28 thg 10, 2016

Xanh mát sông Diêm Điền

Ở vùng đồng trũng khá rộng giữa các xã Tịnh Khê, Tịnh Hòa, Tịnh Thiện thuộc TP.Quảng Ngãi có sông Diêm Điền chảy qua. Nơi đây từ buổi ban sơ bốn mùa ngập mặn. Sông Diêm Điền không chỉ cần mẫn dẫn nước ngọt, xả chua mặn mà còn mang vẻ đẹp tự nhiên, đầy sức hấp dẫn.

Đoạn cuối dòng sông Diêm Điền rẽ hai nhánh. Một nhánh chảy về phía đông trên phần đất xã Tịnh Hòa (nay đã bị bồi lấp nhiều). Nhánh kia vòng phía tây cánh đồng Khê Xuân, chảy tiếp xen giữa hai thôn Khê Thọ, Khê Xuân của xã Tịnh Khê, người địa phương gọi là sông Sau. Cuối cùng sông đổ ra bến neo đậu tàu Tịnh Hòa nơi cuối dòng sông Kinh.

Sông Diêm Điền. 

Lễ vào nhà mới của đồng bào Ba Na

Đối với người Ba Na, dựng nhà là một việc lớn và cần nhờ đến nhiều công sức của bà con trong buôn, làng. Mọi người chung sức, đồng lòng, tương trợ nhau để hoàn thành ngôi nhà. 

Ngôi nhà được hoàn thành xong không chỉ là niềm vui của gia chủ mà cả buôn làng. Ngày gia chủ dọn về cũng là ngày khánh thành nhà mới. Nhà nghèo cúng lợn, gà, nhà giàu cúng trâu để tạ ơn và làm lễ lên nhà mới. 

Trước khi làm lễ cúng, người ta bôi tiết lợn lên các cây nêu và các đồ trang trí để cúng.

Lễ Pơ Kong-Nét đẹp văn hóa truyền thống Bahnar

Mỗi lần về thăm nhà là lại được chứng kiến niềm vui của gia đình cũng như các sự kiện của buôn làng gần xa. Lần này về cũng vậy, tôi được tham dự lễ Pơ Kong ở nhà ông Y Thương, bà Nay Nhoa là ông bà ngoại của cô dâu tại làng Kto (xã Kon Gang, huyện Đak Đoa, Gia Lai). Đây là lễ trao còng đồng của cô dâu, chú rể khi chính thức đồng ý lấy nhau và có sự chứng giám của gia đình, dân làng và thần linh.

Vào ngày này, gia đình, bà con hai họ cũng như dân làng đều đến chia vui trong không khí vui mừng cho hạnh phúc cho đôi bạn trẻ. Ngoài tính cộng cảm mọi người còn chia sẻ với chủ nhà nắm gạo, cái ghè, con gà, bó rau… tùy thuộc vào điều kiện hoàn cảnh của mỗi gia đình.

Lễ Pơ Kong của chú rể Huk, cô dâu Y Nhung. Ảnh: Y.P 

Lễ cầu mưa của người Chăm ở Vân Canh

Lễ cầu mưa của người Chăm H’roi ở thị trấn Vân Canh, huyện Vân Canh (Bình Định) thường được tổ chức vào những ngày đầu tháng 2 âm lịch. 

Từng gia đình có thể làm lễ riêng trên rẫy của mình hoặc cùng nhau góp lễ để cả làng làm chung. 

Để chuẩn bị cho lễ cầu mưa, dân làng cùng đóng góp lễ vật 

Lễ diễn ra tại trung tâm của làng. Tất cả người dân trong làng đều phải có mặt. Đại diện cho từng gia đình đến chạm tay và khấn vái trước lễ vật để được thần linh phù hộ. Lễ vật gồm có: 2 con gà trống, 2 ché rượu, 1 vòng sáp ong, 1 chén gạo… 

27 thg 10, 2016

Uy thiêng chùa Cũ (BôKemarik Kalabôprik Sang Chrova)

Trong không khí mát mẻ đầy bóng cây sao trên diện tích 5.000 mét vuông, thượng tọa Thạch Đom Ra, trụ trì chùa Cũ (tọa lạc tại xã Hựu Thành, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long) kể lại “…Ngôi chùa này đã có gần 470 năm tuổi với nhiều câu chuyện bi hùng, nhất là những dấu vết chiến tranh tàn phá vẫn còn in đậm chốn tôn nghiêm…”. 

Chùa Cũ có tên tiếng Khmer là BôKemarik Kalabôprik Sang Chrova, được xây dựng vào khoảng năm 1648, trong khuôn viên rộng rãi, thông mát nằm cạnh tuyến đường từ xã Trà Côn đến ngã ba Vĩnh Xuân – Hựu Thành (huyện Trà Ôn).

Chùa Cà Săng, cảnh đẹp Vĩnh Châu

Chùa Cà Săng (Vĩnh Châu) là một trong những ngôi chùa Khmer có nhiều công trình kiến trúc nổi bật mang đậm bản sắc văn hóa của người Khmer Nam Bộ.

Chùa vốn có pháp danh là chùa Sêrây Cro Săng (có nghĩa là Ánh bình minh của cây bần thăng), chùa có vị trí nằm cách trung tâm thị xã Vĩnh Châu chừng 2 cây số về hướng đông bắc (đường về cầu Mỹ Thanh 2), thuộc ấp Cà Săng, phường 2 (trước đây là xã Vĩnh Châu).

Theo các cụ cao niên ở đây kể: “Trước kia tại gò đất này có nhiều cây bần thăng mọc hoang, một loại cây cao lớn giống như cây gáo (hiện nay được dùng làm cây kiểng vì cây dễ uốn cong để tạo dáng), người Khmer thường dùng trái nấu canh chua, vì trái có vị chua thanh”. 


​Đi về phía mặt trời Cửa Nhượng

Giữa vùng “tâm bão” miền Trung, có một vùng biển vẫn mang trong mình những cảnh sắc bình yên đến lạ. Đó là Cửa Nhượng, thuộc địa phận huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh với bãi biển Thiên Cầm nổi tiếng. 

Khung cảnh bình yên và nên thơ nơi Cửa Nhượng lúc mặt trời mọc - Ảnh: N.H.Thanh 

Cửa Nhượng thuộc khu vực xã Cẩm Nhượng, có tên gọi cũ là làng Nhượng Bạn. Tên gọi được người dân nơi đây lý giải là vùng đất hay là bờ đất được nhường, gắn với truyền thuyết về bà Hoàng Càn ở thời nhà Trần.

​Thương con mắm thính Hội An

Không biết có tự bao giờ nhưng mắm thính đã trở thành món ăn gần gũi với người dân Hội An và khách du lịch. Nhiều du khách trước khi rời phố cổ còn tranh thủ mua ít mắm thính về làm quà cho người thân. 

Mắm thính là một trong những mặt hàng được chuộng ở chợ Hội An, nhất là những ngày vào mùa mưa - Ảnh: T.Ly 

Đến phố cổ Hội An, du khách thường không thể bỏ qua khu chợ Hội An, nơi lưu giữ nhiều tinh hoa văn hóa một thời thương cảng xưa. Đó là những mặt hàng truyền thống như chiếu Trà Nhiêu, sản phẩm gốm Thanh Hà, mộc Kim Bồng… và cả những món ăn truyền thống bình dân xứ Quảng.

23 thg 10, 2016

Chợ phiên chủ nhật ở Quản Bạ

Chợ Quản Bạ họp phiên vào chủ nhật hàng tuần, chợ là nơi tập trung buôn bán của các xã của huyện. 

Huyện Đồng Văn - Hà Giang có khá nhiều các chợ phiên của các đồng bào dân tộc, các chợ phiên nơi đây gắn liền với cuộc sống của đồng bào. Mỗi chợ có một ngày họp phiên riêng, chợ Sà Phìn họp vào ngày Tỵ, Hợi, chợ Lũng Phìn họp vào các ngày Dần, Thân, Chợ Phó Cáo họp vào ngày Thìn, Tuất, chợ Phó Bảng họp vào các ngày Tỵ Ngọ. Còn chợ Quản Bạ còn có một cái tên khác là chợ Quyết Tiến, thì họp phiên vào Chủ nhật hàng tuần.

Cũng giống như các chợ phiên khác trong huyện, chợ Quản Bạ là nơi tập trung giao lưu, buôn bán sản vật của đồng bào dân tộc các xã của huyện. Ngoài chức năng là nơi buôn bán chợ còn là nơi tập trung sinh hoạt, giao lưu văn hóa của các đồng bào các dân tộc ở khu vực Cao nguyên đá Đồng Văn.

Mặn mà nước mắm cá cơm

Nước mắm cá cơm có màu đỏ sẫm với vị mặn mà, phảng phất hương vị biển khơi. Những món ăn dân dã như được “nâng tầm” với chén nước mắm thơm lừng bên cạnh. 

Chén nước mắm cá cơm luôn hiện diện trong bữa cơm của người dân quê - Ảnh: Minh Kỳ 

Những ngày qua, thông tin nhiều mẫu nước mắm công nghiệp có hàm lượng thạch tín vượt ngưỡng cho phép làm “nóng” dư luận. Chợt thấy mình may mắn với những bữa cơm đạm bạc cùng chén nước mắm cá cơm chế biến theo phương pháp truyền thống đậm đà hương vị.