3 thg 1, 2015

Ghế K’pan – niềm tự hào của người Êđê

Đối với cộng đồng dân tộc Êđê, Ghế K’pan không những là tài sản của gia chủ mà, là một vật thiêng thể hiện sự sung túc giàu có của mỗi gia đình… còn là niềm tự hào chung của cả Buôn làng.

Ghế K’pan – niềm tự hào của người Êđê

Ghế K’pan biểu tượng sung túc

K’pan là một chiếc ghế độc mộc, bằng gỗ nguyên khối dài khoảng 15m, rộng từ 65 đến 85cm, với độ dày 7-8cm kê cao 45-50cm, hơi cong ở hai đầu tạo nên dáng vẻ vững chắc, mạnh mẽ.

Không phải nhà nào cũng được làm K’pan, thường trong buôn chỉ có 1 đến 2 gia đình, còn buôn nào có nhiều người giàu thì cũng chỉ có thêm 3 đến 4 nhà mà thôi. Gia đình nào muốn được cộng đồng ủng hộ cho tổ chức lễ hội làm K’pan thì gia đình đó phải có kinh tế khá giả, có tấm lòng hào hiệp, hay giúp đỡ những người xung quanh.

Quan niệm về hôn nhân của người Mạ ở Đồng Nai

Người Mạ ở Đồng Nai có nhiều nét văn hóa độc đáo về phong tục, tập quán từ xa xưa. Trong đó, thú vị nhất chính là quan niệm của họ về hôn nhân.


Hôn nhân của người Mạ ở Đồng Nai theo chế độ phụ hệ, một vợ một chồng và tuyệt nhiên không có quan niệm trọng nam khinh nữ. Đặc biệt, khi con cái trong nhà đến tuổi trưởng thành, khoảng 15-17 tuổi được thoải mái tự do tìm hiểu. Ngoại trừ những trường hợp bố mẹ có hôn ước cho con từ thuở nhỏ, đứa trẻ lớn lên sẽ phải tuân theo và không được tự do lựa chọn bạn đời.

Phiêu bồng trên đại dương mây Tà Xùa

Vượt qua 230 km đường đèo dốc quanh co, trắc trở, thành quả mà bạn nhận được khi chinh phục thành công đỉnh Tà Xùa là niềm hân hoan tột độ khi thu vào tầm mắt là biển mây cuồn cuộn vô cùng ngoạn mục.

Tà Xùa thuộc địa phận xã Bản Công, huyện Trạm Tấu, Yên Bái, là ranh giới tự nhiên giữa 2 tỉnh Yên Bái và Sơn La. 

Lạ lẫm với tour bắt buộc mặc đồ bảo hộ lao động

Nhà máy lọc dầu Dung Quất là nhà máy lọc dầu đầu tiên của Việt Nam. Đây được đánh giá là một trong những địa điểm tham quan hấp dẫn trong tuyến Quảng Ngãi - Vạn Tường - Dung Quất.

Tuyến du lịch Quảng Ngãi – Vạn Tường – Dung Quất xuất phát từ Thành phố Quảng Ngãi với điểm khởi đầu là Bảo tàng Tổng hợp tỉnh, sau đó ngược ra phía bắc rồi xuống vịnh Dung Quất. Đây là vịnh nước sâu được bao bọc bởi dãy núi Nam Châm và mũi Co Co, tạo thành hình cung che chắn gió. Ngày nay, nơi này vẫn còn lưu giữ được vẻ đẹp nguyên sơ của vùng biển. 

Tết cơm mới của đồng bào vùng cao

Khác với người miền xuôi, đồng bào Pacô ở huyện miền núi A Lưới (Thừa Thiên – Huế) đón tết truyền thống sớm hơn với các nghi lễ đặc sắc.

Lễ Aza hay còn gọi là lễ Tết cơm mới, một trong những nghi lễ truyền thống có từ thời xa xưa của người Pacô, được tổ chức nhằm tiễn đưa năm cũ và đón chào năm mới, chuẩn bị đón một vụ mùa mới. 

1 thg 1, 2015

Đá ong và người Xứ Đoài

Xứ Đoài, mảnh đất cửa ngõ kinh thành Thăng Long xưa và nay là thủ đô Hà Nội, mang trong mình hồn cốt văn hóa lâu đời. Bây giờ dù Xứ Đoài (Hà Tây) đã được sáp nhập vào Hà Nội, nhưng những nét văn hóa đặc trưng của nơi này vẫn còn nguyên vẹn giá trị. Nói đến chất liệu trong kiến trúc Xứ Đoài, người ta sẽ nhớ ngay tới đá ong. Đó là loại vật liệu xây dựng ngấm sâu vào các công trình kiến trúc có từ hàng nghìn năm và nó còn đi vào nghệ thuật, văn thơ, hội họa cùng tâm hồn bao con người nơi đây.

Những bức tượng đá ong tại xưởng chế tác của ông Dũng

Xã Bình Yên, Thạch Thất được nói tới như một ngôi làng mà đá ong đang hiện hữu trong cuộc mưu sinh và sáng tạo nghệ thuật hằng ngày của người dân. Chúng tôi đi dọc con đường tỉnh lộ liên xã chạy qua Bình Yên dài hơn 5km và đã đếm được sơ sơ trên 100 xưởng nghề với những lao động làm công việc liên quan đến đá ong.