4 thg 2, 2014

Bảo vật quốc gia - Bộ khóa đai lưng 2.500 năm

Bộ khóa đai lưng bằng đồng được tìm thấy ở Phú Thọ cho hình dung về thời kỳ cách đây 2.500 năm.

Ảnh: Hoàng Long 

Ông Nguyễn Xuân Các, Giám đốc Bảo tàng tỉnh Phú Thọ cho biết bộ khóa đai lưng bằng đồng được khai quật năm 1976, tại mộ táng số 33 thuộc di chỉ khảo cổ học Làng Cả, P.Thọ Sơn, TP.Việt Trì, tỉnh Phú Thọ và hiện được lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Phú Thọ.

Bộ khóa đai lưng trên dài 21 cm, rộng 5,5 cm, nặng 380 gr, được làm từ chất liệu đồng thau, màu xanh xám, gồm 4 cặp rùa (8 con) móc lại với nhau. Đáng tiếc là khi được tìm thấy, nó đã bị gãy mất một móc ở phía dưới và 5 móc phía trên.

Bảo vật quốc gia - Xá lợi tháp minh - văn bia cổ nhất

Bia Xá lợi tháp minh tại Bắc Ninh được xác định là tấm văn bia cổ nhất ở nước ta.

Văn bia Xá lợi tháp minh - Ảnh: ThS Phạm Lê Huy 

Năm 2004, ông Nguyễn Văn Đức (thôn Xuân Quang, xã Trí Quả, H.Thuận Thành) đào đất làm gạch ở gần khu vực chùa làng, đã va phải một vật rất cứng. Đó chính là tấm bia Xá lợi tháp minh. Khi đó, bia gồm hai phần úp khít vào nhau, được kết dính bằng một chất nào đó chưa rõ, phải dùng mai đào đất mới tách đôi được. Bia được tìm thấy cùng một hòm đá cũng bao gồm phần nắp và phần thân. Ông Đức sau đó mang tấm bia này cất giữ đến năm 2012. Trong thời gian này, ông có cho một vài người biết đôi chút chữ Hán Nôm xem.

3 thg 2, 2014

Đường lên suối Đổ

Suối Đổ nằm ở phía Tây dãy núi Hoàng Ngưu, thuộc địa phận huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa. Mùa xuân, phong cảnh nơi đây vốn đã đẹp lại càng đẹp hơn với suối reo, thác đổ và màu xanh bạt ngàn của cây lá.

Đường lên Suối Đổ là hơn trăm bậc xi măng khá cheo leo. Bên trái là rừng cây bạt ngàn, râm ran tiếng ve kêu. Bên phải, dòng suối róc rách trườn qua các khe đá, lúc ẩn lúc hiện giữa những tán cây cổ thụ rậm rạp. Tiếng suối róc rách hòa lẫn tiếng hót lảnh lót của chim rừng. Bản hòa tấu thanh bình khiến tâm hồn du khách nhẹ nhàng thanh thản. 

Đường lên Suối Đổ 

Bảo tàng Đông Nam Á

Bảo tàng Đông Nam Á là bảo tàng đầu tiên về văn hóa các nước Đông Nam Á, một trong những điểm kết nối giữa văn hóa Việt Nam và văn hóa các nước trong khu vực. 

Bảo tàng Đông Nam Á trực thuộc và nằm trong khuôn viên Bảo tàng dân tộc học Việt Nam, là công trình chào mừng kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam. Tòa nhà bảo tàng có diện tích gần 
500m2, được thiết kế theo hình cánh diều thể hiện văn hóa Đông Nam Á. Đây là thành quả của sự đầu tư từ Chính phủ Việt Nam và sự hợp tác của một số chuyên gia Pháp trong khuôn khổ dự án "Phát huy di sản bảo tàng Việt Nam" do Chính phủ Pháp tài trợ.

Để có một cái nhìn khái quát về văn hóa Đông Nam Á, trong 5 năm qua, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam đã thực hiện nhiều chuyến đi nghiên cứu, sưu tầm hiện vật và tư liệu ở các nước trong khu vực. Với hơn 2.000 hiện vật và gần 100 băng ghi âm, ghi hình, tư liệu quan trọng tạo dựng trưng bày để khách tham quan có một cái nhìn đầy đủ về văn hóa các nước Đông Nam Á. Ngoài ra, Bảo tàng được thừa hưởng nhiều bộ sưu tập quí của các nhà khoa học ở các nước hiến tặng với gần 400 hiện vật và 130 ảnh, kèm theo là hệ thống thông tin bao gồm bản đồ, các chú thích, bài viết và phim video, được bố trí trong không gian rộng gần 
500m2, ở tầng 1 của tòa nhà 4 tầng.

Bảo tàng Đông Nam Á mang kiến trúc đặc trưng, nằm trong khuôn viên của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam.

Bảo vật quốc gia - Tượng Quan âm nghìn mắt nghìn tay

Bức tượng Quan âm nghìn mắt nghìn tay chùa Hội Hạ, hiện lưu tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, tiêu biểu cho di sản mỹ thuật Phật giáo thời Lê Trung hưng.

Gian nan dời tượng quý

Tượng Quan âm nghìn mắt nghìn tay chùa Hội Hạ, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Mỹ thuật - Ảnh: Ngọc Thắng 

Nhà nghiên cứu Trần Thức không bao giờ quên nhiệm vụ trọng đại mà Viện trưởng Viện Mỹ thuật Nguyễn Đỗ Cung giao cho mình hồi năm 1964. Ông Cung mời ông Thức lên và nói: “Nhờ đồng chí lên chùa Hội Hạ, xã Hợp Thịnh, huyện Tam Dương, Vĩnh Yên, nơi có pho tượng Phật bà Quan âm khá đẹp. Tôi đã có dịp xem và tìm hiểu, mời đồng chí đến xem, nghiên cứu; nếu thấy được thì ta đề nghị nhà chùa và địa phương nhường cho Bảo tàng Mỹ thuật đưa về Hà Nội giới thiệu với nhân dân và quốc tế thì thật tốt”.

Bảo vật quốc gia - Vạc đồng Cẩm Thủy

Là hiện vật độc bản và hoàn hảo, vạc đồng Cẩm Thủy vừa được công nhận là bảo vật quốc gia.

Vạc đồng Cẩm Thủy - Ảnh: Ngọc Minh 

Tuy nhiên cho đến nay các nhà nghiên cứu vẫn chưa xác định được vạc đồng Cẩm Thủy được dùng vào mục đích gì và tại sao một vị quan khâm sai lại cho làm ra chiếc vạc này.

Năm 1981, trong quá trình đào đắp một công trình tại khu vực ngã ba Đình Hương, thuộc địa bàn P.Hàm Rồng, TP.Thanh Hóa, Ban chỉ huy quân sự TP.Thanh Hóa đã phát hiện ra chiếc vạc này. Sau đó, chiếc vạc được mang về bảo quản tại trụ sở Ban chỉ huy quân sự TP.Thanh Hóa và mãi đến ngày 1.8.2002, chiếc vạc quý mới được bàn giao cho Bảo tàng Thanh Hóa quản lý và trưng bày.