2 thg 2, 2013

Áo cưới trước cổng chùa

Chùa Phù Dung ở Hà Tiên (tỉnh Kiên Giang) gắn liền với chuyện kể về bà Dì Tự - dân gian còn đặt một cái tên khác là bà Phù Dung, đồng thời cho đó là vị sư nữ đầu tiên trụ trì chùa. Thực ra giai thoại trên là do dân gian kể theo tiểu thuyết lịch sử Nàng Ái Cơ trong chậu úp của bà Mộng Tuyết, xuất bản năm 1961. Trước đó ở Hà Tiên chưa hề có câu chuyện này.


Người đẹp trong chậu… 

Câu chuyện tóm lược như sau: Mạc Lịnh công tức Tổng binh Đại đô đốc Mạc Thiên Tích có một người vợ thứ tên là Dì Tự “sắc nước hương trời và văn hay chữ tốt”. Do đó Mạc Lịnh công vô cùng sủng ái khiến cho bà chánh thất Nguyễn phu nhân ghen tức, lập mưu hãm hại.

Một hôm, nhân Mạc Lịnh công bận đi duyệt binh, ở nhà, Nguyễn phu nhân đem nhốt bà thứ vào trong một cái chậu, úp lại cho ngộp mà chết. Bất thình lình, vừa lúc đó trời bỗng đổ mưa to và Mạc Lịnh công cũng vừa về đến. Thấy trời đang mưa mà sao chậu to không ngửa lên hứng nước, ông bèn truyền lệnh giở chậu ra thì phát hiện nàng Dì Tự đang thoi thóp, nhưng may mắn hãy còn cứu kịp. Tuy thoát chết, nhưng Dì Tự trở nên chán chường sự thế, bèn xin Mạc Lịnh công cho phép đi tu. Trước sự tình ngang trái đó, ngài Tổng binh không còn cách nào khác, đành chiều ý, cất một ngôi am tự cho “Ái cơ” của mình tu hành. Bên am tự, ngài cho đào ao, trồng hoa sen trắng, để kỷ niệm mối tình xưa. Đến khi bà qua đời, Mạc Lịnh công cho xây ngôi mộ kiên cố, cấu trúc theo hình cái chậu để tỏ lòng tưởng nhớ đến giai nhân đã vì ông mà phải chịu oan ức, khổ ải... 


Một góc Phù Dung cổ tự ở thị xã Hà Tiên - Ảnh: H.P 


Chùa Phù Dung trên nền Chiêu Anh các

Tọa lạc dưới chân núi Bình San (P.Bình San, TX.Hà Tiên, Kiên Giang), Phù Dung cổ tự là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng của đất Hà Tiên. Những năm gần đây, trên các diễn đàn học thuật có nhiều tranh luận về lịch sử ngôi chùa này.


Tao đàn Chiêu Anh các 

Chuyện bắt đầu từ địa chỉ của Tao đàn Chiêu Anh các cùng đền thờ Đức Khổng tử do Mạc Thiên Tích cất năm 1736. Theo nhà nghiên cứu Trương Minh Đạt, trước đây nhiều người xác quyết rằng Chiêu Anh các chỉ là danh xưng của một hội Tao đàn, ý nói là Chiêu Anh các không có nơi sinh hoạt. Nhưng muốn xác định vị trí ngôi nhà này phải dày công nghiên cứu qua thơ văn của Tao đàn và qua thư tịch, như Kiến Văn tiểu lụcPhủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn, Hà Tiên trấn Hiệp trấn Mạc thị gia phả của Vũ Thế Dinh và cả Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức... 


Chùa Phù Dung ở thị xã Hà Tiên - Ảnh: H.P 


Xứ Lạng - 'thiên đường' của đặc sản

Ai lên xứ Lạng cùng anh
Bõ công bác mẹ sinh thành ra em…


Đến với mảnh đất Lạng Sơn, du khách không chỉ mãn nhãn với cảnh sắc hùng vĩ, thả hồn cũng sông núi, mà còn được thưởng thức những đặc sản mang đậm hương vị con người vùng rừng núi Đông Bắc.

Đào Mẫu Sơn

Đến Lạng Sơn du khách không thể không ghé thăm đỉnh Mẫu Sơn, một miền sơn cước hùng vĩ với nhiều điều kì thú. Đặc biệt, đây cũng chính là mảnh đất đỏ rực sắc hoa đào với những vườn đào sai trĩu quả. Mỗi năm, Mẫu Sơn chỉ có một mùa đào trong vòng một tháng, nên những trái đào dường như trở thành sản vật vô cùng quý giá mà thiên nhiên đã ưu đãi và ban tặng cho vùng đất này. 


Đào Mẫu Sơn. 


Lạ miệng với món ăn Đồng Tháp

Miền Tây Nam bộ mà cái nôi là vùng Đồng Tháp Mười rộng lớn, là giang sơn của những loài sản vật hoang dã trên rừng dưới nước như bông Sen, bông Súng, tôm, ốc, rùa, rắn.... Tìm hiểu cách ăn, cách nấu những món ăn đặc sản của người gốc miền Tây là một trong những nét văn hoá đặc sắc ở Đồng Tháp Mười

Ốc treo giàn bếp

Ốc treo giàn bếp đặc biệt nhất là ốc lác. Hiện nay nhiều hộ ở xã Vĩnh Thạnh, huyện Lấp Vò có phong trào mua ốc lác về nuôi bằng cách dùi những con ốc lác xuống lớp đất mỏng (còn gọi là ốc dùi), sau 3-4 tháng cho thu hoạch, giá cao gấp đôi ốc thường. Ốc lác treo giàn bếp thường lựa loại to, khi cần sử dụng con nào cũng mím miệng cạy khó ra, mình ốc có màu xám như đang thiếu nước. Chuẩn bị cho một buổi tiệc, sau khi rửa sạch hết bụi bặm, ta sắp ốc vào một nắp khạp có chứa sẵn nước quậy trứng gà cho ốc uống; những con ốc nghe có nước bắt đầu cục cựa, há miệng, quơ râu uống nước. 



1 thg 2, 2013

Ai về Lệ Thủy thong dong con người

Có lẽ, không đâu như ở huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, khi hầu hết tên các chợ không đặt theo tên địa danh ở đó mà được gọi bằng nhiều tên rất lạ, độc đáo. Và dĩ nhiên, những món hàng bày bán trong chợ cũng không giống những vùng miền khác.

Chợ vào vè

Lệ Thủy được mệnh danh là vựa lúa của tỉnh với những cánh đồng thẳng cánh cò bay. Vậy nên mới có câu: Lệ Thủy gạo trắng nước trong/Ai về Lệ Thủy thong dong con người. Trong nhiều cái thong dong mà người Lệ Thủy tự hào khi giới thiệu với bạn bè phương xa, không thể thiếu cái sự vô tư, thoải mái của con người và sản vật ở đấy. Cứ quảy gánh ra chợ rồi sẽ thấy…thong dong. 


Bánh tráng - mặt hàng không thể thiếu tại các chợ ở Lệ Thủy - Ảnh: T.Q.Nam 


Nồi Rang - chợ tro còn một chút này

Nhiều người bảo, thoáng nghe tên chợ đã thấy “nóng trong người”, nghe khô khốc làm sao. Nhưng kỳ thực đi chợ Nồi Rang, nhiều người đều có chung cảm nhận về một chợ ấm áp tình quê. “Độc” hơn, tro bếp vẫn được nhiều người mang đến bán, mặc nhiên thành một món hàng hóa. 

Người đi chợ mua tro - Ảnh: Hoàng Sơn 

Phiên chợ tro bếp 

Người dân nơi thôn 3, xã Duy Nghĩa (H.Duy Xuyên, Quảng Nam) luôn tự hào về “mẹ” Thu Bồn hiền hòa và chợ Nồi Rang tọa lạc ngay tại ngôi làng của mình. Bởi lẽ, theo câu nói “Nhất cận thị, nhị cận giang” thì có lẽ họ được quá nhiều ưu ái. Chợ Nồi Rang hình thành cách đây khoảng 300 trăm năm trên một mảnh đất tiếp giáp cả 3 địa danh mạnh về đường sông là Duy Xuyên, Thăng Bình và Hội An. Đây cũng là điểm nghỉ chân trung chuyển cho nhiều chuyến đò ngược Thu Bồn hay xuôi về Cửa Đại ra biển. Thế nên, ngay từ ngày đầu những năm cuối thế kỷ XIX, Nồi Rang thực sự trở thành địa điểm trao đổi hàng hóa sầm uất.


Về thăm vương quốc quýt hồng

Những ngày cuối năm, trong tiết trời ấm áp, được khám phá Đồng Tháp là một điều hết sức thú vị, và một trong những điểm đến không nên bỏ qua là Lai Vung – vương quốc quýt hồng. 


Từ trung tâm thành phố Cao Lãnh qua phà chỉ chừng 30 km là bạn đến vương quốc quýt hồng lớn nhất cả nước nằm bên dòng Hậu Giang hiền hòa. Trời ban tặng cho Lai Vung đất phù sa màu mỡ mà khô ráo, là điều kiện hết sức thuận lợi cho các loài cây ăn trái phát triển, đặc biệt là quýt hồng.

Châu Nham không phải là Đá Dựng

Đó là khẳng định của nhà “Hà Tiên học” Trương Minh Đạt. Theo ông thì đây là sự lầm lẫn đáng tiếc xảy ra do các tác giả Đông Hồ và Mộng Tuyết, và điều này ông đã có bài viết đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lịch sử hồi năm 1999.

Châu Nham ở Bãi Ớt

Ông Đạt đưa ra các nguồn tài liệu để chứng minh cho ý kiến của mình là sách Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức, Đại Nam thực lục chính biên của Quốc sử quán triều Nguyễn, Nam kỳ lục tỉnh dư địa chí của Duy Minh Thị... Và gần nhất là Địa chí Hà Tiên in năm 1901 của người Pháp.

Đặc biệt, Gia Định thành thông chí mô tả khá chi tiết: “Châu Nham tục danh là Bãi Ớt, cách phía đông trấn 22 dặm rưỡi, đỉnh núi tròn xoe, sườn đá chênh vênh chạy thẳng đến bờ biển, có những ghềnh rạng gồ ghề, vũng sâu bùn cát bao bọc hai bên tả hữu. Trong vũng có đá tinh quang, ở dưới có nhiều con sò sọc đỏ. Tương truyền khi Mạc Cửu còn nhỏ đi đến dưới nham ấy bắt được ngọc châu kính thốn quý báu vô giá. Cửu đem dâng cho vua...”. Địa chí Hà Tiên ghi vắn tắt “Đồi Châu Nham trong cụm núi Bãi Ớt, xưa che giấu một viên ngọc trai quý vô giá”.


Dấu ấn Tây An cổ tự

Tây An cổ tự tọa lạc tại ngã ba, bên chân núi Sam, thuộc phường Núi Sam, TX.Châu Đốc (An Giang).

Đây là một ngôi chùa có lối kiến trúc khá độc đáo, kết hợp hài hòa hai dòng văn hóa Việt-Chăm, được Bộ Văn hóa xếp hạng là "di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia” từ năm 1980. Sự ra đời của ngôi chùa mang dấu ấn về chính sách văn hóa của triều Nguyễn “khai hoang lập chùa”. Đây cũng là nơi gắn với hành trạng của người sáng lập Bửu Sơn Kỳ hương, do đó dân gian thường gọi ông Đoàn Minh Huyên là Phật thầy Tây An.

Khai hoang lập chùa

Trong kế hoạch khai hoang lập đồn điền và các chính sách an dân, các quan nhà Nguyễn đã có sự thỏa thuận với hòa thượng các tông phái Phật giáo, đồn điền lập đến đâu thì xây cất chùa chiền đến đó để lo đời sống tinh thần, giúp dân an cư lạc nghiệp. Dường như chùa Tây An ở núi Sam (TX.Châu Đốc, tỉnh An Giang) ra đời nhằm thực hiện nhất quán chủ trương này. 


Tây An cổ tự với kiểu kiến trúc rất độc đáo - Ảnh: H.P 


Ba Chúc bên núi Tượng

Miếu Vạn Ban nằm sát chân núi Tượng thuộc ấp An Định, thị trấn Ba Chúc, H.Tịnh Biên (An Giang) là một trong những cơ sở tín ngưỡng của Tứ ân hiếu nghĩa - một dạng tôn giáo cứu thế, nhánh phát triển của Bửu sơn Kỳ hương.


Thị trấn Ba Chúc ngày nay được hình thành từ các cuộc khởi nghĩa chống Pháp hồi cuối thế kỷ 19 ở một số tỉnh Nam kỳ, đặc biệt là cuộc khởi nghĩa do Đức Bổn sư Ngô Lợi lãnh đạo. 

Chiêu binh khởi nghĩa

Ngô Lợi có thể tên là Ngô Văn Lợi, chữ Hán viết trang trọng là Ngô Tự Lợi. Theo tài liệu của nhà văn Sơn Nam, Ngô Lợi quê ở làng Trà Tân (nay là xã Long Trung, H.Cai Lậy, Tiền Giang), nhưng cũng có người nói quê ông ở Trà Lọt (H.Cái Bè) hoặc Mỏ Cày (Bến Tre)… 


Miếu Vạn Ban dưới chân núi Tượng - Ảnh: N.P