21 thg 2, 2013

Phiên chợ - niềm vui và nỗi nhớ

Mỗi lần đi là một lần thêm nhớ. Cái nhớ, từ màu sắc quần áo của bà con mỗi dân tộc đến vị chén rượu ngô cay nồng, mùi khói mờ mịt của chảo thắng cố lẫn màu sương trong ngày đông lạnh sắt. Có lẽ nên gọi chợ phiên ở miền cao nguyên đá này là những phiên chợ của niềm vui và nỗi nhớ? 

Sắc màu chợ phiên - Ảnh: H.TR.

Với những người dân vùng cao nguyên đá, chợ phiên là một phần không thể thiếu trong cuộc sống thường nhật. Những phiên chợ họp theo phiên vào ngày cuối tuần thứ bảy hay chủ nhật như chợ Quyết Tiến, chợ Đồng Văn... Hoặc họp theo phiên cách 6 ngày một, mà khi phiên sang tuần dương lịch 7 ngày, hụt đi mất một thành ra cái tên “chợ đuổi”, như chợ Lũng Phìn, chợ Phó Bảng… 

Cao sằng dẻo ngon

Những người phụ nữ Tày, Nùng ở Cao Bằng, Lạng Sơn… cứ tầm mùng 3 Tết trở đi là làm lấy mấy mẻ cao sằng. Vừa là để đổi món cho chồng con được ngon miệng, vừa là để trổ tài nội trợ của mình. 


Ngày Tết, có bao nhiêu là thịt thà, bánh trái, thế mà lại cứ vẩn vơ thèm bánh cao sằng.

Ấy là bởi mấy ngày Tết, sum họp cùng gia đình, vui vẻ với anh em, lại tiếp đãi khách khứa, bè bạn nên tiệc tùng, cỗ bàn hơi nhiều. Lại có phần hơi quá chén nên trong người thấy háo, ăn gì cũng không thấy ngon, nhìn gì cũng thấy ngấy. Những lúc như thế, chỉ có cao sằng là nhất vì món bánh này thanh nhẹ, dễ ăn.

Bánh láo khoải đón Tết của người Mông

Đã thành truyền thống, Tết của người Mông không thể thiếu ba món là rượu, thịt và bánh ngô. Bếp của người Mông luôn đỏ lửa trong ngày Tết, lễ cúng giao thừa trong đêm 30 không thể thiếu con lợn sống hoặc con gà sống. 


Cuộc sống thay đổi và ngày càng phát triển, đồng bào đã có nhiều gạo hơn để sử dụng trong sinh hoạt hằng ngày, nhưng món ăn làm từ ngô vẫn là thú ẩm thực có ý nghĩa tâm linh trong đời sống tinh thần của bà con. Có nhiều loại bánh được làm từ bột ngô, nhưng với đồng bào Mông cư trú trên địa bàn Sính Lủng, Thài Phìn Tủng, Vần Chải, Sủng Trái thì bánh láo khoải (còn có cách gọi khác là lức khoải hay rớ khoải) từ bột ngô là thứ không thể thiếu để ăn Tết. Do truyền thống định cư kiểu đồng tộc, dòng họ, mỗi dịp xuân về đồng bào lại cùng nhau làm chung một mẻ bánh láo khoải to để dành ăn cho hết tháng giêng.

Bánh nhãn Nam Định

Bánh nhãn được xem là đặc sản của vùng quê lúa Nam Định. Vùng Hải Hậu nổi tiếng làm loại bánh này ngon nhất. 


Dịp Tết, hầu như nhà nào cũng nấu được mẻ kẹo lạc nhưng bánh nhãn thì không bởi làm bánh nhãn rất kỳ công và tốn kém. Tết đến, mỗi lần làm bánh nhãn, mẹ chồng tôi thường kể câu chuyện ấn tượng với chảo bánh nhãn hồi còn bé. Hồi đó, mẹ là chị cả với một đàn em trứng gà, trứng vịt, lúc nào cũng tha lôi nhau đi chơi. Tết năm ấy, liêu xiêu trong gió lạnh thấy ấm sực mùi mỡ lợn rán, bám theo hương thơm ấy, ba đứa trẻ đứng trước chảo bánh nhãn của nhà bà Mùi, hộ khá giả nhất ở đầu xóm, lúc nào không hay.

Biên giới ngàn hoa

Mùa xuân, lên cao nguyên đá Hà Giang mới cảm nhận được sự chuyển mình của thiên nhiên nơi đây. Hoa như biết mỉm cười và đá cũng biết gật đầu. 


Mảnh đất Hà Giang nơi địa đầu cực bắc của Tổ quốc với hai phần ba là đá, vì vậy đi đến đâu như cũng chạm vào đá, chạm vào những nụ cười của đồng bào dân tộc nơi đây. Cảnh quan môi trường đậm nét nguyên sơ với bạt ngàn núi đá tai mèo trải rộng khắp bốn huyện vùng cao núi đá phía bắc. Ở phía tây, những ruộng bậc thang gối nhau trùng điệp.

Ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất Châu Á

Vừa qua, chùa Một Cột đã được Tổ chức Kỷ lục châu Á công nhận là "Ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất Châu Á". Như vậy, sau hơn nửa thế kỷ được xếp hạng di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật quốc gia (1962), sau 7 năm được sách kỷ lục Guiness Việt Nam ghi nhận là "Ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất Việt Nam", giá trị kiến trúc của chùa Một Cột lại một lần nữa được tôn vinh.

Sự công nhận của Tổ chức Kỷ lục Châu Á một lần nữa khẳng định và tôn vinh giá trị có một không hai của ngôi chùa gần nghìn năm tuổi này. Đây là niềm tự hào của những người con đất Thăng Long địa linh nhân kiệt.

Chùa Một Cột như một điểm nhấn trong Quần thể di tích lịch sử văn hóa quanh Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Nhà cổ Huỳnh Phủ

Nhà cổ Huỳnh Phủ (xã Đại Điền, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre) là một công trình kiến trúc điêu khắc gỗ độc đáo, mang đặc trưng miền sông nước Cửu Long do ông Huỳnh Ngọc Khiêm (1843-1927) để lại. Nhà cổ Huỳnh Phủ đã được Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch Việt Nam công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia năm 2011.

Ông Huỳnh Ngọc Khiêm là người miền Trung vào Nam lập nghiệp từ lúc còn tay trắng cho đến khi sự nghiệp giàu có vào bậc nhất ở vùng cù lao Minh và đất Bến Tre lúc bấy giờ. Theo những cao niên xã Đại Điền kể lại, việc xây dựng và hoàn thành ngôi nhà có nhiều chuyện đã trở thành giai thoại. Chuyện rằng, người thợ lúc kéo gỗ khởi công làm nhà ăn bưởi và ném hột quanh nhà, hột bưởi nẩy mầm thành cây, lớn lên cho trái chín mà ngôi nhà vẫn chưa xong. Ngôi nhà làm lâu đến mức các thợ lúc dựng nhà còn bé, khi lớn lên được ông đứng ra lo việc vợ con rồi mà vẫn chưa hoàn thành. Theo căn cứ là bức hoành phi mừng tân gia họ Huỳnh của Tri huyện Bảo An Thái Hữu Võ tặng vào năm Giáp Thìn (huyện Bảo An thuộc cù lao Bảo, tỉnh Bến Tre lúc bấy giờ) thì ngôi nhà được hoàn thành trước năm Giáp Thìn (1904). Vì thế, có thể ngôi nhà được xây dựng vào khoảng cuối thập niên 80 hoặc đầu thập niên 90 của thế kỷ XIX.

Nhà cổ Huỳnh Phủ hiện tại gồm ngôi nhà chính có diện tích trên 500m2, theo phong cách “nhà rường” Huế. (Ảnh: Lê Minh)

Vườn quốc gia Xuân Sơn

Khám phá núi rừng Xuân Sơn vào một ngày nắng trong veo giữa tháng 7 là một may mắn cho chúng tôi bởi ngay từ những đoạn đường vòng vèo qua các dãy núi, cảnh rừng Xuân Sơn đã hiện ra thật hùng vĩ. Xen giữa cảnh núi non trập trùng là những cánh đồng lúa nước xanh mượt, thẳng cánh có bay. Cảnh đẹp này không phải nơi núi rừng nào cũng có được.

Tự hào cánh rừng vàng Xuân Sơn

Vườn quốc gia (VQG) Xuân Sơn thuộc địa bàn huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ, cách Hà Nội 120km về phía Tây và cách thị trấn Thanh Sơn khoảng 33km. Xuất phát điểm là một khu bảo tồn, tới năm 2002, VQG Xuân Sơn mới chính thức được thành lập. Anh Đinh Tấn Quyền, cán bộ VQG Xuân Sơn cho biết: "Xuân Sơn tự hào là vườn quốc gia duy nhất có rừng nguyên sinh trên núi đá vôi với tổng diện tích 15.048ha, chính vì vậy mà hệ động, thực vật ở đây vô cùng phong phú và độc đáo. Riêng về thực vật, VQG Xuân Sơn thống kê được 1.217 loài với 180 họ, trong đó có 40 loài quý hiếm được ghi trong Sách đỏ Việt Nam như: kim giao, đinh, đẳng sâm, vù hương…". Ở độ cao trên 1000m cùng môi trường ẩm ướt quanh năm, lại nhiều tầng rừng phong phú, VQG Xuân Sơn rất phù hợp cho việc phát triển cho các loài cây lâu năm như: re, chò trắng, sồi… Đặc biệt, có những cây tuổi đời hàng nghìn năm, ở ngay trong các xóm có người dân sinh sống và được bảo vệ an toàn. Bên cạnh đó, Xuân Sơn còn là cánh rừng phong phú của các loài cây làm thuốc với 665 loài và cây ăn quả hoặc làm rau ăn với 132 loài. Khí hậu Xuân Sơn thích hợp cho sự phát triển của rau sắng, một loại cây quý, đem lại nguồn lợi kinh tế cao cho người dân bởi tất cả các bộ phận của cây đều có thể ăn hoặc dùng làm thuốc.

20 thg 2, 2013

Kì thú vườn quốc gia Hoàng Liên

Vườn Quốc gia (VQG) Hoàng Liên có 3 cái nhất, đó là đệ nhất Nam Sơn (ngọn núi cao nhất nước Nam) "đệ nhất đèo Nam" (con đèo hùng vĩ nhất Việt Nam) và một kho báu về tài nguyên rừng lớn nhất Việt Nam. Đó là nhận xét của giới chuyên gia cũng như những ai đã từng khám phá nơi này.

Mới đây, vào một ngày đẹp trời, theo chân Hoàng Tùng, một nghệ sĩ nhiếp ảnh người bản địa, chúng tôi quyết định thực hiện một chuyến khám phá VQG Hoàng Liên. Điểm thử sức đầu tiên đương nhiên là Fansipan, ngọn núi có độ cao 3.143m so với mực nước biển và được mệnh danh là “đệ nhất Nam sơn”, hay còn gọi là “nóc nhà” của ba nước Đông Dương.



Mây trắng bềnh bồng bao phủ dãy Hoàng Liên Sơn.

Lên đỉnh Phu Song Sung giá buốt

Suốt chặng đường lên đỉnh không hề có đoạn đi xuống, chỉ leo hết ngọn núi này đến ngọn núi khác. 

Leo lên đỉnh Phu Song Sung, Yên Bái mùa khô đã khó, đi vào trúng đợt rét đậm rét hại, trời sương mù mịt còn khó khăn hơn gấp nhiều lần. Con đường mòn khúc khuỷu bình thường bỗng trở nên trơn trượt như bôi mỡ. Cây cối đóng băng, gió thốc như muốn thổi tung người. Nhưng cái máu "ngông", ưa thử thách bản thân đã khiến chúng tôi quyết định thực hiện chuyến du lịch leo núi vào một ngày đông lạnh giá cũng chính là cơ hội trải nghiệm những điều thú vị hiếm hoi.