21 thg 3, 2017

Nghề đan bem của người Cống ở Táng Ngá

Trong thời kỳ hội nhập, nhiều phong tục tập quán của đồng bào các dân tộc có dấu hiệu mai một nhưng với người Cống ở bản Táng Ngá (xã Nậm Chà, huyện Nậm Nhùn), nghề đan bem truyền thống (một loại hòm đựng đồ dùng trong gia đình) vẫn được bảo tồn, phát triển. 

Anh Lò Văn Hiền kiểm tra bem trước khi giao cho khách hàng. 

Làng nghề bánh mè xát Tân An

Làng nghề bánh mè xát Tân An ở huyện Quảng Trạch (tỉnh Quảng Bình) ra đời vào khoảng những năm 1900. Đây là làng nghề chuyên sản xuất loại bánh mè- một loại bánh biến thể khéo léo từ chiếc bánh tráng, thường gọi là bánh đa. Bánh có mặt từ thuở khai canh, lập làng, bởi một ông tổ nghề người Hà Tĩnh mang theo cả vợ con, người thân vào làng Tân An để sinh sống, lập nghiệp.

Người Tân An ban đầu chế biến bánh mè xát với mục đích khoe khéo tay nghề, xa hơn nữa là nhằm trao đổi cho xóm giềng các loại lương thực, thực phẩm mà bản thân họ tự tay làm ra được. Dần dà, đặc tính thơm giòn cộng với vẻ ngoài chân chất của bánh mè xát Tân An đã được nhân dân khắp vùng Bắc, Nam Quảng Trạch biết đến qua lời giới thiệu của người thân, hay qua những chồng bánh làm quà biếu thân tình. Nắm bắt được thị trường, người làm bánh mè xát bằng vốn liếng sẵn có là sự khéo tay cũng như kinh nghiệm và kỹ thuật làm bánh thành thạo được người thân truyền nghề, đã từng bước chuyên môn hóa, cơ giới hóa nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và tính thẩm mỹ của sản phẩm để giới thiệu ra thị trường.

Công đoạn tráng bánh. 

20 thg 3, 2017

Đi tìm địa danh Bình Tuy

Có đến hai mươi năm địa danh tỉnh Bình Tuy là một phần đất rộng lớn phía Tây Nam của tỉnh Bình Thuận ngày nay (1956 - 1976). Dưới chế độ Việt Nam cộng hòa, từ một sắc lệnh ký ngày 25/10/1956 tỉnh Bình Tuy được thành lập gồm một phần đất của hai huyện Hàm Thuận, Tánh Linh và một phần đất của hai tỉnh Long Khánh, Lâm Đồng lúc bấy giờ. Nhiều câu hỏi địa danh tỉnh mới này tại sao là Bình Tuy, mang ý nghĩa gì? Đối với Ngô Đình Diệm - Tổng thống đệ nhất Việt Nam cộng hòa vốn là người được hấp thụ nhiều Tây học nhưng cũng chịu ảnh hưởng nền giáo dục Nho giáo của gia đình, cho nên quyết định một tên tỉnh mới phải có lý do nào đó.

Mũi điện Kê Gà. Ảnh: Ngọc Lân 

Những đặc sản lam từ tre, nứa

Xuất phát từ điều kiện tự nhiên và địa bàn từ xa xưa đồng bào các dân tộc thiểu số ở miền Tây xứ Nghệ đã tìm cách thích nghi với môi trường sống bằng nhiều cách. Qua đó họ tạo ra văn hóa ẩm thực riêng có của cộng đồng mình. Sử dụng ống tre, nứa để làm chín thức ăn là phương pháp cổ xưa và phổ biến nhất trong cộng đồng thiểu số ở vùng cao Nghệ An. 

Lên với miền Tây xứ Nghệ, nơi các đồng bào dân tộc Thái, Mông, Khơ mú... sinh sống, mỗi mùa du khách lại được thưởng thức một loại món ăn độc đáo khác nhau.Trong đó nhiều món được chế biến bằng ống tre nứa. Ảnh Hồ Phương. 

Mỹ nhân 115 tuổi ở Phủ Tương

Cụ Lô Thị Hòa ở bản Quang Phúc, xã Tam Đình (Tương Dương) đã bước sang tuổi 115. Ở độ tuổi này, cụ bà người Thái ấy vẫn còn nhớ không ít câu chuyện về cuộc đời, nhất là chuyện từng tham dự cuộc thi Người đẹp Phủ Tương.

Cái chân đã yếu, mắt không còn tỏ, cái tai cũng đã nặng nhưng cái đầu thì vẫn còn nhớ được nhiều. Có điều, cụ Lô Thị Hòa chỉ nói tiếng Thái, hôm ấy bà Lô Thị Lan - con dâu của cụ phiên dịch giúp chúng tôi. Cụ mở đầu câu chuyện: “Ta sinh năm 1902, quê Qùy Châu, năm còn nhỏ giặc đốt phá bản làng, bố mẹ dắt díu mấy chị em sang đây lánh nạn...”.


Đã 115 tuổi nhưng cụ Lô Thị Hòa còn khá minh mẫn, vẫn nhớ được nhiều chuyện diễn ra trong cuộc đời. Ảnh: Công Kiên 

Đi chợ phiên Tam Thái mua thịt chuột, nhái, ốc…

Chợ phiên Tam Thái (Tương Dương) họp vào các ngày 10, 20, 30 (Dương lịch) hàng tháng. Tại đây có bán nhiều món hàng đặc biệt của bà con vùng cao như: chuột, nhái, ốc, cá tôm khe…

Chợ phiên xã Tam Thái (Tương Dương ) họp phiên đầu tiên vào ngày 14/9/2014. Trước kia chợ chỉ họp mỗi tháng một lần vào ngày 14 và 15, nay mỗi tháng họp 3 ngày. Chợ phiên là nơi để bà con trên địa bàn tham gia trao đổi các mặt hàng chủ yếu do mình săn bắt, hái lượm trong rừng, trong vườn nhà. Ảnh: Đình Tuân. 

Những loài cây gieo chết chóc ở vùng cao Nghệ An

Với những người dân miền Tây xứ Nghệ, lá ngón, hoa anh túc hay lá cơi…từ lâu đã không còn xa lạ. Chúng được mệnh danh là những thực vật gieo chết chóc bởi độc tính của mình.

Cây thuốc phiện hay còn gọi là cây anh túc trước đây được trồng nhiều trên khu vực núi cao, nhất là các bản làng người Mông Nghệ An. Trong thực tế, anh túc, cần sa được điều chế thành các loại biệt dược, và chỉ được sử dụng với sự giám sát đặc biệt của bác sỹ, nhân viên y tế. Tuy nhiên, do tính chất độc hại, gây nghiện, gieo "chết chóc" của loại cây này nên từ nhiều năm nay nó đã được xóa bỏ và Nhà nước cũng nghiêm cấm trồng loài cây nguy hại này. Tuy nhiên, theo một số người dân vùng cao, hiện ở các khu vực bên kia biên giới nơi có các bản làng người Lào, nhiều đối tượng vẫn lén lút trồng anh túc, họ thậm chí còn sử dụng loài độc dược này để làm thực phẩm rau xanh trong bữa ăn. Ảnh: Xuân Hòa 

Chuyện về cô gái mồ côi góp công diệt giặc Minh trên đất Phủ Quỳ

Núi Bù Chẻ là một ngọn núi cao trên một trăm mét, nằm ở hướng Nam cách bản Chiềng Yên trước đây (nay là xóm Đồng Nại, xã Châu Quang, Qùy Hợp. Đoạn giữa của bản Chiềng Yên với núi Bù Chẻ là dòng Nậm Huống và những bãi bồi phù sa được bồi đắp qua hàng ngàn năm.
Ngày nay, trên núi Bù Chẻ còn có vết tích của những con đường từ chân núi lên đến tận đỉnh, theo hình trôn ốc. Nhiều đoạn vẫn có thể nhận biết một cách dễ dàng tuy có những gốc cây cổ thụ chắn ngay lối đi. Khu vực này từng là đồn luỹ, trạm gác được cho là có từ thời Lê Lợi.

Đền thờ Pủ Chiềng Yên ở xóm Yên Luốm, xã Châu Quang (Qùy Hợp). Ảnh: Sầm Văn Bình. 

18 thg 3, 2017

Những đồi chè xanh ngút tầm mắt ở Yên Bái

Những đồi chè xanh ngút tầm mắt được chăm sóc tỉ mỉ, chạy dài bên những đồi cọ và đồng lúa xanh tươi đã tạo nên bức tranh tươi đẹp.

Yên Bái hiện đang vào vụ thu hái chè xuân, là vụ cho năng suất và chất lượng cao trong năm. 

Khám phá cuộc sống đời thường trên cao nguyên đá Đồng Văn

Hà Giang không chỉ có núi non hùng vĩ mà còn có những con người luôn chân thành, mộc mạc với tấm lòng thật đáng quý.

Đến với mảnh đất Hà Giang, du khách không chỉ ngỡ ngàng bởi thiên nhiên tươi đẹp, hùng vĩ mà còn lưu luyến bởi vẻ đẹp và cuộc sống sinh hoạt độc đáo của những con người vùng cao thân thiện.