8 thg 9, 2013

Chiếc lá chùm ruột ở quê nhà

Một buổi chiều muộn, tôi thấy lại những lá chùm ruột ở quê nhà trong một chiếc nem.

Tôi đếm. Chiếc nem được áo bằng 41 lá chùm ruột. Chắc những bàn tay gói nem ấy sẽ không đếm lá bằng lý trí mà chỉ bằng cảm giác của kinh nghiệm nhà nghề. Bàn tay ấy còn tồn tại bao lâu?

Tôi nhớ hai cây chùm ruột bên hiên nhà, giờ đây đã chết mất dấu. Thật lâu lắm sau đó mới gặp lại những cây chùm ruột ở trong vườn một căn nhà ở Bangkok. Và chiều nay, gặp lại lá chùm ruột, thời gian cách lần trước cũng lâu lắm…


Cặp nem Ninh Hoà thường được tạo hình lập phương. Ảnh: Thu Nguyễn 

Mắm tép bạc đất Mỏ Cày

Mắm tép là loại thực phẩm chín do sự lên men sinh học. Ở các sông rạch nước ngọt thuộc vùng Cù lao Minh, Mỏ Cày, Bến Tre có nhiều tép bạc đất to hơn đầu đũa một chút, mình trắng, thịt trong làm mắm thì khỏi phải chê.

Một quầy bán mắm tép bạc đất ở Mỏ Cày. 

Quê Chăm có gỏi bắp chuối

Món gỏi, tiếng Chăm là Liba, dẫu không được coi là món chủ lực trong các bữa ăn của người Chăm, nhưng trong các bữa tiệc nếu thiếu “Liba” gần như là thiếu chất gia vị đáng kể khởi đầu cho cuộc vui. Bữa tiệc sẽ mất đi gia vị gây hứng thú cho khẩu vị. Cho nên không phải không lí do, khi trong lễ Ramưwan của người Chăm Bà-ni, tục “Bbang liba” (ăn gỏi) trở thành một nghi lễ không thể bỏ qua.

Người Chăm có nhiều loại gỏi: Gỏi xoài với cá khô (Liba pa-ok), gỏi măng với đậu phộng rang (Liba rabung)… Món gỏi tép (Liba hadang) với lá chùm ngây rừng xắt nhỏ cũng rất đáng kể; món này phổ thông đến nỗi người Chăm nảy ra thành ngữ “Thrau liba hadang” ([Rối như] trộn gỏi tép). Và đặc biệt là gỏi dông với lá giang (Liba ajah). Con dông là loài bò sát sống trong hang dưới đất cát xứ nóng, đất nắng Phan Rang là rất thích hợp với loài này. Từ con dông, bà con Chăm chế biến nhiều món ăn khác nhau, nhưng có lẽ Liba ajah là món ăn khoái khẩu nhất.




7 thg 9, 2013

Huyện Châu Thành, chợ Mới, chùa Hang

Huyện Châu Thành, chợ Mới, chùa Hang!

Có lẽ đó là 3 địa danh mà khi được hỏi người nghe sẽ ngớ ra không biết ở đâu. Không phải không biết vì đó là những nơi quá xa lạ mà là vì nó... nhiều quá xá, hổng biết hỏi cái nào!


Phong cảnh huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang



Bí ẩn cánh cửa sau lưng tượng Phật núi Tà Cú

Tượng Phật nhập Niết bàn trên núi Tà Cú là một bức tượng khổng lồ. Nhìn bức hình dưới đây bạn có thể hình dung ra độ lớn của tượng.



Có một điều bí ẩn là sau lưng bức tượng - chính xác là sau ót - có một cánh cửa, qua đó người lớn bước vô lòng tượng được. Nhưng... cửa đã bị bít lại! Vậy cánh cửa đã từng để làm gì? Tại sao bít? Có gì phía sau cánh cửa đó? Không ai biết cả! Bởi vậy cho nên nhiều truyền thuyết ra đời.

Dã ngoại ở suối Voi

Đó là một quần thể nhiều suối được ngăn bởi các tảng đá chồng xếp lên nhau, ấn tượng nhất là tảng đá có dáng hình một chú voi, vì thế mà dòng suối xanh mát nằm giữa rừng đại ngàn có tên suối Voi.

Men theo đường quốc lộ 1A , nhóm bạn chúng tôi về với Suối Voi ở điạ bàn xã Lộc Tiến, huyện Phú Lộc, trong ngày hè xứ Huế oi bức. Đường vào suối Voi quanh co với những con đường mòn, chúng tôi đi bộ trên lối mòn vào suối. 



Tóp mỡ ngào đường

Đây là món ăn quen thuộc của người Nam Bộ xưa. Thuở ấy, dầu thực vật chưa có. Các món ăn chiên, xào, kho đều sử dụng mỡ heo. Do đó, nhà nào cũng có một keo mỡ heo để trong bếp.

Tóp mỡ ngào đường, món ăn chơi lạ miệng. Ảnh: Trần Kiều Quang 

Những gia đình khó khăn thường mua mỡ heo ở các tiệm tạp hóa trong xóm, số lượng mua thường rất ít, chỉ dùng được đôi ba lần. Những gia đình khá giả một chút thì tự mua mỡ về thắng ở nhà.


Long Hải - đất và người

Long Hải là một thị trấn thuộc huyện Long Đất, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Long Hải được nhiều người biết đến nhờ có bãi biển nên thơ, sóng nhẹ, là nơi nghỉ dưỡng tuyệt vời và còn hấp dẫn bởi dinh Cô và lâu đài chú Hỏa với nhiều huyền thoại.

Dinh Cô ở Long Hải, Bà Rịa-Vũng Tàu. Ảnh: Cát Lộc 

Nhiều người đi Long Hải nhắm vào điểm đến chính là Dinh Cô. Dinh Cô được xây dựng kiên cố, áp sát chân núi Minh Đạm, trên một diện tích hơn 1.000 mét vuông. Cổng tam quan vào Dinh Cô nằm bên chân mũi Thùy Vân với ba lớp mái, mái giữa nhô cao. Phía trên lớp mái giữa đắp nổi hình lưỡng long chầu nguyệt, hai lớp mái hai bên đắp nổi hình chim phượng. Hai bên cổng có cặp sư tử chầu. Qua cổng tam quan là 37 bậc cấp đưa khách vào chánh điện.


6 thg 9, 2013

Nhớ mùa cà na chín

Hàng năm - vào khoảng tháng 7, tháng 8 âm lịch - khi nước lũ tràn về trắng xóa cánh đồng, bông điên điển nở vàng bập bềnh dọc mé sông, thì cà na cũng vào mùa kết trái.

Cây cà na - Ảnh: T.Tâm

Cà na là một loại trái bình dị, gắn chặt với ký ức tuổi thơ của cư dân ĐBSCL như đã đi vào ca dao xưa: “Xứ đâu là xứ quê mùa. Đi thăm cháu ngoại cho vùa cà na”...

Mỗi khi nhìn thấy trái cà na căng tròn chín mọng bán ở chợ, lòng tôi chợt nhớ về kỷ niệm thuở ấu thơ nơi quê nhà. Hồi đó, cứ đến mùa cà na chín, bọn trẻ chúng tôi lại "thót" lên mấy cây cà na cặp bờ sông rung cho trái cà na rụng xuống đầy mặt nước. Rồi cứ thế mạnh đứa nào đứa nấy nhảy ùm ùm xuống nước lượm trái, leo lên bờ chấm muối ớt, ăn một cách ngon lành.

Phật Quang Sơn - nét đẹp chùa Việt vùng biên

Lạng Sơn, nơi địa đầu của Tổ quốc, cửa ngõ giao lưu của hai nước Việt – Trung, phong cảnh sông núi hữu tình. Nơi ghi lại dấu chân của bao Sứ thần, bao anh hùng hào kiệt đã quên mình vì đất nước mến yêu.

Xuất phát từ tấm lòng và nguyện ước của người dân địa phương cùng đông đảo du khách thập phương mong muốn sớm có một ngôi chùa tại cửa khẩu Tân Thanh, nơi thắng địa, phong cảnh hữu tình, hội tụ thế ngũ hành, đủ cả Rồng chầu Hổ phục thật hiếm nơi nào có được; để kính Phật và thờ cúng hương linh các bậc tiền nhân, hiền tài đất nước và thực hiện nếp sống văn hóa tâm linh theo truyền thống dân tộc.

Tâm nguyện tốt đẹp của người dân nơi đây đã được các cấp chính quyền tỉnh Lạng Sơn và Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam hết lòng ủng hộ, đồng ý giao Ban Từ thiện Xã hội Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam làm chủ đầu tư xây dựng chùa Phật Quang Sơn, tại xã Tân Thanh, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn. 

Mô hình chùa Phật Quang Sơn