26 thg 3, 2017

Kinh Tàu Hủ

Ông Bùi Đức Tịnh ghi nhận rằng kinh Tàu Hủ vốn mang tên Cổ Hủ hay Củ Hủ vì khúc kinh chỗ này phình ra rồi thắt lại giống như cổ hủ heo, cổ hủ dừa. Ở Long Xuyên cũng có một con kinh mang tên Tàu Hủ, có người gọi là Củ Hủ. Điều ghi nhận của ông Bùi Đức rất hữu lý. Xin lý giải thêm. Trước hết phải viết cổ hũ mới đúngvì từ ghép này vốn chỉ cái cổ của cái hũ (theo Đại Nam quốc âm tự vị). Các vật có hình dáng phình ra rồi thắt lại đều gọi là cổ hũ, như cổ hũ cau, cổ hũ dừa, cổ hũ heo,… Tiếp theo, ta thấy từ ngữ này dùng để chỉ hình dáng của lòng sông, rạch và đã trở thành địa danh, giống như cổ cò (cổ con cò), cổ lịch (cổ con lịch) đã trở thành địa danh (rạch Cổ Cò ở Nhà Bè và Duyên Hải, sông Cổ Lịch ở Cửu Long). Mặt khác, trong hai từ ngữ cổ hũ và tàu hủ, đối với người Nam Bộ có một yếu tố đồng âm: hũ và hủ phát âm như nhau. Trong trường hợp này, từ ngữ nào quen thuộc hơn (ở đây tàu hủ quen thuộc hơn cổ hũ), sẽ thay thế từ ngữ kia: (trái) sầu riêng thay thế đu-riêng, (cái) lục bình thay thế độc bình, (cái) bồ cào thay thế bừa cào… Hơn nữa, kinh Tàu Hủ, trong Gia Định thành thông chí được gọi là sông An Thông, tục danh sông Sài Gòn và được mô tả là “quanh xa mà hẹp nhỏ, khuất khúc, nước cạn” (Tập thượng , quyển I, tờ 22b – 23a).

Kinh Tàu Hủ - Bến Bình Đông tháng 3/2017. Ảnh: Phạm Hoài Nhân

Các chị em 'chết mê' với ốc ruốc tháng 3

Những con ốc ruốc đủ màu sắc luộc xong lấy gai chanh lể ăn vừa beo béo, vừa ngọt lại vừa cay là món khoái khẩu của chị em phụ nữ. Vừa ăn chơi, vừa tán chuyện xua tan cái nóng đầu mùa… 

Ốc ruốc bày bán ở vùng biển Đức Minh, huyện Mộ Đức, Quảng Ngãi - Ảnh: VÕ QUÝ CẦU 

Bây giờ đang là mùa biển yên, những dân chài vùng biển ngang thuộc các xã Đức Phong, Đức Minh, huyện Mộ Đức hay Phổ Quang, huyện Đức Phổ, Quảng Ngãi lại kéo nhau đi bắt ốc ruốc.

Ngọt mềm bánh gai lá dừa Quảng Xương

Món bánh gai lá dừa của người Thanh Hóa ở huyện Quảng Xương là món ăn đặc biệt khi tới vùng đất Bắc Trung Bộ này. Cái lạ của món bánh này là cách gói bánh, tựa như chiếc bánh chưng, với những khuôn lá dừa cho chiếc bánh vuông vắn và vị ngon đặc biệt.

Bánh gai ở vùng Quảng Xương tỉnh Thanh Hóa cũng như bánh gai ở các vùng miền khác trong cả nước, làm từ lá gai, bột nếp, mật mía, đỗ xanh và dừa. 

Chiếc bánh được tạo hình vuông vắn tựa như chiếc bánh chưng. Ảnh: Hoàng Huế 

Mộc mạc tên làng Tây nguyên

Nghệ nhân A Jar, người nghiên cứu về văn hóa tên đất, tên làng Tây nguyên. Ảnh: P.A

Đồng bào Tây nguyên đặt tên đất, tên làng thường rất mộc mạc: có tên gắn với truyền thuyết; có tên gắn với đặc trưng về cây cối, di tích liên quan đến ngày lập làng...

Với đồng bào các dân tộc thiểu số ở Kon Tum, tùy vào từng dân tộc mà họ đặt tên đất, tên làng gắn với những từ như Kon, Đăk, Plei.
Phía sau những tên gọi này là những chuyện kể, những truyền thuyết mộc mạc, hồn nhiên, dễ thương như người ở xứ này. 

Đi tìm câu trả lời cho phong tục đàn bà bị cấm cửa vào nhà rông

Suốt đời phụ nữ không được bước vào nhà rông ở làng Điệp Lôk 

Người Ja Rai ở xã Điệp Lôk, xã Ya Tăng của huyện Sa Thầy (Kon Tum) đến nay vẫn còn duy trì phong tục cấm phụ nữ bước và nhà rông.

Gần đây khi về làng Điệp Lôk, xã Ya Tăng của huyện Sa Thầy (Kon Tum), chúng tôi ngỡ ngàng khi phát hiện ở đây còn duy trì phong tục cấm cửa đàn bà vào nhà rông.

Cả làng nói 'tiếng lóng' độc đáo nhất ở Hà Nội

Đình làng Đa Chất. Ảnh Đinh Nhật 

Làng Đa Chất, xã Đại Xuyên, Phú Xuyên, Hà Nội khác lạ nhiều nơi khi người dân trong làng sử dụng thứ "tiếng lóng" như... chim hót, nếu như không có người phiên dịch sẽ không ai hiểu được họ đang nói gì. 

Nằm giữa ngã ba sông Lương và sông Nhuệ, làng Đa Chất bình yên như bao làng quê nông thôn miền Bắc khác. Theo sự chỉ dẫn, tôi may mắn gặp được ông Nguyễn Văn Sớm, 85 tuổi, quê gốc ở làng Đa Chất. Sinh ra và lớn lên tại ngôi làng này, ông Sớm là một trong hai người cao tuổi nhất làng Đa Chất, đến nay còn nắm được nguyên vẹn thứ ngôn ngữ riêng biệt không nơi nào có.

Thủ Đức, Thủ Thiêm - tên của những ông quan nhỏ

Chữ “Thủ” là quan trấn thủ, tức võ quan lo việc bảo vệ một vùng (Thủ Đức), hoặc thủ ngự là người đứng đầu một trạm thu thuế đường sông (Thủ Thiêm). 

Ở Nam bộ, rất nhiều địa danh mang tên người. Những nhân vật có quyền cao chức trọng, dân gian kính nể, húy kỵ chỉ gọi chức tước mà không gọi tên, như cầu mang tên ông lãnh binh Thăng thì chỉ gọi cầu Ông Lãnh, hay lăng Tả quân Lê Văn Duyệt thì gọi lăng Ông. Nhưng đối với các quan chức nhỏ thì dân gian gọi cả chức tước lẫn tên, như các địa danh bắt đầu bằng chữ Thủ đứng trước tên người, như Thủ Thừa ở Long An, hay Thủ Đức, Thủ Thiêm ở TP.HCM.

25 thg 3, 2017

Lăng Ông Bà Chiểu: Chốn tâm linh

Vì khu lăng mộ tọa lạc ở khu vực Bà Chiểu, cạnh chợ Bà Chiểu nên dân gian gọi là lăng Ông - Bà Chiểu. Tên gọi đúng của khu lăng mộ này là Thượng Công miếu - là ba chữ Hán khắc trên cổng tam quan. 


Lăng Ông, tức khu lăng mộ thờ đức Tả quân - Tổng trấn Gia Định thành Lê Văn Duyệt (1764-1832), rộng 18.500 m2, tọa lạc giữa bốn con đường: Đinh Tiên Hoàng, Phan Đăng Lưu, Trịnh Hoài Đức và Vũ Tùng. Khu lăng mộ được xây dựng năm 1948. Hình ảnh cổng tam quan lăng Ông in trên các tấm thiệp bưu chính (card postale) trước năm 1975 được coi như biểu tượng của vùng Sài Gòn - Gia Định xưa.

Bánh tẻ Văn Giang - ăn một lần là gây thương nhớ

Bánh tẻ Văn Giang 

Bánh tẻ đặc sản Văn Giang, Hưng Yên được hòa trộn từ nhiều nguyên liệu bình dị, từ những thứ đơn giản nhất như trong bữa cơm hàng ngày của người dân vùng đồng bằng Bắc Bộ, nhưng lại gây thương nhớ cho những người đã từng thưởng thức. 

Bánh tẻ, như tên gọi của nó, được làm từ gạo tẻ, với nhân thịt lợn, hành, mộc nhĩ - những loại nguyên liệu đơn giản.

Đến Diêm Điền nghe chuyện lạ về giếng Chùa

Còn gì thú vị hơn, ngày rằm tháng Giêng, tìm về ngôi chùa Diêm Điền cổ kính, tọa lạc ở thôn Diêm Điền, xã Tịnh Hòa (TP.Quảng Ngãi) để nghe người dân và thầy trụ trì nơi đây kể về tích xưa, chuyện cũ, kể về giếng Chùa trong lành, ngọt mát và không bao giờ cạn, kể cả hạn hán...

Nằm nép mình giữa đồng lúa xanh bao la của làng Diêm Điền, chùa Diêm Điền hiện ra với cổng chùa đã ngả màu rêu phong và bức tường màu vàng đã lâu không sơn quét nên nhạt màu. Ngay bên cạnh chùa là chiếc giếng cổ mà người dân trong vùng vẫn gọi bằng cái tên thân thương, cung kính: “giếng Chùa”.

Không chỉ ngày xưa, mà đến tận bây giờ, người dân Diêm Điền vẫn tìm đến giếng Chùa để lấy nước về dùng. 

Ông Phạm Hả, ngụ ở thôn Diêm Điền đang múc nước giếng, tâm sự: “Thoạt nhìn tưởng nước giếng đã cạn đến đáy, nhưng dù múc, hoặc bơm bao lâu thì nước giếng cũng không cạn. Nước giếng Chùa trong vắt, không chút rong rêu, cợn bẩn... hoặc nhiễm mặn, nhiễm phèn. Dù các giếng nước xung quanh đây đều phèn, mặn cả”. Bởi thế, người làng Diêm Điền vẫn thường lấy nước giếng Chùa về uống, nấu nước pha trà đãi khách. Du khách đến tham quan và cúng lễ chùa thì mang theo bình xin nước giếng mang về với mong ước rước may mắn, tài lộc đến cho gia đình.

Tương truyền rằng, ngày trước, khi chưa xây dựng bờ đắp ngăn mặn, toàn vùng Diêm Điền người dân đào đâu cũng chỉ gặp toàn nước phèn, nước mặn. Đến một hôm, có một nhà sư và một chú tiễu không biết từ đâu đến làng Diêm Điền, chặt cây rừng dựng lên một ngôi am thỉnh Phật, ban đêm kinh kệ, ban ngày đào giếng. Cho đến khi giếng có nước ngọt thì nhà sư và chú tiễu đó lại ra đi. Để tưởng nhớ công ơn của các vị trên, người dân Diêm Điền đã lập đền thờ các vị đó ngay tại am Phật mà nhà sư và chú tiễu đã từng an tọa.

Chùa Diêm Điền bây giờ, chính là được xây dựng trên vị trí am Phật mà nhà sư và chú tiễu đã từng an tọa ngày trước. Chùa hướng về phía đông nam, tọa trên một gò đất cạnh rừng rất cao và rộng. Phía bắc chùa là mộ ông tiền hiền họ Phạm – người tương truyền đã có công di dân đến khai hoang, vỡ hóa vùng đất này. Sư trụ trì chùa Diêm Điền Thích Thông Đạo cho biết: “Ngôi mộ này đã có từ rất lâu đời, nhưng lạ một điều là dù không đắp, nhưng mộ vẫn ngày một cao lên”.

Khách tham quan nếu có dịp ghé thăm chứng tích Sơn Mỹ, hoặc biển Mỹ Khê... hãy bớt chút thời gian ghé qua chùa Diêm Điền để tận mắt nhìn thấy ngôi chùa, diện tích vỏn vẹn 20 m², nhưng chứa đựng biết bao câu chuyện, để tự tay xin nước trong lòng giếng, nhấp một ngụm để cảm nhận hương vị tinh túy của làng Diêm Điền...

Bài, ảnh: Ý THU