17 thg 12, 2015

Thơm nồng chả lá xương sông ngày đông

Cuối tuần về quê được mẹ đãi món chả lá xương sông, món ăn khoái khẩu của mấy chị em từ bé. Vị thơm, hăng hăng, cay cay của lá xương sông kết hợp vị ngọt của thịt làm ai cũng ấm lòng.

Chả xương sông thơm nồng, hấp dẫn - Ảnh: Hoàng Hân 

Với những người sinh ra ở miền quê, cây xương sông có lẽ chẳng lạ gì, bởi ai cũng dễ bắt gặp chúng ở khắp các khu vườn quanh nhà. Xương sông còn được gọi là hoạt lộc thảo, cây có lá thuôn dài, mép hình răng cưa, xanh mướt.

Cháo lươn và bánh bèo lá Nghệ An

Khi có dịp về với Nghệ An, du khách đừng quên thưởng thức hai món ngon đặc trưng sau đây.

Cháo lươn

Từ lâu món ăn này đã trở thành đặc sản nổi tiếng của vùng đất xứ Nghệ với hương vị thơm ngon, đậm đà hấp dẫn bất kỳ thực khách nào thưởng thức. Những con lươn đồng nhỏ, mình thon, thịt chắc sau khi được ngâm nước gạo vài tiếng cho sạch ruột được luộc sơ qua, gỡ thịt dọc xương sống rồi tẩm ướp gia vị cho vào xào sơ cùng hành, nghệ, chút ớt cho bớt vị tanh, ngấm gia vị, đậm đà và tạo màu vàng ruộm. Phần xương sống của lươn được giã rồi lọc lấy nước bỏ vào ninh cùng với cháo cho ngọt nước. 

Cháo lươn có màu vàng bắt mắt của lươn xào với nghệ, vị cay nồng của tiêu, ớt, rất đưa đẩy vị giác. Ảnh: ngoisao.net. 

14 thg 12, 2015

Bữa trưa bên bờ biển Đồng Châu

Bây giờ về Đồng Châu (Thái Bình), sẽ không còn thấy những bãi biển dài trong câu ca “Anh đi tắm mát” nữa. Cách bờ không xa, chòi nuôi ngao nhấp nhô trên sóng nước, rải rác vươn ra đến tận chân trời.

Trên bãi biển Đồng Châu - Ảnh: Thủy OCG 

Bãi biển Đồng Châu không phải là một nơi nghỉ dưỡng lý tưởng nhưng lại là nơi mà dân nhiếp ảnh phía Bắc khá ưa thích, cũng là một địa điểm khám phá thú vị phù hợp cho cuối tuần.

Bún suông - đặc sản Trà Vinh

Từng miếng chả tôm thon dài, suông đuột trông lạ mắt như quấn lấy sợi bún trắng tinh, ngập trong nước dùng chua ngọt khiến thực khách hài lòng khi thưởng thức.

Trà Vinh là một tỉnh có nền ẩm thực giao thoa của ba dân tộc Kinh, Khmer và Hoa. Ngoài bún nước lèo, bánh canh Bến Có hay mắm bò hóc, du khách ghé qua vùng đất này còn dễ bị say lòng bởi món bún suông.

Bún suông với thành phần chính là bún, tôm và thịt ba chỉ. Đặc biệt phần hồn cốt của món ăn nằm trong những con tôm được nặn thành miếng chả dài. Để chả thêm ngon, người ta thường phải lựa những con tôm tươi và mập mạp. Tôm được đem về rửa sạch, cắt đầu đuôi và bóc vỏ. 

Mỗi tô bún suông có giá từ 15.000 đến 25.000 đồng. Ảnh: xembao 

Sú kẹp nách và xắp xắp - món lạ mà quen ở Đà Lạt

Dưới đây là những món ăn có cái tên khá lạ tai ở Đà Lạt.

Sú kẹp nách

Một trong những món ăn mà bạn nhất định phải thử khi đến Đà Lạt là sú kẹp nách, cái tên nghe vừa lạ lẫm nhưng cũng rất đặc trưng của người dân nơi đây. 

Sú kẹp nách có hình dạng giống như bắp cải nhưng nhỏ xíu, giá 200.000 - 250.000 đồng/ kg. Ảnh: Duli 

Sú kẹp nách được trồng ở xứ lạnh này từ thời Pháp thuộc, là loại rau dùng để làm salad hay luộc, chiên đều rất thú vị. Loại rau này có vị thanh mát và giàu chất dinh dưỡng. Nhìn qua bạn sẽ thấy sú kẹp nách rất giống bắp cải bởi những lá rau cuộn tròn xoe nhưng nhỏ xíu chỉ to hơn ngón tay cái.

Đời người qua nhịp trống chầu

Kiểm tra từng chiếc đinh đóng trên thành trống, ông Hồ Văn Ổi (76 tuổi, ngụ KP.5, phường Bửu Hòa, TP.Biên Hòa) là Hương cổ (người đánh trống trong dịp lễ tế) của đình Tân Bản (KP.5, phường Bửu Hòa) nói với chúng tôi “Từ xưa, có việc gì cần họp dân đều phải đánh trống để mọi người kéo tới đình làng. Bây giờ, trống chiêng không còn sử dụng để họp dân nữa, nhưng với chúng tôi đó là một phần lịch sử không bao giờ bị lãng quên của vùng đất này…”.

Cổng đình Tân Bản. Ảnh: Phạm Hoài Nhân

* Truyền đời đánh trống chầu

Trong tiết trời đầu xuân mát dịu, ông Ổi chậm rãi thắp nhang trầm ở các lư hương bên trong đình, rồi khệ nệ khiêng cái trống chầu ra ngoài sân để lau bụi. “Trống là linh hồn của các buổi lễ tế, là thứ được gióng lên ngoài trận tiền, trong các dịp lễ hội, vì vậy trống phải thường xuyên được kiểm tra để tránh gặp sự cố trong khi sử dụng. Như cái trống này, theo như những người giữ đình đời trước kể lại thì nó đã có từ lúc đình được nhận sắc phong của vua Tự Đức vào năm 1852, tôi cũng không rõ lắm mà chỉ biết nó đã được sử dụng từ rất lâu rồi…”, ông Ổi đưa tôi xem những chiếc trống đang được cất giữ trong đình.

13 thg 12, 2015

Đà Lạt mùa hoa mimosa

Đà Lạt đã vào đông, hoa mimosa đang kỳ nở rộ, làm đẹp thêm thành phố mù sương, trên những nẻo đường, vườn cây. Đã có rất nhiều du khách đến chụp hình cùng hoa. 

Sắc vàng mimosa in trên nền trời xanh - Ảnh: Cao Cat 

Những bông hoa mimosa đầu tiên tôi biết không phải qua lời một bài hát "Mimosa từ đâu em tới" mà là vào những năm cuối 1989 đầu 1990. 

Bản Thái đen biệt lập trong rừng trúc ở Thanh Hóa

Ngoài Điện Biên, Sơn La, Yên Bái, Hòa Bình... vùng cao phía Tây tỉnh Thanh Hóa cũng là nơi tập trung rất nhiều đồng bào dân tộc Thái với truyền thống văn hóa đặc sắc.

Người Thái có tục làm nhà sàn quần cư bên sông suối từ bao đời nay. Và dọc theo sông Mã anh hùng phía Tây tỉnh Thanh Hóa, người Thái tập trung nhiều nhất ở các huyện Quan Hóa, Thường Xuân, Bá Thước, Quan Sơn, Mường Lát... 

Thưởng thức bánh bột lọc gói Huế

Nếu bánh bột lọc trần hấp dẫn bởi vị thơm của mỡ hành, ớt tươi thì bánh lọc gói là sự tinh túy của bánh hấp với vị ngon ẩn bên trong. 

Nếu ví bánh bột lọc trần như cô gái thành thị mang vẻ đẹp khỏe khoắn, năng động, hiện đại, luôn cởi mở và dễ gần thì bánh bột lọc gói như cô gái Huế e ấp, dịu dàng trong tà áo dài và nón lá duyên dáng. 

Tuyệt nhất là thưởng thức khi bánh vừa được vớt từ nồi ra, bốc khói nghi ngút. 

Để thấy rằng thưởng thức bánh bột lọc gói cũng cần đúng trình tự. Tuyệt nhất là khi bánh vừa được vớt từ nồi ra, bốc khói nghi ngút. Cầm chiếc bánh nóng hổi trên tay, hít một hơi để thưởng thức mùi thơm của lá chuối, của bột lọc tươi và nhân đã được kho kỹ đậm đà. 

Dẻo thơm bánh su sê Cù Lao Chàm

Ẩn sau lớp lá chuối thơm dịu bên ngoài là chiếc bánh su sê có màu vàng óng, trong suốt đến mức nhìn thấy cả lớp nhân đậu xanh bên trong.
Cắn một miếng đã cảm nhận được vị dai, giòn của bột, ngọt thanh của nhân đậu xanh. Thức quà quê dân dã ấy đã mê hoặc biết bao du khách. 

Bánh được bán ngoài cầu cảng hay giao cho các nhà hàng trên Cù Lao 

Cùng với bánh ít, bánh su sê là đặc sản nổi tiếng ở Cù Lao Chàm. Trước đây, những loại bánh này thường được làm trong dịp lễ, Tết; làm quà biếu trong những dịp hiếu hỉ. Tuy nhiên, ngày nay với sự phát triển của ngành du lịch, bánh được người dân địa phương làm quanh năm để bán cho khách đến thăm Cù Lao Chàm.