2 thg 6, 2014

Bình yên K9, nơi Bác Hồ từng ở từ 1960-1969

Bình yên và tĩnh tại với không gian mang đậm màu sắc hoài cổ cùng những câu chuyện lịch sử ở khu di tích K9 - Đá Chông (xã Minh Quang, huyện Ba Vì), cách trung tâm Hà Nội chừng 60km.

Các bậc thang đều được rải đá cuội đủ màu sắc - Ảnh: H.Dương

Là một điểm tham quan, du lịch nhưng K9 từ bao năm nay vẫn mang trong mình vẻ bình yên, trang nghiêm vốn có. Con đường nhựa chạy thẳng tắp qua khu di tích hầu như vắng bóng xe cộ qua lại. Nơi đó chỉ có những chiếc lá vàng bay theo gió cùng tiếng chim hót líu lo. Đứng ở đây, chúng ta có thể nhìn thấy đỉnh núi Ba Vì, nơi có đền Thượng thờ Đức thánh Tản Viên Sơn Tinh rất rõ vào ngày trời trong.

Mùa vàng trên Ngô Đồng giang

Ngồi trên thuyền băng qua Ngô Đồng giang hiền hòa, cái mùi vị ngào ngạt đến lạ và hương thơm của những bông lúa chín vàng khiến chúng tôi cảm nhận rõ rằng một mùa vàng no ấm đang đến trên khắp mảnh đất này...

Dòng sông Ngô Đồng trong xanh chảy giữa những ruộng lúa chín vàng - Ảnh: Đá Tảng

Giữa những đợt nắng oi ả tháng 5, chúng tôi lại lang thang với một hành trình dài tìm về miền đất thanh bình: Tam Cốc, Ninh Bình. Hiện ra trước mắt, mảnh đất nơi có dòng sông Ngô Đồng hiền hòa chảy qua những ruộng lúa chín vàng toát lên một vẻ đẹp thuần khiết mà lộng lẫy.

1 thg 6, 2014

Nước trời Tam Hải

Người dân ở xã Tam Hải, huyện Núi Thành, vẽ hình dáng ngôi làng mình đang sống như một chiếc bầu rượu. Hợp ca của đá và nước bao bọc xung quanh làng và mọi con đường nhỏ xinh, sạch sẽ trong ngôi làng ấy đều dẫn về phía biển. Họ, vui cũng ra biển; buồn cũng ra biển. Nếu bạn có cuộc hành trình về nơi này, sẽ chỉ thấy dấu chân tan trên cát và thu về nét hoang sơ trong những khuôn ảnh.

Nơi này có hẳn một “khu rừng yên lặng” mênh mông dừa, chỗ có hàng trăm viên gạch đá ong xếp chồng thẳng tắp, là bia mộ làng lập cho cá ông từ hàng trăm năm nay. Dù là bình minh nắng lên hay chiều tà, trời và biển chưa bao giờ cách xa nhau ở nơi này. Còn nếu nằm ngủ trưa giữa rừng dừa, sẽ không một giọt nắng nào lọt qua khỏi những tán lá xòe rộng. Tam Hải có đặc điểm khác với các vùng biển trong tỉnh, diện tích đất cát ít hơn nên cây cối ở đây mọc xanh hơn và bóng mát che phủ quanh năm. Biển và làng cách nhau chỉ vài trăm mét. Đi đâu ở Tam Hải đều có thể nghe tiếng sóng biển.

Trời nước và con người cũng tạo thành vẻ đẹp hồn nhiên như xứ sở này.

“Con mắt” Bàn Than. 

Về Tuy Phước ăn bánh xèo tôm nhảy rau mầm

Miếng bánh tráng mỏng gói bên trong là nhân tôm vừa mới chiên, thêm một chút rau mầm, vài sợi xoài chua đem chấm vào bát nước mắm tỏi ớt đậm vị, làm nên món ăn dân dã ngon đến bất ngờ của miền đất võ Bình Định.

Thú vị ngay từ cái tên, bánh xèo tôm nhảy từ lâu đã trở thành thức quà riêng có của quê hương Bình Định, đặc biệt là khu ven biển thành phố Quy Nhơn. Những người sành ăn thường rủ nhau mỗi cuối tuần tìm về tận nơi khởi nguồn ở thôn Mỹ Cang, huyện Tuy Phước (cách thành phố Quy Nhơn khoảng 20 km) để thưởng thức trọn vẹn nhất hương vị của món ăn này. 

Món bánh đơn giản nhưng đậm đà nghĩa tình, nức tiếng gần xa của người dân đất võ. Ảnh: Duy Thịnh. 

Ai về Gia Định, Đồng Nai thì về

Nhà Bè nước chảy chia hai
Ai về Gia Định, Đồng Nai thì về

Câu ca dao này rất quen thuộc, và 2 địa danh Gia Định, Đồng Nai cũng rất quen thuộc với mọi người. Gia Định và Đồng Nai ở sát bên nhau như 2 người anh em.

Thế nhưng nếu tìm hiểu kỹ ta sẽ phát hiện một điều hết sức bất ngờ: Gia Định và Đồng Nai với tư cách là những tỉnh - thành chưa bao giờ tồn tại cùng một lúc! Có Gia Định thì không có Đồng Nai, có Đồng Nai thì không có Gia Định!

Thời nhà Nguyễn độc lập, miền Nam Việt Nam có 6 tỉnh và thường được gọi là Nam kỳ lục tỉnh. 6 tỉnh đó là: Biên Hòa, Gia Định, Định Tường, Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên.

Nam kỳ lục tỉnh, thời kỳ ổn định 1841-1862. Ảnh: Wikipedia

Di tích bãi cọc Bạch Đằng huyền thoại

Ngày nay du khách vẫn có thể tận mắt thấy dấu tích bãi cọc gắn liền với trận đại thắng trên trên sông Bạch Đằng (Quảng Ninh), một biểu tượng cho truyền thống người Việt đánh giặc ngoại xâm từ phương Bắc.

Nằm trên đường trục đường giao thông từ Hà Nội về thành phố Hạ Long, bãi cọc Bạch Đằng ở thị xã Quảng Yên thuộc khu di tích lịch sử chiến thắng Bạch Đằng là điểm dừng chân không thể bỏ qua. Từ ngã tư thị xã Quảng Yên đi về hướng Phà Rừng khoảng 2 km, rẽ trái khoảng 500 m, du khách sẽ đến với bãi cọc Yên Giang, một phần của trận địa cọc Bạch Đằng năm xưa. 

Di tích bãi cọc Yên Giang nằm ở cửa sông Chanh có hình chữ nhật dài khoảng 120 m, chiều rộng khoảng 20 m. Sau lần khai quật đầu tiên vào năm 1958 và nhiều lần sau đó vào các năm 1969, 1976, 1984, 1988... cho thấy cọc ở đây chủ yếu là gỗ lim, táu dài 2,6 - 2,8 m, đường kính 20 - 30 cm. Phần cọc được đẽo nhọn dài 0,5 - 1m để cắm thẳng xuống sông với khoảng cách trung bình 1 m. 

Bãi cọc Bạch Đằng thuộc phường Yên Giang. 

Địa danh Thủ Dầu Một

Thủ Dầu Một đầu tiên là địa danh vùng, rồi là địa danh chỉ các đơn vị hành chính các cấp: hạt Thủ Dầu Một (1869), tỉnh Thủ Dầu Một (1899), thị xã Thủ Dầu Một (1975), thành phố Thủ Dầu Một (2002) của tỉnh Bình Dương.

Chợ Thủ Dầu Một đầu thế kỷ XX

Trước nay có 3 cách giải thích về nguồn gốc địa danh này. Thuyết thứ nhất cho rằng, địa danh Thủ Dầu Một có nguồn gốc từ tiếng Khmer “Thun Đoón Bôth” có nghĩa là “gò có đỉnh cao nhất”[1]

Vương Hồng Sển đã bác bỏ giả thiết trên khi cho rằng:”Chữ “đoán” không đúng giọng Thổ, phải nói “doeum” có nghĩa là cây. Bôth,  theo từ điển, pannetier viết doeum pou là “banian” tức cây lâm vồ, cây bồ đề, nơi Phật Thích Ca nhập Niết Bàn, và người Miên trọng nể cây lâm vồ lắm. Thul là gò”[2]

30 thg 5, 2014

Ông tên Kha Vạn Cân hay Kha Vạng Cân?

Ở Thủ Đức có một con đường lớn mang tên Kha Vạn Cân.

Kỹ sư Kha Vạn Cân (16/10/1908 - 18/1/1982) là một trí thức yêu nước nổi tiếng của Nam bộ. Ông đã từng là Đô trưởng Sài Gòn-Chợ Lớn của chính phủ Trần Trọng Kim từ 1945. Sau Cách mạng tháng 8, khi chính quyền Trần Trọng Kim sụp đổ, ông được Ủy ban Nhân dân Nam bộ cử làm Chủ tịch Ủy ban Hành chánh lâm thời Sài Gòn-Chợ Lớn, chủ tịch thành phố đầu tiên của chính quyền cách mạng. Ông là Bộ trưởng bộ Công nghiệp nhẹ đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Một nhân vật quan trọng như vậy mà khi đặt tên đường lại bị ghi sai tên! Sai như thế nào?


Hầu như tất cả các thông tin chính thức đều ghi tên ông là Kha Vạng Cân chứ không phải là Kha Vạn Cân. Dưới đây là 2 thông tin chính:

Giấy chứng nhận của Thủ tướng chính phủ ghi tên ông là Kha Vạng Cân, bộ trưởng bộ Công nghiệp nhẹ

Nướng ngói ở Nha Trang

Với nguồn nguyên liệu phong phú, dễ dàng chọn lựa và tự tay chế biến theo sở thích cùng với giá cả hợp lý… thời gian qua, các quán nướng ngói trên địa bàn TP. Nha Trang được nhiều người ưa thích…

Phong cách thưởng thức mới lạ

Từ trước đến nay, món nướng luôn hấp dẫn nhiều người bởi hương vị thơm nồng đặc trưng với nhiều hình thức phong phú như: xiên que nướng, nướng trên chảo gang, nướng trực tiếp trên vỉ than, nướng trên bếp điện... Nhưng ít ai biết rằng “ngói” - một vật liệu được sử dụng nhiều trong xây dựng lại có thể tạo nên những món nướng tuyệt vời mà vẫn giữ được hương vị tươi ngon của nguyên liệu. Đây có thể coi là một phong cách ẩm thực mới lạ và độc đáo.

Vào mỗi buổi chiều, nhất là những ngày cuối tuần, trên các con đường trung tâm TP. Nha Trang như: Hồng Bàng, Nguyễn Trãi, Yersin, 2-4, Lê Quý Đôn, Tô Vĩnh Diện, Mai Xuân Thưởng... người ta dễ dàng tìm thấy một quán nướng ngói nhờ vào mùi thơm từ các món nướng, âm thanh sôi nổi, rôm rả từ các bàn ăn. Đặc trưng dễ nhận thấy của các quán nướng ngói là cách bài trí thoáng mát với những bộ bàn gỗ, ghế tre nhỏ nhắn, sơn màu cánh gián. Anh Nguyễn Hữu Trung, chủ quán nướng ngói Ku Ken 79 (A6 đường 2-4, Vĩnh Phước) cho biết, cuối năm ngoái khi đi du lịch Đà Lạt và được thưởng thức món nướng ngói rất thơm ngon, anh đã nảy ra ý tưởng mở một quán nướng như thế tại Nha Trang. Sau khi quán mở, khách tới ăn rất đông, phần lớn là giới trẻ.

Nướng ngói đang được các bạn trẻ ưa chuộng. 

Nắng đầu nguồn…

Đầu nguồn Vu Gia. Những ngôi làng neo mình trên bến vắng và nắng rải thảm trên “giao lộ” con nước biếng lười “độc hành” về xuôi… 

Con đường 60km đầy đất đá bụi bặm chỉ còn là vệt mờ trong ký ức. Bến đò Đại Sơn (Đại Lộc) ở quãng cuối đường ĐT 619. Xe đổ xuống bãi cát, qua những tấm mành mành bày trên mặt đất, lên cầu tạm, xuống đò… có cả học trò qua sông, leo dốc lên Tân Đợi. Cuối đường bê tông vắt vẻo, hun hút ven đồi nhấp nhô ngọn cây lá kim hình tháp bất ngờ hiện ra một ngôi làng mới vắng người ngay đầu nguồn. Anh Ngọc, công an viên Đại Sơn nói đó là làng định cư Tam Hiệp của những người bị mất đất sau những trận lở đất của hai làng Thác Cạn và Ba Tớt đầu nguồn. Mỗi sáng họ trở về làng cũ làm đồng. Chiều tối về lại làng mới, tắm gội, rửa ráy, giặt giũ ngay tại các giếng khơi đầu làng. 


Giao lộ đầu nguồn.