2 thg 1, 2017

Đến hồ Than Thở nghe "đồi thông kể chuyện tình buồn"

Danh thắng Hồ Than Thở - Đồi Thông Hai Mộ với vẻ đẹp lãng mạn và đi vào thơ ca về những câu chuyện tình buồn mà chung thủy, son sắt đã thu hút nhiều du khách khi đến với Tp. Đà Lạt (Lâm Đồng). 

Người dân vùng cao nguyên Lâm Viên còn lưu truyền một truyền thuyết rằng: Vào thế kỷ 18, khi người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ dấy binh đánh quân xâm lược nhà Thanh, trai tráng khắp nơi hưởng ứng, trong đó có Hoàng Tùng. Trước khi tòng quân, Hoàng Tùng và người yêu là Mai Nương rủ nhau ra bên bờ hồ hẹn thề đến mùa xuân - khi hoa mai anh đào nở sẽ đem tin thắng trận trở về. Ở nhà, Mai Nương được tin Hoàng Tùng tử trận nên đã gieo mình xuống hồ. Đến giữa mùa xuân Hoàng Tùng thắng trận trở về, chàng vô cùng đau đớn khi biết người yêu đã chết nên cũng gieo mình xuống hồ nước. Cảm thương đôi trai gái bạc mệnh, rừng thông rì rầm khúc nhạc bi ai. Từ đó hồ có tên là Than Thở cho đến ngày nay.
Mối tình ngang trái của Lê Thị Thảo và Vũ Minh Tâm là câu chuyện có thật cách nay hơn 60 năm với tình tiết gần giống như bi kịch về tình yêu đã đi vào huyền thoại của Romeo - Juliet được viết bởi đại văn hào William Shakespeare. Tâm là chàng trai quê ở Tiền Giang yêu cô gái tên Thảo đang độ tuổi vừa đôi tám. Cả hai yêu nhau say đắm, nồng nàn, thường hẹn hò trên đồi thông trong những buổi chiều sương lãng đãng. Tại đây, Tâm đã dành cho người con gái của mình những lời yêu thương tha thiết, ước hẹn một ngày sẽ nên duyên vợ chồng.

Ngờ đâu, cha mẹ Tâm khi biết chuyện đã ngăn cấm đôi trẻ vì lý do không môn đăng hộ đối. Phẫn chí, Tâm bỏ đi xa, để một ngày, Thảo nghe tin người yêu đã chết. Nàng đau đớn tìm ra nơi hẹn hò khi xưa mà khóc than, rồi gieo mình tự vẫn. Nhưng éo le là Tâm không chết và đã trở về tìm người yêu. Đau đớn khi biết Thảo chết vì tình và chàng cũng tự tử để giữ trọn lời thề non hẹn biển với người con gái mình yêu thương. Hai người cũng được thỏa ước nguyện nằm bên nhau mãi mãi trên đồi thông và cũng từ đó đồi thông có tên là “Đồi Thông Hai Mộ”. 

Khu du lịch hồ Than Thở cách trung tâm Tp. Đà Lạt 6km về phía đông.

Khám phá Đà Lạt qua những cung đường đèo hùng vĩ

Những con đèo quanh co, uốn lượn nối tiếp nhau nơi mảnh đất ngàn thông sẽ đem lại trải nghiệm thú vị cho những đôi chân ham xê dịch. 

Những cung đường đèo uốn lượn dẫn vào TP. Đà Lạt (Lâm Đồng) đã được nhiều du khách biết đến như những thắng cảnh tuyệt đẹp, chỉ có ở khu vực Tây Nguyên. Hãy ghé thăm Đà Lạt một lần, bạn sẽ có dịp thưởng thức vẻ đẹp ngoạn mục, nên thơ của những cung đường đèo này. 

Đèo Prenn

Đèo Prenn dài 11 km, cách trung tâm Đà Lạt khoảng 10 km. Đây cũng là con đường từ sân bay Liên Khương dẫn vào thành phố. Đèo Prenn có độ dốc vừa phải, uốn lượn qua một thác nước cùng tên.

Hai bên đèo là những hàng thông cao vút với cảnh đẹp nao lòng du khách. Nơi đây còn được ví như dải lụa hồng duyên dáng của thành phố, nhờ những vườn mai anh đào trải dài theo cung đường.

Trên đường đèo, du khách có thể dừng xe, ghé thăm căn biệt thự trắng và khám phá những câu chuyện ma mị xoay quanh ngôi nhà này. Đến đèo Prenn, bạn sẽ cảm nhận được cái se lạnh của phố núi ngay cả khi trời đang nắng. Chỉ khoảng 13-14h, cung đường sẽ được bao phủ bởi mây mù và sương. 

Con đường đèo mộng mơ uốn mình qua những hàng thông cao vút. 

Bắc Kạn có một thứ quà không ai dám... 'ăn vụng'

Bạn ở Bắc Kạn, cứ đến mùa này là gửi xe khách xuống cho vài chục cân quýt hôi, thứ quả ăn chơi mà muốn “ăn vụng” là điều không tưởng, bởi mùi hương “thần thánh” không loại quýt nào có được. 

Mùa quýt hôi Bắc Cạn - Ảnh: Thủy OCG 

Cuối năm dương lịch, dọc theo quốc lộ 3 từ Thái Nguyên lên Bắc Kạn, những hàng quýt dân dã kê bán dọc hai bên đường khiến nhiều lái xe không thể không dừng lại.

Tiết trời se lạnh, còn gì ngon hơn thưởng thức cá chìa vôi nướng bên than hồng

Vào tháng 10, tháng 11 là thời điểm cá chìa vôi tập trung thành đàn đi kiếm ăn ở khu vực san hô nhiều. Đây cũng chính là mùa đánh bắt chìa vôi của ngư dân các vùng ven biển Quảng Nam, Đà Nẵng. Cá chìa vôi mới đánh bắt luôn có được vị tươi ngon.
Từng khúc cá sau khi làm sạch được ướp với ít muối, mắm và tiêu cho dậy mùi rồi bắc lên bếp kho lăn tăn. Không cần đợi lâu, thoắt cái đã chín. Vị ngọt thanh của cá hòa quyện cùng mùi thơm của chén cơm nóng đã thỏa được lòng mong nhớ sau mấy tháng chìa vôi vắng bóng... 

Cá chìa vôi nướng trên bếp than hồng - Ảnh: Thanh Ly 

Cá sơn kho lá nghệ món ngon dân dã ngày mưa

Nguyên liệu cho món cá sơn kho lá nghệ tươi - Ảnh: Thanh Ly 

Cá sơn được ngư dân liệt kê vào hàng cá trũ (những loại cá đánh bắt bằng lưới ven sông như cá mại, cá móm, cá luối...). Cá sơn có kích thước cỡ chừng ngón tay cái, thân hình thoi, màu trắng trong suốt, da có vảy nhỏ, thịt mềm. 

Theo kinh nghiệm dân gian, cá sơn thịt ngon, tính hàn, không những chế biến được nhiều món mà còn giúp bồi bổ cơ thể. Vào mùa cá sơn, người dân đánh bắt đưa vào bờ, đong từng chén cho cư dân trong làng với giá khoảng 10.000 đồng mỗi chén, cốt để chia nhau sản vật mùa nước lụt. 

Du khách thích thú chèo thuyền thăm Hội An mênh mông nước

Đô thị cổ Hội An đẹp giữa mênh mông nước sau những trận mưa lớn, điểm xuyết những ghe thuyền chen giữa mái ngói rêu phong...

Du khách thuê đò đi ven sông Hoài. Bên kia sông các con phó ở khu An Hội đã ngập nước.