2 thg 1, 2014

Hòn Đốc trong quần đảo Hải Tặc

Một ngày nắng đẹp, chúng tôi về miền đất Hà Tiên thơ mộng, làm xao xuyến lòng người với non xanh nước biếc chập chùng… Từ đó, ra “hòn” là hành trình hấp dẫn, gây nhiều háo hức với dân đồng bằng như chúng tôi.

Bến tàu cao tốc ở Hà Tiên ra đảo Hải Tặc. 

Mua vé 40.000 đồng, khách du lịch xuống tàu Minh Nga ở cảng Hà Tiên. Đúng 14g30 tàu xuất bến, vượt biển đi Hòn Đốc. Đứng trên boong tàu, du khách sẽ thấy thành phố Hà Tiên xinh đẹp với núi Tô Châu, núi Pháo Đài, đồi Bình San, núi Đèn, mũi Nai... mờ xa dần trong biển nước mênh mang.


Điểm du lịch Chăm ít người biết đến ở Ninh Thuận

Bên cạnh các tháp Chàm và làng gốm Bàu Trúc, Ninh Thuận còn nhiều điểm du lịch Chăm hấp dẫn khác như bia ký đá chẻ Chung Mỹ, núi Chà Bang, giếng cổ Thành Tín...

1. Bia ký đá chẻ Chung Mỹ

Trên đường ghé tháp Po Rome nổi tiếng ở huyện Ninh Phước, du khách có thể dừng chân tham quan di tích bia ký cổ của người Chăm, cách thị trấn Phước Dân 2 km về hướng nam. Đến đây, bạn sẽ được nghe kể về truyền thuyết con rồng thiêng xuất hiện từ bia ký hóa phép cho Po Klaong Garai từ người xấu xí trở thành chàng trai khôi ngô tuấn tú và trở thành vua Chăm được tôn thờ đến ngày nay. 

Bia ký cổ của người Chăm đã được nghiên cứu và dịch thuật. Ảnh: Putra Jatrai. 


Về thăm đền Trạng

Về thăm khu di tích Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (xã Lí Học, huyện Vĩnh Bảo, TP Hải Phòng), chỉ một buổi chiều nhưng khu di tích rộng gần 6ha đủ để du khách trải nghiệm những cung bậc cảm xúc khác nhau. 

Một góc hồ Bán Nguyệt

Dạo bước trên con đường dẫn vào đền, gió lồng lộng thổi từ cánh đồng. Bên lề đường có vài người bán rong bày bán vài thẻ hương, tiền vàng mã, hoa quả, nước uống phục vụ khách du lịch. Bước qua cổng tam quan với ba chữ Hán: Trung Am tự (tức đền Trung Am) là đền thờ với ba gian tiền đường và hai gian hậu cung được lập nên từ nền nhà cũ của Trạng Trình.

Món ăn “ngàn năm tráng kiện”

Cư dân vùng cao trên dãy Trường Sơn thường ví ếch núi như “gà rừng”, bởi thịt ếch trắng, thơm ngon, dai nhưng giòn, giàu dinh dưỡng, ăn rất hiền.

Ếch núi xào với thiên niên kiện. 

Hè về, trên rặng Trường Sơn hoang dã thường có những trận mưa rừng bất chợt. Lúc này, ở các đám lau lách ven thung lũng, lũ ếch, nhái, ễnh ương, chàng hiu… cùng tấu lên bản nhạc “sơn lâm” khá nhịp nhàng. Tôi được một người Cơ Tu tốt bụng cho tháp tùng đi bắt ếch vào một đêm cuối hè. Giữa rừng khuya tĩnh mịch, gió thổi lào xào qua tán lá, tiếng “hoà tấu” của lũ ếch núi mỗi lúc mỗi gần. Cuối cùng, một thung lũng rộng hiện ra với nhiều tiếng kêu “ộp ộp”. Mỗi người đi bắt ếch núi chỉ cần mang theo đèn pin, vợt và bao xác rắn để đựng ếch. Họ đi mỗi toán hai người, người soi và người bắt. Ếch núi thường vừa ngồi bắt mồi, vừa “tấu” ven bờ suối. Khi soi đèn pin bắt gặp hai con mắt phản chiếu ánh sáng có màu sáng thì đúng là ếch núi, cứ việc nhẹ nhàng đi tới dùng vợt chụp xuống mà bắt bỏ vào bao.


Món ngon có tên tuổi ở xứ Trảng

Có một món ăn mà tên tuổi của nó đã làm nên thương hiệu của một vùng đất. “Bánh canh Trảng Bàng”, một đặc sản của dân xứ Trảng đã nổi tiếng khắp các tỉnh thành Nam bộ và vươn xa ra nhiều nơi trong cả nước và cả hải ngoại.

Có đến gần 30 loại rau ăn kèm với bánh tráng phơi sương cuốn thịt luộc. 

Có đến 30 loại rau, đọt lá ăn kèm

Bánh canh Trảng Bàng là tên gọi chung cho hai món ăn chính: bánh canh và bánh tráng cuốn thịt heo luộc với chén nước mắm chua ngọt thanh và hàng chục loại rau ăn kèm. Nước chấm bánh tráng cuốn được pha từ nước mắm ngon, chanh, đường, ớt, tiêu, kèm gỏi chua từ củ cải và càrốt. Rau, vài thứ được trồng xung quanh vườn nhà như: húng lủi, cần nước, tía tô, lá cóc, rau nhái, giấp cá, ngò gai, hẹ, quế vị, lá lụa… Chưa hết, rau còn đọt lá non lấy từ thiên nhiên mọc ven sông rạch ở Trảng Bàng như trâm ổi, lộc vừng, đọt kim cang, sộp, lá cách, bứa rừng, bứa sông, đọt chiếc, mặt trăng, bằng lăng, trâm sắn… Có đến gần 30 loại rau và đọt lá cây các loại. Sự phong phú, đa dạng của rau với nhiều sắc màu như xanh, đỏ, vàng, nâu… là điều thú vị với nhiều thực khách.


Gia vị của núi rừng

Núi rừng ban cho con người không chỉ sản vật mà còn cả những gia vị trong cuộc sống thường ngày. Những món ăn trở nên ngon, lạ và hấp dẫn bởi núi rừng đã cung cấp những gia vị cay nồng, thơm nức tận nơi đầu nguồn.

Các loại gia vị tự nhiên từ núi rừng của người vùng cao. 

Riềng rừng và hạt dổi

Vào khoảng tháng 7, tháng 8 âm lịch, đoán biết được lúc ấy, những bụi riềng trên rừng đã già, đã cay, người Tày vác cuốc lên rừng tìm những bụi nào riềng đã trổ hoa, ra quả, xung quanh cỏ cây rậm rạp, đào lên lấy củ. Những củ riềng già cứng đơ, vỏ bọc đen lại và cay xè. Đó là lúc vị cay của rừng đã đến độ chín. Người vùng cao lấy riềng về cạo sạch vỏ, giã ra phơi khô đổ vào ống bầu làm gia vị dùng dần. Riềng làm gia vị cho nhiều món ở vùng cao. Nào cá nướng ướp riềng, thịt heo cắp nách bóp riềng mẻ, món măng đắng luộc chấm muối riềng… món nào cũng vậy, riềng đều cho vị cay cay, thơm thơm, ăn vào thấy ấm lòng.