thêm thì mới biết không phải. Tam Tông Miếu đâu phải là ngôi chùa Phật giáo! Vậy Tam Tông Miếu là gì?

Tam Tông Miếu là cơ sở tín ngưỡng của Minh Lý đạo, và tên chính thức Minh Lý đạo gọi nơi đây là: Thánh Sở Tam Tông Miếu.

Thánh sở Tam Tông Miếu, tại 82 Cao Thắng, quận 3, Sài Gòn

Làng Kim Tiên và những giá trị văn hoá cổ xưa

Làng Kim Tiên thuộc xã Xuân Nộn, huyện Đông Anh, Hà Nội. Làng Kim Tiên thuở xa xưa vốn có nhiều đầm lầy, rừng rậm, cây cối um tùm xum xuê. Hiện nay làng vẫn còn lưu dấu được khá nhiều giá trị văn hoá cổ xưa. 

Làng Kim Tiên trong diễn trình lịch sử
Theo lời kể của các cụ cao niên trong làng thì vùng đất này của làng là nơi tiếp giáp với Huyện Sóc sơn ngày nay còn có cả các loại thú dữ ăn thịt như hổ, báo… Còn theo như truyền thuyết dẫn tích rằng làng có từ đời Trần. Khi nhà Lý suy đồi- nhà Trần mưu đồ chấp chính tranh giành quyền lực bè nọ phái kia. Người trung thần bị truy bức, khiến họ phải từ quan bỏ triều, tìm nơi lui về ẩn dật. Trong số đó có người đã về đây cư trú, khai phá rừng hoang để sinh sống, dần dần con cháu sung túc, lập thành trang rồi phát triển thành làng.

Làng đã được lập trên một khu đất cao, ba bề là nước, có rừng, có đàm giống như một bán đảo. Cảnh quan ở đây rất đẹp , kỳ ảo phức tạp giống như cảnh tiên nên làng được gọi là làng Kim Tiên. Kim Tiên ở nơi xa đồng lụt mỗi khi mùa mưa nước song dâng lên ngập trắng cánh đồng lúa màu úng thối, công làm mà chẳng có cơm ăn. Đến đời hậu Lê, nhờ có ông quan Thị lang người làng Đào Xá tâu với vua Lê cho đắp đê ba bề làng, con đê tuy nhỏ nhoi nhưng cũng hạn chế được một phần lụt lội, sau đó đê không được tu sửa dẫn đến sói mòn, sụt lở từng đoạn dài.

Đình làng Kim Tiên, xã Xuân Nộn. 

Làng bích họa Pò Hèn rực rỡ giữa núi rừng Đông Bắc

Làng Pò Hèn rực rỡ giữa núi rừng Đông Bắc bởi các bức tranh thiên nhiên đầy màu sắc trên những ngôi nhà của đồng bào dân tộc Dao.

Pò Hèn là thôn vùng cao thuộc xã Hải Sơn, thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh. Nơi đây từng là chiến trường ác liệt trong cuộc chiến tranh biên giới 1979. Nhưng giờ đây Pò Hèn đang dang tay chào đón các du khách ghé thăm.