8 thg 4, 2013

Lạc tới Vông Viêng

Ẩn khuất dưới bóng những hòn đảo thiên hình vạn trạng của kỳ quan thiên nhiên Hạ Long là một làng chài nhỏ bé, nơi trú ngụ bao đời của những cư dân “du mục” trên biển. Vông Viêng, chỉ với cái tên lạ lẫm và huyền bí ấy đã gợi cảm biết bao cho những dấu giày du lãng… 

Bên trong “cổng làng” Thiên tạo này là làng chài “du mục” Vông Viêng. 

Học đòi Lưu Nguyễn

Ngày xưa Lưu Nguyễn lạc lối tới Đào Nguyên, còn chúng tôi cũng học đòi Lưu Nguyễn lạc tới... Vông Viêng. Chiếc canô rẽ sóng đưa tôi đến làng chài trong một buổi sáng mù sương. Đó là một “thế giới bị mất” chỉ cách Bãi Cháy khoảng 30km, khoảng nửa giờ canô. Làng trên biển nhưng có cổng hẳn hoi, một cái “cổng làng” có lẽ không nơi nào trên thế giới có được. Vì đó là một vòm đá khổng lồ tuyệt đẹp được thiên nhiên đẽo tạc như để chào đón những “Lưu Nguyễn đời mới” nhập thiên thai…

7 thg 4, 2013

Kỳ lạ ngôi chùa có chuông bằng vàng

Kim Chung Tự tức chùa Chuông vàng vốn nổi tiếng là “đệ nhất danh lam” Phố Hiến. Chùa Chuông nằm tại thôn Nhân Dục, phường Hiến Nam, TP Hưng Yên ẩn chứa bao huyền tích lạ lùng mà cho đến nay vẫn chưa có lời giải đáp.

Cảnh ngoài Tam quan chùa Chuông - một mẫu mực về kiến trúc thiền tự

Chuông vàng trôi sông

Theo Đại đức Thích Thanh Khuê - Trụ trì chùa Chuông, sở dĩ chùa có tên Kim Chung Tự là bởi liên quan đến huyền tích cổ xưa, khi một trận đại hồng thủy chưa từng có xảy ra tại địa phương. Trận đại hồng thủy hung dữ ấy đã cuốn theo một bè gỗ, và trên đó ngự một quả chuông vàng rất đẹp. Chiếc bè trôi qua nhiều nơi nhưng không dừng lại. Một ngày kia, bè gỗ đến địa phận thị xã Hưng Yên ngày nay thì dạt vào bãi sông thuộc thôn Nhân Dục. Các cụ già ở làng bên hô hào trai tráng trong vùng dốc hết sức lấy dây kéo chuông nhưng không được. Thấy thế, sư cụ một ngôi chùa nhỏ trong thôn vội mời 10 người nam trung, nữ trinh. Họ lấy tay nhấc chuông lên một cách nhẹ nhàng, thấy sự lạ, người trong vùng mới góp tiền của xây dựng lại chùa khang trang, rộng rãi hơn.

Người đàn bà bán quán vỉa hè nổi tiếng thế giới

Gần 20 năm nay bà Nguyễn Thị Thanh buôn gánh bán bưng mở quán ăn nhỏ ở vỉa hè nằm trong lô D1 chung cư Nguyễn Đình Chiểu, đường Hoàng Sa, phường Đa Kao, quận 1, TP.HCM. Bỗng dưng một ngày bà nổi tiếng khắp thế giới. Nhiều tờ báo nước ngoài đã viết về chân dung và những món ăn mang hương vị Việt của bà. Đến giờ quán ăn có thương hiệu “Lunch Lady” của bà Thanh đã trở thành điểm dừng chân của đại đa số du khách nước ngoài khi đặt chân đến TP.HCM.

Thương hiệu “Lunch Lady” ở... vỉa hè

Giữa trưa, trời Sài Gòn oi ức, nóng đến khó chịu. Thế nhưng quán ăn “Lunch Lady” ở vỉa hè của bà Thanh có tới hơn chục khách Tây mồ hôi đầm đìa nhưng vẫn ăn uống một cách say mê. Chủ quán là bà Nguyễn Thị Thanh (SN 1966) cứ thoăn thoắt không hết việc, người này vừa gọi xong chưa kịp phục vụ lại đến người kia ới. Cầm chiếc nón lá, quệt vội những giọt mồ hôi lấm tấm trên mặt, chủ quán cười hớn hở “buôn bán kiếm sống thôi mà”. Quán ăn của bà Thanh có cái tên nghe có vẻ Tây hóa nhưng phong cách phục vụ, lẫn các món ăn thì vẫn theo kiểu Việt. Đặc biệt bà chủ quán thì giản dị, tuềnh toàng, không cầu kỳ, không kiểu cách nhưng lúc nào cũng hồn hậu, vui vẻ.

Tây Yên Tử: Tạo vòng cung phát triển du lịch tâm linh

Giáo hội Phật giáo Việt Nam và UBND tỉnh Bắc Giang vừa khảo sát tuyến du lịch tâm linh từ TP Bắc Giang lên chùa Đồng thuộc hệ thống Tây Yên Tử. 

Ông Nguyễn Văn Linh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang cho biết, hệ thống Tây Yên Tử trải dài từ Sơn Động (Bắc Giang) dọc theo sông Lục Nam xuống đến Yên Dũng khoảng 100km. Với quần thể các chùa tháp, di tích cùng sự kỳ vĩ của núi rừng trùng điệp, thảm thực vật và nhiều loài động vật phong phú đã tạo cho nơi đây tiềm năng để phát triển du lịch sinh thái cũng như tâm linh. Nhận thấy rõ vị trí và tầm quan trọng của hệ thống Tây Yên Tử, từ nhiều năm qua UBND tỉnh đã quan tâm, chú trọng đến việc đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, hạ tầng giao thông… làm tiền đề để biến hệ thống Tây Yên Tử trở thành điểm đến hấp dẫn của du khách. Đặc biệt mới đây, UBND tỉnh cũng đã phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng khu du lịch sinh thái Tây Yên Tử - trong đó có hệ thống điện, đường trục chính, đường lên chùa Đồng cùng nhiều hạng mục quan trọng khác. Ngoài ra, Chính phủ cũng đồng ý cho tỉnh chỉ đạo hoàn tất thủ tục đầu tư thực hiện dự án xây dựng tuyến đường 293 qua 3 huyện Yên Dũng, Lục Nam, Sơn Động. 


Hệ thống rừng nguyên sinh Tây Yên Tử được bảo vệ nghiêm ngặt.


Đủ vị lạ với dông cát Phan Rang

Phan Rang không chỉ nổi tiếng với bãi biển đẹp và những khu resort nghỉ dưỡng cao cấp, mà còn thut hút khách du lịch bởi miền ẩm thực riêng như: mực nướng, cơm gà, nước mắm,…trong đó du khách không thể bỏ qua món ăn độc đáo được chế biến từ loài dông cát. 

Dông là loài bò sát, sống ở những vùng đất cát, nhất là ven biển. Có kích thước lớn hơn thằn lằn, chiều dài từ 20-30cm và vốn là một loài động vật hoang được con người đem về nuôi với quy mô ngày càng lớn. Từ những con dông “xấu xí”, người dân Phan Rang đã sáng tạo nên những món ăn hấp dẫn và lạ mắt. 

Dông cát


Đại đao 500 năm tuổi của Mạc Đăng Dung - đâu là sự thật?

Mỗi năm có hàng vạn người đổ về Khu tưởng niệm vương triều nhà Mạc ở huyện Kiến Thụy, TP Hải Phòng, chiêm bái thanh đại đao nặng hơn 30kg, được cho là vũ khí xông trận của Mạc tổ Mạc Đăng Dung.

Tuy nhiên, không ít nhà nghiên cứu cổ vật, nghiên cứu lịch sử cho rằng chưa có cơ sở khoa học nào để khẳng định đây là thanh bảo đao của vua Mạc Đăng Dung, ngoài những câu chuyện truyền miệng của những người ít nhiều có liên quan đến dòng họ Mạc. 

Toàn cảnh khu tưởng niệm vương triều nhà Mạc 


6 thg 4, 2013

Thảm đỏ mốc biên cương

Anh Bùi Thế Hùng, Phó đồn trưởng quân sự Đồ Biên phòng Pa Vệ Sư, Lai Châu chân thành chia sẻ rằng, chinh phục Mốc 42 là hành trình rất khó khăn và nguy hiểm, nhất là với những người không quen đi rừng như chúng tôi.


Để đảm bảo an toàn, thuận lợi, anh quyết định lập tổ công tác hỗ trợ. Theo đó, anh Ly Xú Ly, người Hà Nhì, Đội trưởng Đội Phòng chống ma túy làm đội trưởng, anh Tòng Trung Kiên, người Thái, Phụ trách quân y của Đồn để phòng trường hợp trong đoàn có người bị thương, rắn, côn trùng cắn, chiến sĩ người Thái là Phùng Láo Lở và Vòng Văn Nguyện hỗ trợ mở đường, hậu cần cũng như xử lý các sự cố phát sinh trên đường và một dân quân người La Hủ vì nắm rõ địa hình ở vùng núi cao này.


Ly kỳ chuyện nữ doanh nhân Bổi Lạng

Nữ doanh nhân Bổi Lạng ở xã Bình Lãng (Tứ Kỳ) làm nghề xay giã, buôn bán thóc gạo và nổi tiếng giàu có thứ nhì cả nước thời Lê- Trịnh.

Bà còn được biết đến là nhà từ thiện lớn trong lịch sử phong kiến thời bấy giờ. 

Khu lăng mộ nữ doanh nhân, nhà từ thiện Bổi Lạng

Tên tuổi vào ca

Theo văn bia còn lưu lại thì bà Bổi Lạng sinh giữa thế kỷ XVII, tại làng Bình Lãng, huyện Tứ Kỳ, phủ Hạ Hồng (nay là xã Bình Lãng, huyện Tứ Kỳ). Thuở nhỏ bà có tên là Thuyết, khi trưởng thành đổi tên là Trị. Xuất thân trong gia đình nghèo khó, bố mất sớm, song bà rất chịu thương, chịu khó. Ngoài 20 tuổi, bà kết hôn với ông Sái Đắc Lộc, quê Hà Tĩnh. Vợ chồng tâm đầu ý hợp, chọn nghề xay giã, buôn bán lúa gạo để lập nghiệp nên được gọi là bà Bổi Lạng. Năm Quý Mùi (1703), thóc như ngọc quý, bà lấy của tích lũy được mua ruộng ở các nơi. Chẳng bao lâu bà trở thành người giàu có nhất vùng. Ruộng có nghìn mẫu, tiền có trên vạn xâu, thóc lúa, gia súc nhiều không đếm xuể. Bà lại là người nhân đức, có nhiều con nuôi, thấy nơi nào khó khăn cũng công đức. Bà bỏ tiền làm đường, cầu đá cho dân quanh vùng… Khi về già, bà cũng công đức rất nhiều ruộng đất cho các xã quanh vùng. Bà mất ngày 27-9-1721, năm Tân Sửu.


Ăn sam nhé, ở Hạ Long

Bạn bảo, một trong những thú vui đáng giá nhất ở Hạ Long là đi ăn hải sản. Cả ngày chỉ lên kế hoạch giới thiệu món gì lạ cho đám bạn ở xa về chơi cũng... đủ vui. 

Sam biển - Ảnh: Thủy OCG

Trở lại Hạ Long sau 5 năm, thành phố biển nửa như thân quen, nửa như xa lạ. Bây giờ không phải đi phà mà có cầu Bãi Cháy đẹp lung linh khi đêm về. Ghé chợ Hòn Gai vẫn thấy thơm lừng mùi chả mực, hải sản tươi ngon bày bán khắp nơi nhìn đã phát thèm. 


Cà phê trên đường phiêu du

Trong những hành trình rong ruổi, được uống ly cà phê ở lưng chừng đèo khi hoàng hôn xuống, bên bờ suối khi bình minh lên... thì thật không còn gì thú vị bằng. 

"Tiệc" cà phê trên đường đi - Ảnh: Thủy Trần

1. So với thưởng trà thì cà phê xem ra không phức tạp lắm. Đồ nghề đi kèm cũng không đòi hỏi phải chén tống, chén quân, khay đĩa lích kích lại dễ vỡ. Trong khi trà đòi hỏi một không gian tĩnh, một địa điểm tĩnh thì cà phê có phần linh động hơn nhiều. Có lẽ vì thế, cà phê trở thành món ngon khó bỏ của nhiều khách lữ hành trên đường phiêu du.