17 thg 7, 2016

Tà Xùa ngày không mây làm nôn nao phượt thủ cuồng chân

Nhắc đến đỉnh Tà Xùa là các phượt thủ thường nghĩ ngay đến những biển mây bồng bềnh trong nắng sớm. Có rất nhiều những bức ảnh đẹp về biển mây ở Tà Xùa, vậy còn những ngày không mây ở đỉnh núi được coi là một trong những nóc nhà của tỉnh Sơn La này thì như thế nào?

Có những đoạn, cây cối hai bên đường bị khô héo hết do đợt tuyết hồi đầu năm và cái nắng rát của vùng cao những ngày hè. Cả một trảng rừng chuyển vàng cộng với khí hậu mát mẻ trên núi cao khiến tôi ngỡ như đang đi trong một khu rừng ở phương Tây chứ không phải ở Việt Nam nữa 

Cá duồng cụ phóng lên miền khoái…

Cá càng nặng tay càng nhiều thịt ngọt, ít xương dăm 

Tiểu thuyết gia tài ba Ngô Thừa Ân, trong tiểu thuyết Tây Du Ký, có vẽ chuyện 2 con cá trê đen và trê trắng thành tinh. Chắc tụi nó cũng trầy trần tu luyện đến độ bao phen bạc đầu râu. Còn trong dân gian, vẫn lưu truyền giai thoại cá chép hóa rồng. Những dạng biến hóa lạ đời này, người viết chưa may mắn nếm thử một tí hàm trê (thành tinh) hoặc môi chép (hóa rồng), nên không dám luận bàn về mức độ ngon dở cỡ nào. 

Hồn quê trên cổng làng

Đã có nhiều nhà thơ viết về đề tài quê hương, nhưng có lẽ gắn bó lâu dài nhất, sâu đậm nhất với đề tài này vẫn là nhà thơ Tế Hanh. Cũng chính vì vậy, lâu rồi ông được mệnh danh là “Nhà thơ quê hương”. Người dân quê ông- xã Bình Dương (Bình Sơn) hiểu tình cảm sâu nặng của ông, nên tri ân bằng cách tự chọn thơ ông rồi đem tạc trên cổng làng.

Tôi trở lại Bình Dương dịp kỷ niệm 95 năm ngày sinh của nhà thơ Tế Hanh (20.6.2021- 20.6.2016). Dòng sông Trà Bồng, trong ngày hè nắng rát vẫn rất đầy và trong vắt như gương. Dừng chân ở thôn Đông Yên 1 ngước nhìn lên cổng làng. Trên đó, có biểu tượng chiếc thuyền buồm chở đôi câu thơ của nhà thơ Tế Hanh: “Cánh buồm trương to như mảnh hồn làng/ Rướn thân trắng bao la thâu góp gió”...

Biểu tượng và tri ân

Người làng cho hay, chuyện bắt đầu vào năm 2015, khi phong trào xây dựng nông thôn mới được triển khai sâu rộng ở Quảng Ngãi. Dân các thôn của xã Bình Dương cùng nhau góp tiền xây cổng làng. Ở thôn Đông Yên 1, tiền huy động được 38 triệu đồng và điểm xây dựng cổng làng được chọn nằm bên cạnh Vạn chài Đông Yên. Thế nhưng, người làng tâm tư. Dân quê mình từ bao đời sống cùng biển, thác cùng biển.

Bắt tôm bằng rọ nứa trên sông Lam

Tuy mất thời gian và phải công phu, tỉ mỉ nhưng nghề đan rọ bắt tôm trên sông Lam vẫn được nhiều người dân vạn chài ở Anh Sơn lưu giữ. Với họ dùng dụng cụ này đánh bắt tôm, mỗi ngày cũng mang lại khoản thu nhập từ 200-300 nghìn đồng.

Vợ chồng bà Nguyễn Thị Liễu ở thôn 3 xã Thạch Sơn đã gắn bó với nghề bắt tôm gần 50 năm nay. Theo bà cách bắt tôm hiệu quả nhất là dùng rọ thả trên sông. Để có được công cụ đánh bắt hàng ngày vợ chồng bà Liễu vẫn miệt mài, vừa đan rọ vừa đi bắt tôm để có thêm nguồn thu nhập. 

Cây bồ đề cổ thụ che chở ngôi mộ vị thiền sư tự thiêu

Chùa Vĩnh Phúc tọa lạc bên dòng sông đào ở xóm 3, xã Nam Xuân (Nam Đàn), trong khuôn viên ngôi chùa có cây bồ đề cổ thụ ôm trọn lấy ngôi mộ cổ thờ vị Thiền sư Nguyễn Na. Hàng trăm năm đã trôi qua và người dân xã Nam Xuân vẫn kể lại nhiều câu chuyện kỳ thú xoay quanh cây bồ đề đặc biệt này.

Cây bồ đề cổ thụ trong khuôn viên chùa Vĩnh Phúc ở xóm 3, xã Nam Xuân (Nam Đàn) 

Chùa Vĩnh Phúc cách QL 46A khoảng 3km về hướng Đông. Nơi đây được biết đến với hình ảnh cây bồ đề có bộ rễ ôm trọn ngôi mộ cổ thờ Thiền sư Nguyễn Na – cháu đích tôn của Nguyễn Hiên, một Quận Công khai quốc công thần dưới thời Vua Lê Lợi. Đường kính bộ rễ cây hơn 4m, tán tỏa rộng và có chiều cao lên đến 40m.

"Nụ cười" của biển

Cam Bình Resort (Tx. La Gi, tỉnh Bình Thuận) mang đến cho du khách không khí trong lành và tận hưởng vẻ đẹp hoang sơ được ví như "nụ cười" của biển.

Cam Bình Resort có 26 phòng đầy đủ tiện nghi. Ngoài ra nơi đây còn cón những ngôi nhà gỗ thơ mộng và lều trại phù hợp với các bạn trẻ thích dã ngoại cắm trại để nghe tiếng sóng vỗ rì rào của biển cả mênh mông. Một hồ bơi nước ngọt với công nghệ hiện đại, hướng nhìn ra bãi biển sẽ mang lại một trải nghiệm nghỉ dưỡng đẳng cấp hoàn toàn khác biệt cho du khách. 

Hệ thống nhà hàng của Cam Bình Resort sẽ mang đến cho du khách những trải nghiệm về ẩm thực biển như: gỏi cá mai, gỏi ốc voi, cá đục chiên giòn, cá bớp nướng muối ớt… cho đến những món ăn truyền thống như: cá kho tộ, tôm bạc rim thịt, thịt ba chỉ chấm mắm nêm, rau củ quả luộc…

Bình minh trên bãi biển Cam Bình.

14 thg 7, 2016

Tên tỉnh thành nào dài nhất và ngắn nhất

Việt Nam có 63 tỉnh thành, tên mỗi tỉnh thành thường có 2 chữ (âm tiết). Không tỉnh thành nào tên chỉ có một chữ. Cá biệt có một tỉnh tên dài tới 4 chữ, đó là Bà Rịa - Vũng Tàu. Vậy đây là tỉnh có tên dài nhất chăng? Hm, để coi lại cái đã!

Nếu không xét độ dài theo âm tiết mà xét theo số chữ cái thì Bà Rịa - Vũng Tàu có 12 chữ cái. Một tỉnh khác cũng có tên gồm 12 chữ cái dù chỉ có 3 âm tiết, đó là Thừa Thiên - Huế.  Vậy đây là tỉnh có tên dài nhất chăng? Hm, hổng phải đâu!

Tỉnh thành có tên dài nhất là Thành phố Hồ Chí Minh. 2 chữ Thành phố phải luôn đi kèm với tên Hồ Chí Minh khiến cho tên này có tới 5 âm tiết, 17 chữ cái! (Các thành phố khác như Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ... đều có thể đọc riêng tên mà không đi kèm chữ thành phố).

Mát lòng, mát dạ với chíp chíp

Nhấc nồi chíp chíp xuống bếp, trong lúc khói còn bốc lên ngào ngạt nhanh tay múc ra đĩa, rải lên trên ít rau quế, ngò tây để đĩa chíp chíp trông bắt mắt và đặt lên bàn, đảm bảo bao tử sẽ sột soạt kêu lên và các ngón tay thể nào cũng rục rịch không yên. 


Suốt chiều dài của dãi biển miền Trung không nơi đâu có nhiều con chíp chíp như ở vịnh Đà Nẵng. Cái tên chíp chíp không biết có nguồn gốc từ đâu, ngay các bậc trưởng thượng của các làng chài cũng không ai biết, họ chỉ nói cha ông ngày trước gọi thế thì con cháu cứ vậy gọi theo. 

Cuộc sống diêm dân trên cánh đồng muối Nam Định

Đến Nam Định, bạn không nên bỏ qua trải nghiệm khám phá cuộc sống diêm dân trên hành trình ghé thăm nhà thờ đổ hay biển Quất Lâm.

Cánh đồng muối nổi tiếng bậc nhất Nam Định nằm ở thôn Văn Lý, xã Hải Lý, huyện Hải Hậu. Như bao diêm dân khác, những người làm muối ở đây rất vất vả để cho ra được những hạt muối trắng ngần. 

Ngắm vẻ đẹp các loài nấm trong rừng Pù Hoạt

Nói đến sự đa dạng trong rừng của Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt (Quế Phong) không thể không nhắc đến loài nấm. Độ che phủ rừng lớn đã tạo điều kiện cho các loài thực vật ký sinh nói chung và loài nấm nói riêng phát triển mạnh.

Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt rất đa dạng về các chủng loài động thực vật, trong đó có rất nhiều loài nấm.