4 thg 10, 2014

Am Chư vị ở chùa Hóc Ông Che và huyền thoại về vị sư giết cọp

Từ tam quan chùa Hóc Ông Che đi thẳng sâu vào bên trong theo hướng tay phải, bạn sẽ đến một am thờ gọi là Am Chư vị. Câu chuyện về Am Chư vị này khá lý thú.

Cửa Am Chư vị

Theo truyền thuyết được người dân sống gần chùa Hóc Ông Che kể lại, sau thời gian theo học sư Khánh Lâm ở Châu Thới Sơn Tự, sư tổ chùa Hóc Ông Che là Huệ Lâm được thầy mình tặng bộ vật phẩm gồm: Cái rựa, xâu chuỗi và mõ gỗ. Rựa dùng để phát quang rừng rậm, xâu chuỗi dùng để tham thiền, mõ dùng để tụng kinh luyện trừ âm binh. Ngoài ra ông còn được truyền thụ bí kíp về võ bùa.

Chả bắp thơm chiều thu phố Hội



Cứ như một lời hẹn ước, mỗi độ thu về trên khắp các cung đường phố cổ Hội An, chả bắp -món ăn ngày càng được thực khách phương xa yêu thích - lại được bày bán. 

Món chả bắp đúng vị phải ăn nóng cùng với các loại rau thơm - Ảnh: T.Ly 

Dường như chiều nay thu đã về trên phố. Cơn gió bấc se se lạnh tràn qua những mái nhà nối nhau nghiêng bóng. Những chiếc lá rơi lác đác trên từng hẻm nhỏ. Đâu đấy đôi quang gánh trĩu nặng màu vàng hoa cúc.

Mối đất - hương vị đại ngàn xứ Quảng

Mối đất là nguồn thực phẩm quý của người dân vùng cao. Với đôi bàn tay khéo léo, người dân bản địa nơi đây đã chế biến thành nhiều món ăn dân dã, hấp dẫn chiêu đãi khách quý. 

Đĩa mối đất chiên nóng hổi làm thực khách nức cả mũi - Ảnh: T.Ly

Tám đời chủ lụi tàn tại ngôi nhà Bá Kiến

Nhà Bá Bính “hoành tráng” năm nào nay tiêu điều u ám

Ngôi nhà gỗ có niên đại hơn 100 năm của Bá Kiến, nhân vật có thật được cố nhà văn Nam Cao miêu tả trong tác phẩm “Chí Phèo” có số phận cũng bạc bẽo như cuộc đời Bá Kiến. Ngôi nhà qua tay những người có máu mặt bậc nhất ở làng Đại Hoàng, nhưng cuộc sống ai cũng tàn lụi và cuối đời chết tức tưởi. Người thì đồn ngôi nhà bị “yểm bùa”, kẻ thì bảo ngôi nhà xây vào mảnh đất “dữ”.

3 thg 10, 2014

Chùa Hóc Ông Che

Cái tên Hóc Ông Che dễ khiến người ta tưởng là tiếng Khmer, hoặc nếu tiếng Việt thì khiến liên tưởng tới một chỗ hóc bà tó, thâm sơn cùng cốc nào đó.

Mà đúng thiệt, để đi tới ngôi chùa này ta phải đi qua các xóm làng tương đối hoang vắng (hoang vắng xét trong điều kiện đây là một địa điểm thuộc thành phố Biên Hòa, đô thị loại II, chứ không phải là rừng rậm hoang vu nghe!).

Tên chính thức của chùa là Hiển Lâm, địa chỉ tại số 88/18 ấp Tân Hóa, xã Hóa An, TP Biên Hòa, số điện thoại là (061)3954969. Ấy, nhưng đừng căn cứ theo địa chỉ ghi trên để đi tìm, vì ở Hóa An người ta chả ghi tên đường đâu (dân cũng chẳng biết tên đường luôn, nói chi tới số nhà). Bạn đến chùa bằng cách sau: Từ Biên Hòa qua cầu Hóa An, tới chợ Hóa An quẹo phải (đường Hoàng Minh Chánh) đi theo con đường rải đá khoảng 500 - 600 met thì có một ngã ba, phía trái có bồn nước cao của công ty Cấp nước, bạn quẹo trái đi khoảng 400 met nữa nhìn bên trái là thấy chùa.

Tam quan chùa là đây, nhìn rất uy nghi tráng lệ khiến ta quên mất rằng chùa có tên là... Hóc Ông Che!

Xanh biếc biển trời dưới chân hải đăng Đại Lãnh

Mũi Đại Lãnh hay Mũi Điện từ lâu được coi là cực Đông Tổ quốc, nơi ngắm ánh bình minh đầu tiên, nên trở thành một điểm đến không thể bỏ qua khi tới Phú Yên.

Danh thắng Bãi Môn - Mũi Đại Lãnh thuộc địa phận thôn Đồng Bé, xã Hoà Tâm, huyện Đông Hoà, cách thành phố Tuy Hoà khoảng 35 km về phía đông nam. Trên những bậc thang đi lên ngọn hải đăng Đại Lãnh, bạn sẽ nhìn thấy Bãi Môn tuyệt đẹp ở phía xa.

Vẻ đẹp hoang sơ ở hải đăng Mũi Dinh

Nằm ở vị trí hẻo lánh, đường đi còn nhiều khó khăn nên không nhiều người biết tới hải đăng Mũi Dinh. Cũng nhờ đó nơi này vẫn giữ được vẻ đẹp hoang sơ nguyên vẹn mà hiếm ngọn hải đăng nào có được.

Thuộc xã Phước Dinh (Thuận Nam - Ninh Thuận) cách Phan Rang 45 km hải đăng Mũi Dinh nằm trên một ngọn núi khá hẻo lánh. Để ra đây bạn vượt qua một đồi cát dài trong thời tiết nắng gắt nhưng khi tới nơi bạn sẽ không hối hận vì khung cảnh hoang sơ tuyệt đẹp.

"Vườn Kiều" độc nhất vô nhị ở Việt Nam

Đền thờ cụ Nguyễn Du trong vườn Kiều

Ở khu phố 4 (phường Bình Đa, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) có khu vườn vô cùng lạ mắt mang đậm chất truyện Kiều. Người dân trong vùng vẫn quen gọi đây là “biệt thự vườn Kiều” hay vườn thơ, vườn Kiều. Chủ nhân khu vườn lạ lùng ấy vốn là nông dân nuôi heo có tiếng Phạm Văn Khoát (bút hiệu Bá Khoát, SN 1933)

Vườn Kiều độc nhất vô nhị

Về phường Bình Đa, hỏi vườn Kiều ai đều biết. Đó là khu vườn rộng chừng 
3.000m2 nằm trong một con hẻm tĩnh lặng. Vừa bước vào đầu ngõ, du khách được chào đón bởi hai câu thơ: “Vườn Kiều đón khách du xuân/ Đọc thơ ngắm cảnh thương thân nàng Kiều”. Cảnh vật tại đây được chủ nhân bài trí đậm nội dung truyện Kiều như tượng Kim Trọng trên lưng ngựa, tượng hai chị em nàng Kiều e ấp trước mộ Đạm Tiên… Kế bên, chủ nhân dựng thêm tượng bà chúa thơ nôm Hồ Xuân Hương với chú thích “Người tình của Nguyễn Du”.

Huyền tích về người trinh nữ lập thành phố Cảng


Người dân thành phố Cảng luôn nhớ về một vị nữ tướng tài, sắc vẹn toàn, người khai sinh ra trấn Hải Tần phòng thủ, tiền thân Hải Phòng ngày nay. Chắc không phải ngẫu nhiên mà tượng người nữ tướng ấy trở thành niềm tự hào, một trong những biểu tượng của Hải Phòng.

Vốn là tiên nữ nhà trời

Theo “Sự tích Đức thánh mẫu Lê Chân” ở Đền Nghè, Hải Phòng, bà là người con gái quê ở một làng nhỏ là làng An Biên, huyện Đông Triều, Hải Dương (nay thuộc Hải Phòng). Cha bà là Lê Đạo, làm nghề thầy thuốc, sống rất nhân từ, quảng đại và sẵn lòng bao dung cứu giúp kẻ nghèo khó, sa cơ lỡ bước. Những ân nghĩa của ông ban ra làm dân chúng xa gần mến phục. 

Nhà sư hiến thân cho bầy đỉa để dân làng bình yên?

Chùa Tổ đỉa

Tương truyền vùng đất làng Thới Hòa (nay thuộc ấp 4, xã Tân Định, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương) vốn phì nhiêu nhưng không ai dám khai phá do quá nhiều đỉa. Có vị sư giàu lòng thương dân đã phát nguyện dâng hiến thân xác của mình cho bầy đỉa bâu xé đổi lấy sự bình yên. 

Truyền thuyết nhà tu hành hiến thân

Chùa Tổ đỉa được khởi tạo vào năm 1768. Chùa có tổng diện tích hơn 12 ngàn 
. Ngôi chùa không chỉ gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển 300 năm TP Thủ Dầu Một mà trong tâm thức người dân, chùa Tổ đỉa còn mang giá trị tâm linh. Sự hình thành cổ tự này gắn với giai thoại nhà sư Thiện Hiếu đã hiến mình cho con đỉa để nhân dân yên ổn sinh sống.