10 thg 8, 2015

Vẻ đẹp cổ kính của ngôi đền ở Hoa Lư

Đền vua Đinh là nơi duy nhất ở Việt Nam thờ đồng thời vua Đinh Tiên Hoàng, cha mẹ ông cùng các con trai và có bài vị các tướng triều Đinh.

Đền Vua Đinh Tiên Hoàng là một di tích quan trọng thuộc vùng bảo vệ đặc biệt của quần thể di sản cố đô Hoa Lư, toạ lạc ở xã Trường Yên, Hoa Lư, Ninh Bình. 

Cung đường biển Phan Rang - Vĩnh Hy

Những cánh đồng muối trắng, bờ biển trải dài hòa trong khung cảnh tươi mát của những vườn nho, táo trĩu quả sẽ để lại nhiều ấn tượng cho du khách khi chạy xe máy trên cung đường Phan Rang - Vĩnh Hy chỉ dài hơn 30 km.

Từ thành phố Phan Rang chạy dọc theo con đường ven biển hướng về phía Vĩnh Hy, du khách sẽ được thưởng ngoạn khung cảnh của những bờ biển tuyệt đẹp ven thành phố. Cách trung tâm Phan Rang không xa là bãi biển Ninh Chữ với bãi cát dài và nước màu xanh ngọc. 

Về Tiên Điền thăm quê Đại thi hào Nguyễn Du

Khu di tích quốc gia đặc biệt Nguyễn Du hiện đang là điểm du lịch ưa thích của du khách gần xa bởi đây là nơi vừa mang tính nhân văn, giáo dục, vừa phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học. Trước Lễ kỉ niệm 250 năm ngày sinh Đại thi hào Nguyễn Du (1765 - 2015), chúng tôi đã về thăm Tiên Điền, vùng đất “địa linh nhân kiệt”, quê hương của Đại thi hào dân tộc Nguyễn Du với thi phẩm Truyện Kiều nổi tiếng. 

Nằm ở phía Nam cầu Bến Thủy, ranh giới giữa hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh, khu di tích quốc gia đặc biệt Nguyễn Du, thuộc xã Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh. 

Dẫn chúng tôi đi thăm quan hơn 5ha diện tích lõi trong tổng số 50ha quy hoạch của Khu di tích, ông Hồ Bách Khoa – Trưởng Ban quản lý Khu di tích cho biết, Khu di tích quốc gia đặc biệt Nguyễn Du được thành lập từ năm 1965 nhân kỷ niệm 200 năm ngày sinh Đại thi hào Nguyễn Du (1765 - 1820). Đến ngày 27/9/2012, Khu di tích chính thức được Thủ tướng Chính phủ quyết định xếp hạng thành Khu di tích quốc gia đặc biệt.

Khu di tích là một quần thể các di tích của dòng họ Nguyễn sinh sống ở Tiên Điền đã trải qua 400 năm lịch sử, được chia thành 6 khu vực chính đó là: đền thờ cụ Nguyễn Nghiễm, đền thờ cụ Nguyễn Trọng, 2 ngôi nhà Tư văn, Khu mộ Đại thi hào Nguyễn Du, Bảo tàng Nguyễn Du và Nhà thờ Nguyễn Du.

Khu lăng mộ Đại thi hào Nguyễn Du đặt tại cánh đồng Cùng (xã Tiên Điền, Nghi Xuân, Hà Tĩnh). Ảnh: Trọng Chính

Nhà cổ hơn 200 tuổi ở xứ Thanh

Công trình hơn 200 năm ở thôn Tây Giai, xã Vĩnh Tiến, huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hoá cách cổng Tây Thành Nhà Hồ 200 m, là một trong sáu ngôi nhà cổ ở nước ta được tổ chức Di sản châu Á - Thái Bình Dương bảo tồn.

Ngôi nhà cổ này được xây dựng từ năm 1810, là của ông Phạm Ngọc Tùng đời thứ 7 dòng họ Phạm. Theo lời kể của ông Tùng, khi xây dựng ngôi nhà này, cụ Tổ ông làm chức quan hàng Bát phẩm của triều đình nhà Nguyễn. Cụ cho mời những thợ giỏi nhất của tỉnh Nam Hà cũ (nay thuộc tỉnh Hà Nam) và thợ làng mộc Đạt Tài (nay thuộc xã Hoằng Đạt - Hoằng Hóa - Thanh Hóa) về làm ngôi nhà này. 

​Hoang sơ Mũi Dinh

Không nổi tiếng như hải đăng Kê Gà (Bình Thuận), Đại Lãnh (Phú Yên), vì thế mà hải đăng Mũi Dinh (Ninh Thuận) vẫn còn đó những nét đẹp hoang sơ, bình dị của một địa điểm khám phá ngay cạnh bờ biển Ninh Thuận tuyệt đẹp. 

Vẻ đẹp nguyên sơ của biển, núi Mũi Dinh nhìn từ ngọn đồi - Ảnh: PHƯỚC TUẦN 

Sau những cung đường núi, nhóm chúng tôi quyết định thực hiện chuyến đi khám phá biển xanh Ninh Thuận theo cung đường biển và điểm đến mà chúng tôi thích thú nhất là hải đăng Mũi Dinh.

8 thg 8, 2015

Ngắm cầu vồng lung linh bên thác Đambri hùng vĩ

Ghé thăm Đambri vào những ngày nắng giữa mùa mưa, khi thác nước đổ mạnh cũng là lúc bạn có cơ hội được nhìn ngắm dải cầu vồng bảy sắc lung linh vắt bên dòng thác trắng xóa, ẩn hiện trong màn sương giăng huyền ảo. 

Cầu vồng bảy sắc tuyệt đẹp vắt bên dòng thác, ẩn hiện trong làn sương mờ ảo là hình ảnh mê đắm, hút hồn du khách nhất - Ảnh: Phương Nam 

Nằm cách TP.HCM khoảng 200km theo hướng quốc lộ 20, cách trung tâm thành phố Bảo Lộc 18km về hướng tây bắc, Đambri là một trong số những thác nước đẹp và cao bậc nhất tỉnh Lâm Đồng.

Rau dạ hiến - hương vị của vùng núi Cao Bằng

Những cọng rau rừng xanh mơn mởn vươn lên từ đá, chắt chiu inh túy của trời đất để tạo ra vị giòn, ngọt, hấp dẫn thực khách mỗi lần đến Cao Bằng.

Với nhiều tên gọi khác nhau như bò khai, khau hương hay dạ hiến, loài rau này lên xanh mơn mỏn, đã mắt mà không cần phải chăm sóc. Chúng không sống ở những vùng đất màu mỡ mà mọc trên núi đá, chia làm nhiều nhánh, bò, bám theo các thân cây gỗ vươn lên lấy ánh sáng mặt trời.

Đây là thứ rau dại, nhưng không phải ở vùng nào cũng có. Từ sau Tết đến tháng 7 âm lịch, rau mọc nhiều và ngon, là món quà bất cứ ai lên vùng đất Cao Bằng cũng muốn mua về cho người thân.

Chỉ cần lấy một nắm, rửa sạch là có thể chế biến thành nhiều món ngon như xào tỏi, tôm, mực, trứng hay thịt bò... Rau dạ hiến dùng cho các món lẩu, nấu canh cũng có sức hấp dẫn bởi vị thơm nồng, ngai ngái, ăn một lần thì nhớ mãi. 

Những gùi rau rừng theo chân người dân bản xuống chợ. Ảnh: hotel 

Gà hấp lá trúc – hương vị mộc mạc quê nhà An Giang

Miền đất An Giang không chỉ gợi du khách nhớ đến các đặc sản lạ tai như gỏi sầu đâu, tung lò mò… mà còn làm xao xuyến bao thực khách bởi món ăn đậm chất thôn quê như “gà hấp lá trúc”.

Một lần về với An Giang, du khách không chỉ được thưởng ngoạn danh thắng núi non hùng vĩ mà còn được chiêu đãi món ngon đặc sản đậm chất hồn quê là gà hấp lá trúc.

Trúc là một loại cây mọc hoang đặc trưng của vùng Thất Sơn, Bảy Núi, An Giang. Chúng có nhiều nhất ở hai huyện miền núi giáp Campuchia là Tịnh Biên và Tri Tôn. Cây trúc lớn bằng cây chanh, lá có vị the, cay nồng và gắt hơn lá chanh, mùi thơm đặc biệt. Trái trúc có vỏ xù xì hơi giống chanh, được vắt lấy nước để tạo gia vị cho các món ăn.

Đặc biệt, từ bao đời nay, cây trúc ở An Giang không chỉ góp phần làm nên hương vị độc đáo cho các món ăn, mà còn tạo nên một thương hiệu ẩm thực, nét đặc trưng vốn có để thu hút và phát triển du lịch. 

Vì mùi thơm độc đáo của lá trúc, các đầu bếp tài ba đã sử dụng chúng để những món ăn trở thành sản vùng miền. Món gà hấp lá trúc được xem là “tuyệt chiêu dụ khách” của một số quán ăn, nhà hàng ở miền đất An Giang. 

7 thg 8, 2015

Chùa khỉ ở núi Kỳ Vân

Tui tới chùa Khỉ cách đây gần 10 năm. Nói ra nghe kỳ, thiệt tình mục đích chính của tui khi tới đây là để... coi khỉ, chớ không phải đi lễ Phật. Đến nỗi viếng chùa xong rồi ai hỏi chùa tên gì tui cũng hổng biết, chỉ biết kêu là chùa Khỉ (mà tên chính thức của chùa chắc đâu phải là Khỉ, héng?).

Thiệt ra không phải lỗi tại tui. Mọi người coi hình cái chùa nè. Nó nhỏ xíu và không hề có bảng tên chùa, người viếng chùa cũng đang chỉ chỏ mấy con khỉ chớ có quan tâm tới Phật đâu!

Mặt tiền chùa. Ảnh: Võ văn Tường

Nơi ra đời câu thành ngữ 'vắng như chùa Bà Đanh'

Chùa Bà Đanh nằm bên con sông Đáy hiền hòa có không gian cổ kính cùng những tích xưa bí ẩn sẽ để lại nhiều ấn tượng trong lòng du khách.

Chùa Bà Đanh còn có tên khác là Bảo Sơn tự, nằm cạnh ngọn núi Ngọc thơ mộng, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam. Đây là một trong những ngôi chùa nổi tiếng với câu thành ngữ "vắng như chùa Bà Đanh".