15 thg 6, 2015

Món nướng từ ốc vú nàng

Đặt lên vỉ than nướng cho khói bốc lên, rồi đập vỏ ốc lấy thịt chấm muối tiêu chanh, hoặc trộn chung với ba chỉ, rau răm, dưa chuột để cho ra món gỏi... đều là những cách chế biến hấp dẫn từ ốc vú nàng.

Ốc vú nàng là đặc sản của nhiều vùng biển trong cả nước. Với hình chóp lệch, trên đỉnh có một núm nhỏ, mặt trong lấp lánh ánh xà cừ, con ốc gợi lên hình ảnh đôi gò bồng đảo căng tràn nhựa sống của thiếu nữ. Vào mùa trăng tròn, ốc xuất hiện nhiều và thịt cũng béo hơn. Chúng thường bám chắc vào thành đá nên muốn bắt phải dùng dao nhọn, khéo léo tách ra. 

Sau khi nướng con ốc trên bếp lửa, canh đến khi miệng ốc co lại, khéo léo tách lớp thịt ốc thơm lừng ở bên trong, chấm với muối tiêu chanh mới đúng điệu. Ảnh: dulichvietnam 

Khám phá vẻ đẹp hoang sơ của Bãi Dài ở Nha Trang

Bãi Dài (xã Cam Hải Đông, huyện Cam Lâm, Khánh Hòa) nằm giữa đoạn đường từ Nha Trang vào sân bay Cam Ranh, cách sân bay khoảng 12km và cách trung tâm thành phố Nha Trang khoảng 20km. Với vẻ đẹp hoang sơ, Bãi Dài hiện đang là một trong những điểm đến thu hút trong các tour du lịch Nha Trang.

Hủ tiếu bà Năm Sa Đéc

Dù thành danh, có tên tuổi nhưng sau năm 1973 do đời sống sân khấu, điện ảnh khó khăn nên bà Năm Sa Đéc đã bươn chải, mở quán hủ tiếu ở Sài Gòn. Tên tuổi của bà bước đầu đã đảm bảo cho quán, nhưng để giữ được chân khách là do hủ tiếu quá ngon. 

“Thương hiệu” độc đáo

Thời gian trôi qua cuốn theo nhiều thứ vào quên lãng, nhưng nhắc đến bà Năm Sa Đéc người ta lại nhớ đến hủ tiếu Sa Đéc và ngược lại. Bà Năm Sa Đéc tên thật là Nguyễn Kim Chung, sinh ở làng Tân Khánh Đông, Sa Đéc (nay thuộc xã Tân Khánh Đông, TP.Sa Đéc, Đồng Tháp). Trong lớp sân khấu đỉnh cao ngày xưa, bà là người tài sắc lưỡng toàn được công chúng mến mộ. Dù thành danh, có tên tuổi nhưng sau năm 1973 do đời sống sân khấu, điện ảnh khó khăn nên bà Năm Sa Đéc đã bươn chải, mở quán hủ tiếu ở Sài Gòn. Tên tuổi của bà bước đầu đã đảm bảo cho quán, nhưng để giữ được chân khách là do hủ tiếu quá ngon. 

Hủ tiếu khô tại một tiệm có lịch sử 100 năm ở Sa Đéc mang lên Sài Gòn - Ảnh: Giang Vũ 

Nghệ sỹ Năm Sa Đéc: Ngôi sao sáng cải lương Nam bộ

Ở Nam bộ, nói đến nữ nghệ sĩ Năm Sa Đéc, từ tuổi 40 trở lên, ít ai là không nghe danh tiếng của bà.

NS Năm Sa Đéc (thứ 3 từ trái qua) cùng NS Ngọc Nuôi, Kim Hương trong vở "Đoạn Tuyệt".

Lùi lại hơn 80 năm trước, từ giai đoạn sơ khai của nghệ thuật cải lương, phong trào ca nhạc cổ điển được nhân dân ái mộ và phát triển rộng khắp các làng quê nông thôn Nam bộ. Từ năm 1910, bài bản cổ nhạc khá phong phú đa dạng qua các làn điệu hò, lý, ngâm.v.v., thuộc dân ca đã được chuyển hóa, đủ 3 Nam, 6 Bắc, 4 Oán, 7 bài lớn, 8 bài Ngự, 10 bài Liên Hoàn... Danh ca, nhạc sĩ, xuất hiện đông đảo.

Người vinh danh xà bông Việt Nam

Sự nghiệp để lại cho đời sau của Trương Văn Bền chỉ vỏn vẹn bốn chữ Xà bông Việt Nam bởi sản phẩm này ra đời và tồn tại như một trong những biểu tượng tinh thần dám cạnh tranh của người Việt, như cuộc xiển dương “người Việt Nam dùng hàng Việt Nam” khi mà nền kinh tế nước nhà đang nằm trong tay ngoại bang.

Ông Trương Văn Bền

“Khẩn hoang” cùng cá lóc nướng trui

Trong phần lớn các cuộc cúng kiếng của dân miền Tây thường không thể thiếu là cá lóc nướng trui. 

Nướng trui là phương pháp làm chín cá nguyên con không cần làm ruột, đánh vảy và rửa sạch mà vẫn cho món ăn đủ vệ sinh nhưng đậm đà chất lượng. 

Chuẩn bị thưởng thức cá lóc nướng trui - Ảnh: P.S.Lộc 

Để có món cá lóc nướng trui, người ta dùng que tre xỏ lụi từ miệng cá rồi cắm xuống đất, sau đó phủ rơm kín đốt cháy. Rơm tàn, cá chín, lấy ra, đặt trên tấm lá môn (hoặc lá chuối), dùng cây gạt lớp vỏ cá cháy trước khi bày tiệc.

11 thg 6, 2015

Tình chỉ đẹp khi còn dang dở

Hầm Hô ở cách Quy Nhơn 50 km, thuộc xã Tây Phú, huyện Tây Sơn. Đây là một danh thắng tuyệt mỹ, nằm giữa ngút ngàn rừng xanh dưới chân dãy Trường Sơn, một sự kết hợp tuyệt hảo giữa nước, núi đá và rừng xanh.

Vậy đó, mà tới Bình Định nhiều lần, tui mới đến đây lần đầu. Ngơ ngác bước vào khu du lịch sinh thái này, tui nhìn vào sơ đồ Hầm Hô để xác định lộ trình.


Bạn nhìn đi! Trên sơ đồ này bạn chú ý đến điểm nào nhất? Nếu giống tui, bạn sẽ quan tâm đến... Ờ, phải rồi, đá Bóp Vú!

Khu tránh nóng đẹp mê hồn ở chảo lửa miền Tây xứ Nghệ

Trong khi mọi người rủ nhau đi tránh nóng ở Tam Đảo, Sa Pa, Mộc Châu… thì chúng tôi lại được mấy người bạn ở Đô Lương, Nghệ An rủ đi giải nhiệt tại... chảo lửa miền tây xứ Nghệ. 

Những thanh niên ưa mạo hiểm bơi lội tắm mát ở thác Khe Kèm (Lục Dạ, Con Cuông) - Ảnh: Hải Dương 

Mới nghe qua mọi người đều nghĩ kế hoạch đó điên rồ bởi miền tây xứ Nghệ những ngày nóng toàn trên dưới 40 độ C với những con gió Lào bỏng rát. Nhưng rồi mấy con người liều lĩnh vẫn tiến hành chuyến đi như để tìm sự khác biệt.

Cua biển miền Tây

Nếu cua đồng con nhỏ, màu nâu đen, thường làm hang ở các bờ ruộng, rãnh cày… thì cua biển lớn hơn, có màu vàng nâu, vàng xanh thường sống ở vùng sông rạch gần biển. 


Người ta bắt cua biển bằng cách đặt lọp, đặt đáy hoặc câu: Ai ơi bền chí câu cua/ Dù ai câu chạch, câu rùa mặc ai (ca dao).

Cua biển con đực càng lớn, yếm nhỏ, cua cái càng nhỏ, yếm lớn. Nhiều lão nông đoan chắc rằng vòng đời con cua đực khá ngắn ngủi: cua trưởng thành sau khi hoàn thành nghĩa vụ duy trì nòi giống là chết rũ, cá biệt con nào tránh được nghĩa vụ ấy thì “bỗng” trở thành… thái giám và lớn hết cỡ mà dân gian gọi là cua kềnh.

Trong chiến tranh vẫn cất lời Tình ca

Từ Sài Gòn vòng xuống Mỹ Tho để vào Chiến khu Đồng Tháp Mười, băng qua nhiều năm chiến tranh, nhạc sĩ Hoàng Việt lúc nào cũng nghe thấy lời tình ca trong hoàn cảnh khó khăn, thậm chí trong gió mưa thét gào cuộn dâng phong ba.

Nhạc sĩ Hoàng Việt và vợ - Ảnh: tư liệu

Bàn chân giẫm gai lòng không thở than

Lên ngàn (1952) - bài hát của nhạc sĩ Hoàng Việt có âm hưởng của những điệu hò trên dòng sông Vàm Cỏ Đông chảy xiết dường như đã trở thành một ám ảnh với nhà báo Thạch Minh, báo Tây Ninh. Ba mươi năm ở Tây Ninh, ông Minh chỉ muốn biết chắc chắn địa danh trong lời ca “Em chèo thuyền đi lên rẫy Trảng Cồng/Cắt lúa thay chồng, thay chồng nuôi con” ở đâu. Rồi, ông cũng tìm thấy. Đất có tên Trảng Còng (trong bài hát chệch thành Trảng Cồng) nhằm ghi dấu cây còng - thứ cây sinh trưởng mạnh, thân cây lâu năm to hơn vòng tay, gỗ dẻo, có thể uốn làm cán dao rựa, cũng như làm cót thay bồ chứa lúa. Đấy cũng là chiến khu xưa.